Danh Mục Bài Viết
Bên cạnh Google, Facebook chính là ông trùm quảng cáo được các doanh nghiệp đầu tư cực khủng. Với những chính sách và thuật toán theo dõi hành vi người dùng của mình; Facebook đang nắm giữ một lượng khách hàng khổng lồ mà doanh nghiệp nào cũng muốn có được. Với hàng tỷ lượt truy cập mỗi ngày; bao gồm tất cả đối tượng; Facebook xứng đáng là nơi mà các doanh nghiệp kinh doanh muốn đặt trọn niềm tin. Một vài thông tin cơ bản và quan trọng nhất khi bạn tìm hiểu về quảng cáo Facebook sẽ được trình bày ngay sau đây.
Xem thêm:
Kinh nghiệm tự chạy quảng cáo facebook ads đơn giản và thành công
Top 10 Công Cụ Hỗ Trợ Bán Hàng Và Quảng Cáo Facebook cho người mới bắt đầu
8 cách viết tiêu đề quảng cáo Facebook khiến khách hàng phải “nhấp xem”
Trước hết bạn cần hiểu, chính xác quảng cáo Facebook là gì? Quảng cáo Facebook là một dịch vụ do Facebook cung cấp cho người dùng của mình. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ trả một khoản phí cho Facebook để hình ảnh về thương hiệu được hiển thị ở các vị trí Facebook cho phép.
Doanh nghiệp cần định vị được các thông tin cơ bản về đối tượng khách hàng mục tiêu muốn hướng đến; nói cho Facebook biết; dựa vào những thông tin có được, Facebook sẽ cố gắng đưa thông tin bạn muốn truyền tải đến đúng người, đúng thời điểm nhất.
So với Google Adwords, quảng cáo Facebook có nhiều hình thức trả phí hơn. Điều đó cũng có nghĩa, nhu cầu của doanh nghiệp sẽ được phân loại chặt chẽ hơn. Tính theo số lần hiển thị; số click; lượt thích; lượt tương tác là những hình thức tính phí phổ biến nhất hiện nay.
Bằng việc xác định đúng mục đích của chiến dịch quảng cáo và tìm hiểu nhiều hơn về khách hàng mục tiêu; doanh nghiệp sẽ có những quảng cáo chất lượng nhất với mức chi phí tối thiểu nhờ sự hỗ trợ từ Facebook.
Tuy là một hình thức quảng cáo được sử dụng bởi hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay; tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội; quảng cáo Facebook cũng có những hạn chế cần khắc phục mà doanh nghiệp nên lưu ý.
Nếu bạn còn đang e ngại vì sao lại phải dùng quảng cáo Facebook; sau đây chính là lý do:
Đối tượng khách hàng mục tiêu là vấn đề sống còn của các chiến dịch quảng cáo. Khi doanh nghiệp đã bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để mang thông điệp của mình đến với người dùng; phải làm sao khi doanh nghiệp target sai đối tượng. Chẳng phải tất cả đều đổ sông đổ bể hay sao.
Quảng cáo Facebook sinh ra để giúp các doanh nghiệp làm chuyện đó dễ dàng hơn. Với các bộ đếm theo sát hành vi khách hàng, Facebook luôn biết được ai là người phù hợp nhất với những định vị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền quyết định nhắm chọn khu vực, ngôn ngữ và bất cứ gì mà họ tin rằng sẽ liên quan mật thiết đến đối tượng khách hàng của họ. Dựa vào đó Facebook sẽ có những phân tích giúp các quảng cáo của doanh nghiệp hướng đến đúng đối tượng mục tiêu nhất có thể.
Với khả năng nhắm chọn đối tượng khách hàng mục tiêu với độ chính xác cao; quảng cáo Facebook kết nối thành công doanh nghiệp với người cần họ. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy nhiều khách hàng tiềm năng hơn; cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để người dùng luôn cảm thấy tin tưởng khi sử dụng dịch vụ quảng cáo; Facebook tối thiểu hóa chi phí cho những gói đấu thầu khi thiết lập quảng cáo. Điều đó có nghĩa là, hãy yên tâm vì Facebook sẽ không tiêu tiền của bạn một cách hoang phí; mà rất khoa học đấy nhé.
Như đã nói ở trên, Facebook tiêu tiền quảng cáo rất khóa học. Vì thế mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể theo dõi số tiền mà mình đã chi tiêu cho quảng cáo trong từng chiến dịch; cho từng mẫu quảng cáo. So sánh giữa mục tiêu đề ra với kết quả nhận được; so sánh giữa các chiến dịch để tìm ra mẫu nào đạt hiệu quả cao nhất; với khoản chi thấp nhất.
Ngay sau khi doanh nghiệp thiết lập quảng cáo thành công; ngay lập tức quảng cáo sẽ được hiển thị tới các đối tượng mục tiêu đã target. Sẽ không phải mất quá nhiều thời gian tranh bỏ lỡ thời điểm vàng cho việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Bên cạnh những ưu điểm trên, quảng cáo Facebook vẫn còn một vài hạn chế nho nhỏ sau đây:
– Hạn chế vị trí hiển thị: Facebook chỉ có thể hiển thị nội bộ trên trang Facebook của mình. So với Google Adwords thì khó có thể cạnh tranh; vì mạng hiển thị và các đối tác của Google rất rộng lớn.
– Dễ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, nhàm chán khi các quảng cáo lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Chính sách khá phức tạp, nếu không tuân thủ đúng, tài khoản quảng cáo của doanh nghiệp có thể bị khóa.
Tương tự Google Adwords; quảng cáo Facebook cũng có nhiều hình thức để phục vụ nhu cầu của từng chiến dịch khác nhau; hướng tới đối tượng khác nhau.
Quảng cáo Post Page hay còn gọi là quảng cáo bài viết trên Facebook. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện tại được các doanh nghiệp lựa chọn. Hình thức quảng cáo này dành cho nội dung dưới dạng bài viết như các post, note hay album;… Với mục đích tăng lượng tương tác cho các bài viết của page; từ đó kéo tương tác của page; tăng lượng follower của page lên đáng kể.
Để tạo được quảng cáo bài viết trên Facebook; bạn có thể tạo mới hoặc chọn một bài viết đã đăng tải trên page trước đó. Sau đó tiến hành các bước thiết lập quảng cáo theo hướng dẫn.
Lượng thích (like) Fanpage của bạn đánh giá độ tin cậy và sức lan tỏa của các thông tin được đăng tải lên page. Chính vì thế mà quảng cáo tăng like cho fanpage tương đối cần thiết; đặc biệt đối với các page mới thành lập.
Quảng cáo like page với mục đích chính là tăng số lượng like; tăng người tiếp cận với doanh nghiệp. Từ đó, sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng cũng được đẩy mạnh; doanh số bán hàng cũng được đẩy lên đáng kể.
Là một hình thức liên kết quảng cáo giữa Facebook và website. Các quảng cáo Facebook hiển thị kèm theo đường link dẫn đến landing page, chính là website bán hàng của doanh nghiệp. Nhờ vào đó mà khách hàng tiếp cận với sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Lượng traffic của website tăng lên. Trên thực tế, website là công cụ quảng bá sản phẩm dịch vụ chất lượng hơn Facebook; do đó khi khách hàng đến với website; khả năng mua hàng cũng cao hơn. Đồng thời, quảng cáo này cũng có tác dụng như một quảng cáo tăng like cho chính fanpage của doanh nghiệp.
Hình thức quảng cáo dạng Standard Ads này được Facebook cung cấp nhằm mục đích kéo lượng traffic cho website bán hàng của doanh nghiệp. Điểm khác biệt của hình thức này với Domain Ads đó là không cho phép liên kết đến fanpage mà chỉ trỏ về website. Vì thế, có vẻ như đây không là một hình thức quảng cáo chính mà Facebook chú trọng. Do đó mà những quảng cáo dưới dạng Standard Ads chỉ được hiển thị ở cột bên phải giao diện máy tính; không tương thích với giao diện di động.
Là hình thức quảng cáo chuỗi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua một mẫu quảng cáo hiển thị thông tin dạng lướt. Bạn có thể áp dụng hình thức này khi có nhiều sản phẩm muốn được giới thiệu đến với khách hàng. Tối đa sẽ là 5 sản phẩm kèm theo 5 đường link khác nhau dẫn đến mô ta sản phẩm. Khách hàng sẽ lướt màn hình nếu muốn xem đầy đủ bộ sưu tập sản phẩm; kèm theo đầy đủ thông tin trực quan. Một khảo sát cho thấy; hình thức quảng cáo này thu hút sự tương tác của khách hàng rất tốt.
Một trong những cách để thực hiện retarget hiệu quả đó là sử dụng quảng cáo dạng Dynamic Products Ads. Các mẫu quảng cáo được thiết lập dưới dạng hình thức này được xuất hiện chỉ khi có liên quan tới lịch sử xem sản phẩm của khách hàng. Điều này vừa giúp khách hàng có nhận thức lặp lại về sản phẩm; vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được không ít chi phí cho những target lại đối tượng mà chưa chắc đã chuẩn xác như vậy. Nhờ đó mà hiệu quả quảng cáo Dynamic Products Ads mang lại cho doanh nghiệp là rất đáng nể.
Hình thức quảng cáo được Facebook cung cấp dành cho các sự kiện kinh doanh và cộng đồng. Với những hiển thị như nội dung sự kiện, thời gian diễn ra; ai tham gia cùng; lượng người đã đăng ký;… khiến sự kiện trở nên thiết thực hơn với cộng đồng. Đồng thời quảng cáo dạng Event Responsive còn có nút call to action giúp kêu gọi kích thích sự quan tâm cũng như tham gia sự kiện của cộng đồng cư dân Facebook.
Khi nội dung bằng hình ảnh dần thay thế nội dung dạng text nhờ sự khả năng kết nối cảm xúc với cộng đồng mạnh mẽ; thì các quảng cáo dạng video cũng trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn. Facebook hiểu được điều đó và luôn ưu tiên hiển thị các mẫu quảng cáo dạng video trên newfeed người dùng. Đương nhiên đây cũng là cách để khách hàng dễ tiếp cận, dễ nắm bắt thông điệp của doanh nghiệp hơn cả.
Một dạng quảng cáo tương tự như mẫu giới thiệu sản phẩm tại các siêu thị bán hàng. Hình thức quảng cáo này khá phù hợp với những chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho sản phẩm dịch vụ. Bởi lẽ có thể hiển thị dưới dạng text và hình ảnh kèm theo thông tin chi tiết và nút kêu gọi hành động. Dạng quảng cáo này cũng khá phổ biến trên facebook hiện nay.
Khi doanh nghiệp có sở hữu thêm một ứng dụng dành riêng cho khách hàng và muốn quảng bá nó trên Facebook. Đây là lúc quảng cáo App Install được sử dụng. Facebook sẽ cho phép bạn kết hợp nút kêu gọi khách hàng download app cho thiết bị di động để tương tác dễ dàng hơn.
Tóm lại, quảng cáo Facebook có nhiều ưu điểm dành cho doanh nghiệp và thương hiệu của bạn. Và đây cũng là nền tảng luôn hướng đến người dùng với những hình thức quảng cáo đặc thù nhất. Thử sức với quảng cáo Facebook để thấy sự thay đổi tích cực về doanh số nhé.
Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…
Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…
1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…
1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…