Blog

Chiến thuật tối ưu Target đối tượng khách hàng trong quảng cáo Facebook Ads

Danh Mục Bài Viết

5/5 - (1 bình chọn)

Với lợi thế là mạng xã hội lớn nhất toàn cầu, Facebook đang là công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp làm marketing nhằm quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình đến đúng đối tượng khách hàng đang có nhu cầu. Target đối tượng khách hàng hay còn gọi là nhắm chọn đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn dự định quảng cáo của mình sẽ hiển thị. Sẽ như thế nào nếu bạn bỏ tiền hàng ngày cho các quảng cáo mà lại không nhắm chọn được đúng mục tiêu khách hàng có nhu cầu. Vừa mất phí, vừa tốn thời gian lại không mang lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp. Vậy làm sao để Target đối tượng khách hàng trong quảng cáo Facebook Ads nhằm tối ưu hiệu quả cho một chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công.

Các bước Target đối tượng khách hàng trong quảng cáo Facebook

Bước 1: Thấu hiểu Insight khách hàng

Insight khách hàng là gì?

Đừng bao giờ bỏ qua bước thấu hiểu Insight khách hàng vì nó là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của chiến dịch quảng cáo, chiến dịch truyền thông hay toàn bộ kế hoạch Marketing của doanh nghiệp. Vậy rốt cục Insight khách hàng là gì?

Theo định nghĩa từ các chuyên gia Marketing, Insight chính là những mong muốn sâu thẳm tận cùng bên trong khách hàng, những điều này ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của họ.

Tại sao Insight khách hàng lại quan trọng và khó thấu hiểu

Insight customer quan trọng đơn giản là vì các mục tiêu Marketing hay quảng cáo đều hướng tới làm hài lòng và giải quyết được những vấn đề của khách hàng. Một sản phẩm nếu như giải quyết được vấn đề họ đang mắc phải, họ sẽ chẳng phải suy nghĩ đắn đo khi chi trả cho nó. Thay vì các doanh nghiệp cứ mải mê tìm kiếm, mải mê sáng tạo về những ý tưởng mới mà họ cho là mới, là hay ho, là bất ngờ,…nhưng không giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng thì cũng công cốc. Vậy nên, những người làm kinh doanh cần tìm mọi cách, mọi hướng tiếp cận để thấu hiểu Insight khách hàng của mình.

Vậy tại sao thấu hiểu Insight khách hàng lại khó đến vậy. Nhiều người thắc mắc, nếu là nhu cầu khách hàng thì chẳng phải chỉ cần một bài khảo sát là có thể hỏi ý kiến của họ hay sao? Sẽ không dễ dàng như thế, nếu không thì những Marketer lão làng cũng không phải vắt kiệt trí lực để nghiên cứu về nó cho mỗi chiến dịch làm Marketing. Tuy là nhu cầu của khách hàng nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó vì nhiều lý do khác nhau, thậm chí có những nhu cầu ngay bản thân khách hàng cũng chưa thể nhận ra được. Việc của những người làm Marketing, quảng cáo là khơi dậy nhu cầu và thỏa mãn nó.

Ví dụ: Những khách hàng của hãng xe xa xỉ Rolls-royce mua xe vì nhu cầu gì? Chắc chắn sẽ không phải vì nhu cầu di chuyển hay sự tiện lợi, bền vững mà hơn hết đó là sự quyền lực, cao cấp, nhận được sự ngưỡng mộ từ những người xung quanh và thể hiện đẳng cấp, địa vị của họ.

Tìm kiếm Insight khách hàng ở đâu?

Có nhiều hướng tiếp cận để doanh nghiệp tìm kiếm được Insight của khách hàng.

Cách thứ nhất là sử dụng các chỉ số đo lường thực tế. Doanh nghiệp có thể sử dụng các nghiên cứu do Facebook cung cấp sẵn, những thống kê đó có thể giúp bạn biết được tỉ lệ tương tác ở mẫu quảng cáo nào là cao nhất. Hoặc một số bên thứ ba chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường, những thông tin từ họ có tính khách quan và độ tin cậy cao nên rất được các doanh nghiệp kinh doanh săn đón. Facebook có cung cấp cho người dùng quảng cáo một công cụ nghiên cứu Insight khách hàng vô cùng hữu dụng đó là Audience Insight. Đây là công cụ giúp các nhà quảng cáo nghiên cứu và phân tích được các thông tin tương tác của nhóm đối tượng mà họ quan tâm.

Xem thêm: Những thuật ngữ quảng cáo Facebook bạn nhất định phải biết

Những công cụ từ Google cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc nghiên cứu từ khóa được công chúng tìm kiếm nhiều nhất ví dụ như Google Trend hay Google Keyword Planner.

Cách thứ hai là sử dụng những kinh nghiệm thực tế của mình. Hãy tự đặt mình vào vị trí của khách hàng để suy nghĩ về những nhu cầu của họ. Truy vấn đề xuất của Google cũng là những truy vấn được tìm kiếm nhiều nhất của người dùng internet, bạn có thể dựa vào đó để nghiên cứu và tìm ra Insight khách hàng.

Bước 2: Nghiên cứu các tiêu chí target đối tượng khách hàng của Facebook

Facebook là một công cụ quảng cáo dựa vào hành vi của người dùng. Vì có hàng tỷ người người dùng với các chuỗi hành vi với mục đích khác nhau. Những thông tin hành vi của khách hàng được Facebook lưu trữ lại và đưa ra những mục tiêu nhằm giúp nhà quảng cáo Target đối tượng khách hàng. Vì thế, hiện nay trên Facebook có hàng ngàn mục tiêu dành cho quảng cáo.

Các nhóm tiêu chí nhằm Target đối tượng khách hàng mà các nhà quảng cáo hiện nay có thể sử dụng để tối ưu mẫu quảng cáo của mình đó là:

  • Vị trí địa lý
  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Ngôn ngữ
  • Mục tiêu chi tiết (Nhân khẩu học, ngôn ngữ, sở thích, hành vi)
  • Kết nối
  • Vị trí quảng cáo
  • Thời gian quảng cáo
  • Mục tiêu quảng cáo

Đây là những tiêu chí mà bạn cần làm các nghiên cứu về đối tượng khách hàng của mình để nói cho Facebook biết profile của những người mà bạn cần quảng cáo của mình hiển thị đến. Như thế, Facebook sẽ tự có những điều chỉnh để mẫu quảng cáo của bạn được tối ưu hiển thị đúng những người bạn cần.

Xem thêm: Tối ưu hóa thiết lập vị trí quảng cáo Facebook Ads

Bước 3: Thử nghiệm các phương án target

Trước khi bắt đầu chạy chiến dịch quảng cáo nào đó, nhà quảng cáo cần tham khảo thông tin rất nhiều từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh của mình. Chắc chắn bạn sẽ không thể ngay lập tức chọn ra được một chiến dịch với Target đối tượng khách hàng tối ưu nhất mà bạn sẽ có một vài sự lựa chọn khác nhau trước đó.

Những chuyên gia luôn đưa ra các nhà quảng cáo là không nên cố gắng chọn lựa một Target đối tượng khách hàng cụ thể nào đó để đầu tư toàn bộ ngân sách của mình. Các nhà quảng cáo nên chia ra một phần nhỏ ngăn sách để chạy thử quảng cáo với một vài mẫu mà bạn đã nghiên cứu được. Hiện tại chi phí dành cho quảng cáo Facebook là rất lớn và tỷ lệ chuyển đổi cũng phụ thuộc nhiều vào ngân sách. Vì thế không nên dại dột mà ngay lập tức đổ tiền cho một mẫu quảng cáo nhất định mà hãy đưa ra nhiều mẫu để so sánh hiệu quả với nhau đồng thời giảm rủi ro trong quảng cáo.

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn target tối ưu nhất

Sau bước chạy thử những mẫu quảng cáo mà bạn nghiên cứu được về target đối tượng khách hàng chắc chắn bạn sẽ có được những thống kê tỷ lệ chuyển đổi của mỗi mẫu quảng cáo. Từ đó, bạn có thể chọn lựa, nâng cấp và sửa đổi để cho ra đời một mẫu quảng cáo tối ưu nhất và chắc chắn có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

Hãy tạo ra 4 – 5 mẫu quảng cáo cho chiến dịch chạy thử. Sau quá trình chạy thử đó hãy giữ lại mẫu quảng cáo hiệu quả nhất và đổ thêm ngân sách vào đó. Những chi phí cho những mẫu quảng cáo chạy thử không hề vô nghĩa đâu nhé, bởi nó hoàn toàn giúp bạn tránh khỏi không ít rủi ro khi thực hiện chiến dịch target đối tượng khách hàng mục tiêu và quảng cáo Facebook Ads.

Một số mẹo target đối tượng khách hàng hiệu quả

Target tự động

Target tự động tức là bạn không cần phải target đối tượng khách hàng thủ công qua các bước và lựa chọn các nhóm tiêu chí. Nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm thực chiến trong quảng cáo Facebook Ads và nhắm chọn đối tượng khách hàng cho các mẫu quảng cáo của mình. Nếu mở rộng đối tượng, bạn sẽ cần chi trả cho Facebook một khoản tiền khổng lồ, còn nếu thu hẹp lại đối tượng thì khó mà tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng của mình và không mấy mang lại hiệu quả.

Trong trường hợp đó thì không Target lại là cách tốt vì Facebook sẽ tự động phân phối quảng cáo dựa trên hành vi người dùng, mục tiêu của Facebook là tối ưu tốt nhất cho nhà quảng cáo nên bạn có thể tin tưởng vào Facebook nếu không phải là một chuyên gia quảng cáo.

Xem thêm: 3 chiến dịch quảng cáo Facebook điển hình bạn cần nắm rõ

Sử dụng công cụ Audience Insight

Audience Insight là một công cụ chính thống của Facebook giúp hỗ trợ nhà quảng cáo trong việc nắm bắt được đặc điểm và hành vi của những khách hàng tiềm năng.

Để sử dụng Audience Insight, trước hết bạn vào tài khoản Facebook Business.

Click chọn Tạo quảng cáo

Trong mục Kế hoạch của Trình quản lý quảng cáo, chọn Thông tin chi tiết về đối tượng để vào Audience Insight.

Trước sử dụng Audience Insight bạn cần nhớ rằng, đây chỉ là một công cụ hỗ trợ. Bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Bạn vẫn phải tự nghiên cứu thông tin về sở thích hành vi của nhóm đối tượng hướng đến và sử dụng Audience Insight để nghiên cứu và phân tích nó kỹ hơn mà thôi.

Sau khi đã có những thông tin cơ bản về nhóm đối tượng hướng đến, nhà quảng cáo sẽ nhập dữ liệu đầu vào để Audience Insight phân tích.

Ví dụ về những người có sở thích về Sushi, trong độ tuổi 20 – 35 sinh sống tại Hà Nội.

Audience Insight sẽ đưa ra cho bạn những phân tích về nhóm đối tượng mà bạn cần, có thể là như sau:

Về nhân khẩu học, độ tuổi chủ yếu là 25 – 34 và 63% là nữ giới.

Tình trạng quan hệ và học vấn.

Chức danh của những đối tượng có sở thích ăn Sushi.

Những fanpage hàng đầu được các đối tượng thích nhiều nhất.

Số lượt thích trang

Tần suất đối tượng hoạt động trên Facebook

Hành vi sử dụng thiết bị truy cập

Dựa vào những nội dung thống kê mà Audience Insight cung cấp, nhà quảng cáo có thể có được nguồn thông tin tin cậy để Target đối tượng khách hàng mục tiêu cho những chiến dịch quảng cáo Facebook về sản phẩm Sushi.

Xem thêm: Tài liệu hướng dẫn kinh doanh hiệu quả bằng Facebook căn bản

Retargeting

Là hình thức tiếp thị lại cho những khách hàng đã từng tương tác với cửa hàng của bạn. Những khách hàng mua sắm online thường không tin tưởng những lời chào mời ngay từ lần đầu tiên tiên tiếp xúc. Họ sẽ có những ý định mua sắm sau khi tiếp cận những lần tiếp sau đó. Nguyên nhân là họ đang phân vân chưa chắc chắn, chưa tin tưởng hoặc họ cần tìm kiếm thêm thông tin.

Đây chính là những khách hàng tiềm năng và có quan tâm đến sản phẩm của bạn vì thế bạn không nên bỏ qua họ và hãy cho họ nhìn thấy quảng cáo thêm một vài lần nữa để khơi gợi nhu cầu. Những người đã từng like, comment, share hay xem video của bạn đều là những đối tượng bạn cần hướng đến. Đây là cách target đối tượng khách hàng cực kỳ hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Tìm kiếm khách hàng tương đồng với Lookalike

Kỹ thuật Lookalike là một công cụ tạo đối tượng của khách hàng dựa trên nền tảng tệp khách hàng tương đồng đã từng tương tác, trao đổi với bạn trước đó. Khi nhà quảng cáo sử dụng kỹ thuật này, Facebook sẽ tự động tìm kiếm cho bạn những người dùng gần giống nhất với hành vi khách hàng cũ tiềm năng của bạn.

Mấu chốt để Facebook có thể Lookalike khách hàng của bạn tức bạn phải có một tệp khách hàng cũ chất lượng. Khi có một tệp khách hàng cũ chất lượng Facebook sẽ tìm về cho bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng khác. Bởi lẽ, suy cho cùng thì mục tiêu của bạn vẫn là tìm kiếm người mua hàng và những người có hành vi tương tự khách hàng cũ chắc chắn rất tiềm năng rồi.

Target đối tượng khách hàng tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn luôn là bài toán cần suy nghĩ mỗi khi doanh nghiệp đưa ra một chiến dịch quảng cáo Facebook. Kinh doanh thời đại công nghệ 4.0 khó mà bỏ qua được Facebook Ads nên các nhà quảng cáo vẫn đang từng bước tối ưu hóa target khách hàng để vừa tiết kiệm ngân sách lại tăng hiệu quả truyền thông và kinh doanh.

Ju Nguyễn

Tin gần đây

Bota kết nối AhaMove: Đồng giá 15K/đơn hàng nội thành giao trong ngày

Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…

10 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Ahamove

Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…

10 tháng ago

Kết nối và cấu hình kênh bán hàng Sendo – Bota

1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…

11 tháng ago

Kết nối kênh bán hàng Lazada – Bota

1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Viettel Post

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Giao hàng nhanh

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago