Blog

Tất cả những điều cần biết về kế hoạch kinh doanh cửa hàng giày dép

Danh Mục Bài Viết

5/5 - (1 bình chọn)

Thị trường kinh doanh giày dép đang phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây tại thị trường Việt Nam. Bởi nó mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh và thị trường tiêu thụ lớn. Cùng tìm hiểu tất cả những điều cần biết về kế hoạch kinh doanh cửa hàng giày dép chi tiết từ A đến Z trong bài viết dưới đây nhé!

Tất cả những điều cần biết về kế hoạch kinh doanh giày dép.

Xem thêm:

Bật mí 5 kế hoạch kinh doanh nhỏ tại nhà mang lại hiệu quả cao.

Top 10 loại mã vạch sản phẩm dùng cho mục đích quản lý bán hàng.

Kinh nghiệm ship COD cho các cửa hàng kinh doanh online.

Nghiên cứu, khảo sát thị trường kinh doanh giày dép tại Việt Nam:

Ngành giày dép Việt Nam hiện nay phân thành hai thị trường riêng biệt. Đó là thị trường giày dép trong nước (hay thị trường nội địa) và thị trường giày dép xuất khẩu. Trong đó; thị trường giày dép xuất khẩu chiếm tỷ trọng giá trị lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước.

Theo số liệu từ Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam; thì có tới hơn 90% sản phẩm giày dép đang được xuất khẩu. Số ít ỏi còn lại được tiêu thụ tại thị trừng trong nước. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp giày dép tại Việt Nam đang bỏ ngỏ thị trường trong nước. Và nhường bước cho các dòng sản phẩm giày dép Trung Quốc, giày dép ngoại nhập từ các quốc gia khác.

Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường.

Tuy nhiên, lượng giày dép tiêu thụ trung bình của thị trường trong nước là khá lớn. Theo số liệu từ Bộ Công Thương ước tính nhu cầu sử dụng giày dép hàng năm của người Việt lên tới khoảng 150 triệu đôi. Tức là số lượng giày dép bán ra hàng tháng tương ứng với khoảng trên 12 triệu đôi; hay trung bình một ngày là khoảng 0,41 triệu đôi/ngày. Lượng giày dép tiêu thụ lớn nhất tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,….Với số lượng tiêu thụ và tần suất mua hàng cao hơn so với các nơi khác.

Do đó, thị trường giày dép trong nước là một thị trường đầy tiềm năng. Cho người muốn khởi nghiệp kinh doanh mở cửa hàng giày dép. Đồng thời khi chọn thị trường kinh doanh, bạn nên ưu tiên chọn các vị trí mở cửa hàng tại các thành phố lớn; nơi có mật độ dân số đông đúc và mức phát triển kinh tế cao.

Tìm kiếm địa điểm kinh doanh giày dép:

Bước tiếp theo trong bản kế hoạch kinh doanh giày dép đó là bạn phải lựa chọn được địa điểm. Hay nói cách khác là vị trí, mặt bằng cho việc mở cửa hàng giày dép. Chọn lựa được địa điểm mở cửa hàng giày dép phù hợp có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh sau này. Bởi nó là yếu tố trực tiếp trong việc thu hút các khách hàng ghé thăm cửa hàng.

Để có thể lựa chọn được địa điểm kinh doanh giày dép phù hợp. Bạn nên chạy xe vài vòng quanh khu vực có ý định mở cửa hàng. Điều này, vừa là để nắm được có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh; vừa để biết mức thu nhập hay thói quen sống hàng ngày của người dân xung quanh khu vực cửa hàng. Ngoài ra, bạn có thể ngồi ở các quán cafe để xem xét có bao nhiêu lượt người và xe chạy qua đoạn đường đó hàng ngày. Đối tượng cụ thể như thế nào (tuổi tác, giới tính, phân khúc khách hàng,…).

Tìm kiếm địa điểm kinh doanh giày dép.

Tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh giày dép:

Bạn nên nhập giày dép từ nước ngoài hay nhập hàng Việt Nam. Vấn đề nguồn hàng gần như quan trọng nhất với người kinh doanh giày dép trong giai đoạn ban đầu; đặc biệt là buôn bán giày dép thời trang dành cho phái đẹp.

Nguồn hàng thế nào gọi là tốt, chọn nguồn hàng như thế nào để phù hợp với định hướng kinh doanh. Đó là điều mà bạn cần phải cân nhắc. Tốt nhất bạn chỉ nên chọn nguồn hàng cho một phong cách thời trang mà thôi. Chẳng hạn; bạn kinh doanh giày dép có phong cách trẻ trung hướng đến người trẻ. Thì có thể bán các loại giày sneaker còn muốn hướng đến dân văn phòng thì nên bán giày da.

Dưới đây là các yếu tố bạn cần chú ý khi tìm kiếm nguồn hàng giày dép:

Tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh giày dép.

Kiểu dáng giày dép:

Để kinh doanh giày dép hiệu quả, kinh nghiệm kinh doanh giày dép. Đó là bạn chỉ nên bán một phong cách giày dép nhất định. Với phong cách đó có thể tìm thấy rất nhiều kiểu dáng giày dép khác nhau cho bạn lựa chọn. Nếu bạn hướng tới đối tượng khách hàng trẻ trung; thì nên bán giày theo phong cách thể thao. Còn dân văn phòng thì nên bán giày da chẳng hạn.

Do vậy, dựa trên phong cách giày dép bạn định kinh doanh mà có thể chọn nhập hàng từ nguồn nào. Trong việc lập kế hoạch kinh doanh giày dép; càng chuyên môn hóa nguồn hàng thì giá thành đầu vào càng tối ưu, lợi nhuận càng được nâng cao.

Về kiểu dáng giày dép.

Trong nhiều trường hợp, một nguồn hàng không thể có nhiều chủng loại, kiểu dáng khác nhau. Cho nên bạn phải tách nguồn hàng, chuyên nhập kiểu dáng giày dép A tại nguồn hàng A; kiểu dáng giày dép B tại nguồn hàng B; kiểu dáng giày dép C tại nguồn hàng C. Làm theo cách đó bạn có thể giảm bớt rủi ro nguồn hàng thiếu không đủ cung cấp. Nguồn hàng bị không đảm bảo chất lượng do sản xuất lại hàng loạt.

Chất lượng giày dép:

Chất lượng tốt hay không tốt theo một tiêu chuẩn nào đó. Đều có thể mang lại lợi nhuận cho bạn khi kinh doanh giày dép. Bạn có thể tùy ý xác định cho mình một dòng sản phẩm với chất lượng cao cấp hoặc chất lượng trung bình; với các loại chất lượng thì có mức giá bán phù hợp.

Tùy vào đối tượng khách hàng của là ai mà bạn sẽ chọn lấy hàng giày dép có chất lượng như thế nào. Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên; là khi bạn bán giày dép với chất lượng ở mức bình thường. Thì sẽ rất khó có cơ hội bán được sản phẩm chất lượng cao với mức giá cao hơn và ngược lại. Bởi bạn đã có định hướng phân khúc khách hàng cụ thể ngay từ đầu. Khi đã có được lượng khách hàng ổn định thì thay đổi thị hiếu của khách hàng là rất khó.

Về chất lượng giày dép.

Giá cả giày dép:

Nếu vị trí cửa hàng giày dép đặt tại nơi mà người dân có thu nhập trung bình và thấp. Thì rất khó khăn để bạn có thể bán được các đôi giày với giá cả triệu đồng. Mà nên chọn bán các loại giày có giá chỉ vài trăm nghìn đồng một đôi. Bởi vậy, nếu hướng đến phân khúc khách hàng thu nhập thấp; thì khi lập kế hoạch kinh doanh giày dép. Bạn phải chọn nguồn hàng có giá thấp để bảo đảm lợi nhuận.

Ngoài ra chi phí vận chuyển và số lượng nhập; là một yếu tố quyết định giá cả đầu vào của sản phẩm giày dép. Trong trường hợp bạn nhập ít hàng buộc nhà sản xuất phải nâng giá bán. Đồng thời chi phí vận chuyển tác động động đến giá bán lẻ tại shop giày dép của bạn, nếu cộng tất cả chi phí vận chuyển, đóng gói, giá thành…Mà có tổng giá lớn hơn giá bán lẻ dự kiến ban đầu thì không nên nhập hàng từ nguồn đó.

Nếu cố tình nhập sản phẩm từ nguồn hàng này; lợi nhuận của bạn có thể bị giảm. Hoặc là giá bán lẻ bị đẩy lên cao khiến người mua bị thiệt hại. Một khi điều đó xảy ra bạn khó có thể kinh doanh lâu dài hay cạnh tranh được với các cửa hàng kinh doanh giày dép khác.

Về giá cả giày dép.

Số lượng giày dép định nhập:

Nếu quy mô kinh doanh nhỏ thì số lượng hàng nhập không cần quá nhiều. Trong trường hợp đó nếu nhập hàng từ nước ngoài; thì giá bán có thể bị đẩy lên rất cao. Vì số lượng nhập quá ít, tiền phải trả cho chi phí vận chuyển nhiều hơn là tiền hàng. Vậy thì bạn chỉ có thể nhập hàng ở trong nước Việt Nam; đặc biệt là nguồn hàng từ các chợ đầu mối lân cận. Hay các cửa hàng chuyên bán buôn giày dép giá sỉ.

Để quá trình nhập hàng liên tục, bạn cần xây dựng cụ thể khi lập kế hoạch kinh doanh giày dép bao gồm việc xác định thời gian giao hàng, ngày tháng nhập hàng cụ thể. Đồng thời trong bản kế hoạch đó, chi phí vận chuyển là điều bạn phải quan tâm, vì loại chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán lẻ của bạn.

Về số lượng giày dép định nhập.

Thiết kế, bài trí cửa hàng kinh doanh giày dép:

Sau khi lựa chọn được địa điểm kinh doanh giày dép phù hợp thì bước quan trọng tiếp theo trong bản kế hoạch kinh doanh giày dép bạn cần lưu ý đó la trang trí cửa hàng. Bởi đây là yếu tố cần thiết đối với các cửa hàng mới muốn thu hút khách hàng.

Đối với cửa hàng giày dép, thiết kế và bài trí cửa hàng là một trong những bước quan trọng trong thời gian đầu kinh doanh. Điều này, quyết định xem khách hàng có cảm thấy hứng thú với shop của bạn hay không.

Trong kinh doanh cửa hàng giày dép bạn cần chọn cho mình một phong cách cửa hàng độc đáo với màu sắc, họa tiết, cách bài trí sản phẩm hấp dẫn. Nếu bạn tạo ra được phong cách thiết kế khác biệt sẽ tạo nên thương hiệu cho cửa hàng của bạn.

Thiết kế và bài trí cửa hàng.

Khi thiết kế và trang trí cửa hàng, bạn nên chú ý đến 2 vấn đề quan trọng sau đây:

Biển tên, biển quảng cáo hình thức bên ngoài của cửa hàng:

Với biển tên, biển quảng cáo bên ngoài cửa hàng  bạn cần xác định giới thiệu (hay biển hiệu) là cố.  Còn biển quảng cáo treo trên cửa ra vào là tạm thời; khi bạn tổ chức các chương trình khuyến mãi hay giảm giá (sale off) vào các dịp đặc biệt. Tùy theo ngân sách mà bạn có thể đặt biển hiệu hay biển quảng cáo với mức chi phí khác nhau.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý thiết kế biển hiệu, biển quảng cáo đơn giản, không rườm rà, rắc rối. Đồng thời, phải nổi bật và phong cách trang trí bên trong cửa hàng. Biển hiệu và biển quảng cáo phải có tác dụng thu hút khách hàng khi đi qua cửa hàng; đồng thời, nên có hệ thống đèn chiếu sáng vào buổi tối.

Về biển tên quảng cáo bên ngoài.

Hệ thống bóng đèn bên trong cửa hàng giày dép:

Bạn cần lưu ý các mặt hàng giày dép thường có tông màu tối đặc trưng; vì vậy, nếu không gian trong cửa hàng của bạn không đủ lượng ánh sáng thường tạo nên cảm giác không thông thoáng, thiếu tự nhiên. Và đặc biệt, sẽ không làm nổi bật được sản phẩm kinh doanh. Do đó, hệ thống đèn chiếu sáng phải đảm bảo đủ sáng và đặc biệt phải làm nổi bật được không gian bên trong cửa hàng. Nên chú ý các góc tường cần được bố trí nhiều đèn hơn.

Ngoài ra, cường độ ánh sáng của hệ thống đèn phải tương đồng, tránh tình trạng bố trí các loại đèn sáng tối khác nhau gây cảm giác mệt mỏi và làm tụt cảm xúc mua hàng của khách hàng.

Về hệ thống bóng đèn bên trong cửa hàng.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp ánh sáng trắng ấm áp tạo nên không gian ấm cúng, thân thiện; điều này tạo nên hiệu ứng tâm lý mua hàng rất tốt. Nếu bạn chọn ánh  đèn sáng đều là màu trắng; thì làm cho khách hàng cảm thấy thiếu cảm giác nhộn nhịp của việc mua hàng. Vì mọi thứ trong cửa hàng đều được phơi bày và trang trí nổi bật sản phẩm.

Lên kế hoạch về tài chính:

Vốn luôn là yếu tố hàng đầu dù bạn kinh doanh ở bất kể lĩnh vực, loại hình nào. Vậy với cửa hàng kinh doanh giày dép của bạn thì bao nhiêu vốn là đủ? Tùy vào loại hình kinh doanh và phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến sẽ quyết định vấn đề vốn. Hiện nay, có 2 loại hình kinh doanh giày dép phổ biến là: kinh doanh online và mở cửa hàng hoặc kết hợp cả 2 hình thức này.

Để mở một cửa hàng, các chi phí bạn cần quan tâm đến đó là: Phí đăng ký kinh doanh, vốn nhập sản phẩm đầu kỳ, tiền thuê mặt bằng, điện nước, thuê nhân viên…Tùy theo diện tích mặt bằng bạn thuê và số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm mà số tiền vốn ban đầu sẽ là bao nhiêu; nhưng chắc chắn rằng vốn sẽ ở mức trên 100 triệu.

Lên kế hoạch về tài chính.

                                             

Lên kế hoạch về marketing sản phẩm kinh doanh giày dép:

Giày dép là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày và có tính phổ thông rất cao; vì vậy, sức cạnh tranh khi kinh doanh đối với sản phẩm này là rất lớn. Trong thời gian đầu khi số vốn bạn phải bỏ ra khá nhiều thì nên làm marketing cho những mặt hàng có tính phổ cập.

Trong thời buổi hiện nay, để mở rộng khách hàng, bạn nên kết hợp cả kênh bán hàng online. Ban đầu, cần chinh phục số lượng người tiêu dùng tại nơi đặt cửa hàng, bạn cần dùng các chiêu giảm giá, chiết khấu, khuyến mãi….Mục đích  cuối cùng là để thu hút khách hàng đến với cửa hàng. Bên cạnh đó, bạn cần phải lên kế hoạch chạy quảng cáo các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram…Hay xây dựng các website bán hàng giày dép để thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

Lên kế hoạch marketing sản phẩm giày dép.

Trên đây là tất cả những điều cần biết về kế hoạch kinh doanh cửa hàng giày dép. Mong rằng có thể giúp bạn có chiến lược kinh doanh giày dép hiệu quả; đồng thời, gặt hái được thành công khi mở cửa hàng giày dép ở thời điểm hiện nay. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Ju Nguyễn

Tin gần đây

Bota kết nối AhaMove: Đồng giá 15K/đơn hàng nội thành giao trong ngày

Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…

10 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Ahamove

Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…

10 tháng ago

Kết nối và cấu hình kênh bán hàng Sendo – Bota

1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…

11 tháng ago

Kết nối kênh bán hàng Lazada – Bota

1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Viettel Post

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Giao hàng nhanh

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago