Blog

Khái Niệm Và Phương Pháp Kế Toán Hàng Tồn Kho

Danh Mục Bài Viết

2.5/5 - (2 bình chọn)

Hàng tồn kho là gì? Kinh nghiệm quản lý tồn kho ra sao?  Phương pháp kế toán hàng tồn kho nào giúp nhà quản lý quản lý kho hiệu quả và dễ dàng? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: 

Các bước thực hiện kiểm kê hàng tồn kho chính xác nhất

8 sai lầm nghiêm trọng trong quản lý kho hàng

Giải pháp chống thất thoát hàng hóa tốt nhất trong kinh doanh

Khái niệm quản lý kho?

khái niệm quản lý kho

Quản lý kho hàng là hoạt động quản lý hàng hóa vật tư, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa, vật tư kịp thời cũng như góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho.

Quản lý kho đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vậy công việc của một nhân viên quản lý kho hay thủ kho là gì?

Đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho

Sắp xếp hàng trong kho theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

Đối với những hàng hóa mau hư cần quản lý theo nguyên tắc nhập trước xuất trước

Nhiệm vụ, trách nhiệm của nhân viên Quản lý kho bao gồm:

Sắp xếp hàng hóa, vật tư, nguyên liệu trong kho

Theo dõi số lượng hàng tồn kho tối thiểu hằng ngày và đảm bảo tất cả hàng hóa trong kho phải có định mức tồn kho tối thiểu

Đề xuất Giám đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp với biến động của số lượng hàng xuất nhập kho

Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ, giấy tờ yêu cầu nhập, xuất hàng, giao hàng hay lưu chuyển hàng hóa theo quy định

Vậy công việc của một nhân viên quản lý kho hay thủ kho là gì?

Thực hiện việc nhập, xuất hàng hóa vật tư cho cá nhân liên quan

Đảm bảo các quy tắc PCCC trong kho

Kiểm tra định kỳ các kệ hàng, tránh ẩm ướt, gãy đổ, mối mọt,…

Thực hiện các thủ tục đặt hàng

Lập phiếu yêu cầu mua hàng đối với các vật tư phụ, dụng cụ cá nhân,…

Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn kho

Sắp xếp một cách khoa học các loại hàng hóa vật tư trong kho

Lập và cập nhật sơ đồ kho

Ghi phiếu nhập, xuất kho

Theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập tồn kho hằng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu

Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng

Phương pháp kế toán hàng tồn kho

Phương pháp kế toán hàng tồn kho

Để quản lý và kế toán hàng tồn kho nói chung, nguyên vật liệu nói riêng thì tùy theo đặc điểm của hàng tồn kho mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.

Các phương pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá hàng tồn kho nên cần được nghiên cứu để vận dụng phù hợp.

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Tổ chức theo dõi các nghiệp vụ nhập vào; cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, định giá rồi từ đó mới xác định trị giá hàng đã xuất trong kỳ. Do xuất phát từ đặc điểm nêu trên nên mối quan hệ giữa trị giá nhập; xuất, tồn

Giá trị hàng tồn kho rất lớn nên sự sai lầm này; có thể làm thiệt hại một cách rõ ràng đến tính hữu dụng của các báo cáo tài chính vì thế phương pháp này được khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này. Phương pháp này thường phù hợp đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp; số lượng lớn.

Phương pháp kê khai thường xuyên

Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất, tồn kho của nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất. Mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Một số lưu ý khi làm kế toán hàng tồn kho

Trong quá trình làm kế toán hàng tồn kho có một số lưu ý như sau:

Tại thời điểm cuối năm tài chính cần kiểm kê hàng tồn kho và xử lý kịp thời vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê.

Thường xuyên đối chiếu giữa thủ kho và kế toán, việc này sẽ tránh được chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán. Nếu có phát hiện thì sẽ xử lý kịp thời

Tránh viết phiếu xuất kho trước khi viết phiếu nhập kho vì điều này có thể dẫn tới đơn giá, số lượng HTK âm do luân chuyển chứng từ chậm.

Ghi nhận hàng tồn kho khi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: Cần tránh trường hợp không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng. Mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định.

Lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho tránh trường hợp mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.

Khi lập phiếu nhập, xuất kho cần lưu ý: Đánh số thứ tự phiếu nhập, xuất kho; các chỉ tiêu phải nhất quán; lập phiếu nhập xuất kho cần kịp thời, cần có đầy đủ tên, chữ kí của những người có liên quan.

Một số lưu ý khi làm kế toán hàng tồn kho

Xuất vật tư cho sản xuất cần theo dõi cả về số lượng và giá trị.

Cần hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa cần hạch toán nhập lại kho.

Khi xuất giao hàng gửi bán ngoài việc viết phiếu xuất kho cần kí hợp đồng.

Phương pháp tính giá xuất kh; xác định giá trị sản phẩm dở dang phải phù hợp và nhất quán trong năm tài chính.

Xác định và ghi nhận đúng giá gốc hàng tồn kho; (Chú ý phân bổ phần chi phí liên quan đến mua hàng vào giá vốn hàng nhập kho)

Viết phiếu xuất kho riêng cho mỗi lần xuất và theo dõi chi tiết từng loại vật tư; nguyên vật liệu, hàng hóa,…

Cần phân bổ công cụ; dụng cụ theo tiêu thức phù hợp, nhất quán và lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ.

Với những phương pháp kế toán, hạch toán hàng tồn kho mà bài viết đã tổng hợp và chia sẻ; chắc chắn sẽ là những kiến thức hữu ích cho nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh. Áp dụng ngay phương pháp kế toán tồn kho để quản lý kho chuyên nghiệp nhé!

Summary
Article Name
Khái niệm và phương pháp kế toán hàng tồn kho
Description
Phương pháp kế toán hàng tồn kho nào giúp nhà quản lý quản lý kho hiệu quả và dễ dàng? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Author
Publisher Name
Bota
Publisher Logo
Đào Dũng

Tin gần đây

Bota kết nối AhaMove: Đồng giá 15K/đơn hàng nội thành giao trong ngày

Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…

10 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Ahamove

Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…

10 tháng ago

Kết nối và cấu hình kênh bán hàng Sendo – Bota

1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…

11 tháng ago

Kết nối kênh bán hàng Lazada – Bota

1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Viettel Post

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Giao hàng nhanh

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago