Blog

Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

Danh Mục Bài Viết

Rate this post

Xây dựng chiến lược thương hiệu được coi là một bước khó khăn nhất trong quá trình marketing. Dưới đây là quy trình xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng cần nắm vững.

 

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược thương hiệu

 

Chiến lược thương hiệu là gì?

 

 

Có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm này nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản: Chiến lược thương hiệu là định hướng và cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đã vạch ra nhằm định vị thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng, gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu của mình.

 

Vì sao bạn phải xây dựng chiến lược thương hiệu?

 

Hiện nay, có không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, nếu cách thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì có một cảnh báo tới doanh nghiệp của bạn – doanh nghiệp của bạn đang hoạt động không nhất quán, hình ảnh mờ nhạt, rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên.

 

Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để:

 

Định hướng đúng đắn trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp;

 

Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu;

 

Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

 

Vì vậy, muốn phát triển tốt, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng một quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Nhưng quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu có thực sự đơn giản? Tìm hiểu và thực hành ngay 5 bước dưới đây để xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp.

 

2. Các bước quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh

 

 

2.1 Xác định mục đích xây dựng thương hiệu

 

Mỗi thương hiệu đều đưa ra những cam kết, nhưng trong một thị trường mà niềm tin của người tiêu dùng thấp và sự cảnh giác với giá bán cao, thì ngoài việc đưa ra những cam kết thương hiệu cũng phải xác định đúng mục đích. Cùng việc quan tâm đến những cam kết của doanh nghiệp, bạn cần định vị thương hiệu chính xác, biết rõ lý do mình thức dậy và làm việc mỗi ngày. Bạn phải làm rõ mục đích của việc xây dựng thương hiệu để tạo ra sự khác biệt giữa mình và đối thủ.

 

Làm sao để xác định mục đích kinh doanh của thương hiệu?

 

Bạn có thể xác định mục đích bằng 2 cách sau:

 

Lợi nhuận: khái niệm này tập trung vào giá trị cốt lõi của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận.

 

Giá trị: ngoài mục đích tạo ra lợi nhuận còn tạo ra những “giá trị cao hơn” cho người tiêu dùng và xã hội.

 

Một khi đã xác định được mục đích của việc xây dựng thương hiệu (Giá trị cốt lõi – Tầm nhìn) bạn cần phải tạo sự lưu nhớ trong tâm trí. Trong khi việc kiếm lợi nhuận luôn được ưu tiên thì những giá trị vô hình khác sẽ tạo được sự khác biệt của bạn so với đối thủ.

 

2.2 Tính nhất quán của Thương hiệu

 

 

Chìa khóa để tạo nên sự nhất quán của thương hiệu là tránh đưa ra những điều không liên quan, đi xa khỏi thông điệp chính của thương hiệu. Tất cả các kênh tiếp cận đều phải phù hợp với thông điệp Thương hiệu của bạn, tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng mục tiêu.

 

Một ví dụ cho sự nhất quán của thương hiệu, chúng ta có thể nhìn vào Coca Cola. Mọi kênh tiếp thị của họ hoạt động hài hòa với nhau tạo ra một sự thống nhất xuyên suốt. Điều này giúp họ nằm trong top các thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới.

 

Để tránh cho khách hàng tiềm năng bị bối rối khi liên kết các kênh truyền thông của Thương hiệu bạn lại với nhau, hãy xây dựng một phong cách nhất quán được tổng hợp trong một cuốn Cẩm nang Thương hiệu. Cẩm nang Thương hiệu có thể bao gồm tất cả từ những ngôn ngữ thiết kế đến cách truyền tải bằng ấn phẩm quảng cáo, bằng màu sắc.

 

2.3 Tạo tính linh hoạt của thương hiệu

 

Thị hiếu luôn luôn thay đổi và các nhà marketing cần phải linh hoạt. Điều này đòi hỏi các nhà chiến lược phải sáng tạo các chiến dịch đa dạng hơn nữa.

 

Bạn sẽ có thể băn khoăn “làm sao vừa có thể nhất quán trong khi vừa phải linh hoạt”. Trong khi tính nhất quán Thương hiệu nhằm mục đích thiết lập các tiêu chuẩn của Thương hiệu. Thì tính linh hoạt cho phép bạn điều chỉnh để tạo sự khác biệt trong cách tiếp cận của mình tới khách hàng. Các chiến dịch vừa phải nhất quán để giữ yếu tố nhận diện, nhưng cũng đủ linh hoạt để tạo sự tươi mới hiện đại thu hút khách hàng.

 

2.4 Xây dựng định vị thương hiệu

 

 

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

 

2.5 Quản trị thương hiệu

 

 

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

 

Bài viết tham khảo: 6 yếu tố cốt lõi giúp xây dựng thương hiệu thành công

 

Với những bước xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết này, kết hợp với việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên Website, đồng thời thực hiện việc bán hàng đa kênh, chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!

 

Đào Dũng

Tin gần đây

Bota kết nối AhaMove: Đồng giá 15K/đơn hàng nội thành giao trong ngày

Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…

10 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Ahamove

Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…

10 tháng ago

Kết nối và cấu hình kênh bán hàng Sendo – Bota

1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…

11 tháng ago

Kết nối kênh bán hàng Lazada – Bota

1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Viettel Post

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Giao hàng nhanh

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago