Danh Mục Bài Viết
Việc quản lý kho hàng hiện nay đang là vấn đề lớn đối với các nhà quản lý. Bởi họ luôn muốn nâng cao chất lượng kinh doanh bằng cách nhập về đa dạng loại hàng hóa. Kéo theo đó là cả một kho hàng khổng lồ; và lượng thất thoát cũng không phải ít. Liệu có biện pháp nào để giải quyết vấn đề này? Dưới đây là những kinh nghiệm “xương máu” về quản lý kho hàng bạn nên lưu lại để có thể rút ra được những bài học khi bắt đầu kinh doanh.
Xem thêm:
Xu hướng kinh doanh “hốt bạc” dịp hè 2019 bạn nên tham khảo
Tìm hiểu 6 xu hướng kinh doanh nhà hàng, khách sạn hiện nay
Công việc kiểm soát kho hàng vô cùng phức tạp, đòi hỏi số lượng nhân viên đông mới có thể làm việc hiệu quả. Tầm 2-3 người cùng với nhà quản lý là con số thích hợp nhất. Công việc nhập, xuất kho diễn ra hàng ngày. Bởi vậy, việc kiểm kho cũng sẽ theo một quá trình liên tục. Quản lý kho yêu cầu nhà quản lý cần có tư duy tốt, để có thể liên kết được với bộ phận bán hàng. Luôn đảm bảo quá trình bán hàng được thông suốt, tránh thiếu hàng hoặc các sản phẩm cung cấp hết hạn sử dụng.
Một số những lưu ý đối với công việc quản lý hàng hóa:
Để đảm bảo mọi hàng hóa đều được tiêu thụ, bạn nên dùng phương pháp nhập trước-xuất trước. Phương pháp này giúp bạn giải quyết được những nguồn hàng tồn kho và đảm bảo tính ổn định và logic. Phương pháp này tính toán dễ dàng và thuận tiện.
Áp dụng thẻ kho khi quản lý hàng hóa. Thẻ kho có tác dụng giúp nhà quản lý ghi nhớ được số lượng hàng nhập vào, xuất ra. Bởi mỗi sản phẩm, mỗi lô hàng lại được ghi chép lại thông qua thẻ. Việc áp dụng thẻ kho trong quá trình quản lý giúp cửa hàng hạn chế những tổn thất; và nhanh chóng tìm ra sản phẩm khi cần thiết.
Lựa chọn người kiểm kho. Người kiểm kho như chìa khóa của cửa hàng. Mọi nguồn hàng sẽ qua tay của họ. Bởi vậy, một người mà bạn cực kì tin tưởng sẽ là người được giao cho công việc nặng nề này.
Đây là một trong những kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả nhất. Mỗi sản phẩm lại có những nhãn hiệu hoặc ký hiệu riêng. Bởi vậy, bạn nên đánh dấu chúng để dễ dàng phân loại khi kiểm kho, cũng như dễ dàng xuất kho để phục vụ quá trình bán hàng.
Thông thường, hiện nay các cửa hàng đều sử dụng hệ thống mã vạch để nhận biết tên và giá sản phẩm. Chỉ cần đọc mã vạch, bạn sẽ biết được ngay lập tức tên sản phẩm cũng như giá cả của chúng thông qua một hệ thống máy tính chủ. Từ khi sử dụng biện pháp này, các nhà quản lý đã hạn chế được tối đa mức sai sót trong quá trình kiểm kho cũng như bán hàng.
Quản lý kho là công việc hàng ngày, nhà quản lý sẽ giao cho người nhân viên mình tin tưởng thực hiện công việc này. Tuy nhiên, nhà quản lý vẫn cần có những đợt kiểm soát lại hết tất cả kho hàng, để biết được tình hình kinh doanh đang dừng lại ở mức nào? Vấn đề tồn kho có gặp khó khăn không? Bạn nên quy định thời gian kiểm soát kho hàng hóa định kỳ. Ví dụ như 3 tháng hoặc 6 tháng, tùy vào quyết định của bạn.
Các công việc kiểm kho định kỳ đó là xác định lại số lượng hàng hóa còn lưu trữ trong kho thời điểm hiện tại. Chất lượng những sản phẩm đó như thế nào. Vẫn còn tốt hay đã bị ẩm mốc, hoặc ảnh hưởng khác từ môi trường. Qua đó đưa ra những thay đổi để khắc phục những sự cố đối với vấn đề hàng hóa.
Công việc kiểm kho này được sự giám sát trực tiếp của nhà quản lý; và sự hỗ trợ của một số nhân viên trong cửa hàng. Do kiểm kê lại toàn bộ kho hàng nên thời gian khá lâu. Bạn nên bố trí lượng lượng thừa ra một chút để hỗ trợ nhau, đẩy nhanh tiến độ công việc.
Sau khi mọi việc diễn ra, bạn cần một thư ký để ghi chép toàn bộ những con số và những lưu ý trong buổi kiểm kho.
Sau khi kiểm kho, chắc chắn rằng bạn sẽ tìm ra những sản phẩm sắp hết hạn sử dụng cần thanh lý gấp. Bởi vậy, để khéo léo thu hút khách hàng, bạn nên sử dụng những hình thức khuyến mãi độc đáo, đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng.
Kho hàng sẽ vô cùng logic nếu bạn biết cách sắp xếp. Với nhiều nhà kinh doanh, khi mới bắt đầu, họ thường không chú trọng tới vấn đề trật tự hàng hóa trong kho. Bởi mục đích của họ chỉ là bán được nhiều hàng, lấy được cả vốn lẫn lãi. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ ngắn hạn, không có chiến lược lâu dài.
Sắp xếp kho hàng sạch sẽ, ngăn nắp, phân loại theo từng loại hàng; sẽ giảm thiểu tối đa thời gian cho bạn. Nhân viên sẽ dễ dàng hơn trong việc lấy sản phẩm cần thiết cho khách hàng khi họ cần gấp. Người quản lý kho bằng mắt thường cũng có thể kiểm soát được hàng hóa; nếu sắp xếp theo một trật tự nhất định.
Không chỉ sắp xếp kho hàng mà việc vận chuyển hàng hóa từ kho hàng lên cửa hàng và sắp xếp chúng cũng cần được lưu ý. Có những mẹo sắp xếp hàng hóa tại cửa hàng vô cùng đẹp mắt và ấn tượng. Bạn nên tham khảo.
Nếu bạn không thể đặt niềm tin vào bất cứ ai để quản lý kho hàng của mình; cũng không muốn mất tiền thuê thêm nhân công; và hạn chế tối đa lượng chi phí khi mới bắt đầu kinh doanh. Hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ. Và việc biết tận dụng mọi tính năng của phần mềm cũng là một kinh nghiệm quản lý bạn cần biết.
Phần mềm quản lý bán hàng với tính năng thông minh, giao diện đơn giản dễ sử dụng; sẽ là gợi ý tốt cho những nhà kinh doanh đang có ý định mở cửa hàng.
Phần mềm tích hợp các chức năng phức tạp hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của nhà hàng; đặc biệt là khả năng quản lý kho. Hãy tham khảo kỹ hơn về phần mềm quản lý bán hàng trên các phương tiện online; để áp dụng được hiệu quả nhất.
Trên đây là 5 kinh nghiệm quản lý kho hàng hiệu quả, bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công.
Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…
Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…
1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…
1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…