Danh Mục Bài Viết
Việt Nam đang ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics như thế nào? Giải pháp nào cho e-logistics Việt Nam? Những vấn đề trên đã được đề cập đến trong cuộc thi Vietnam Young Logistics Talents 2018 và dành được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều sinh viên trên cả nước.
Vietnam Young Logistics Talents 2018 là cuộc thi về Logistics đầu tiên tại Việt Nam dành cho sinh viên trên cả nước. Chương trình do Mạng lưới đào tạo Logistics Việt Nam kết hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Ngày 27/10/2018 vừa qua đã diễn ra vòng thi bán kết khu vực ở cả 2 miền Bắc – Nam và thu hút được nhiều sự quan tâm của sinh viên cũng như các doanh nghiệp để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Giải pháp nào cho việc ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics tại Việt Nam?
4 chủ đề được đưa ra bao gồm:
Trong đó, vấn đề đáng quan tâm lớn nhất là ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics. Chúng ta có thể thấy, một khi ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics hiệu quả, chi phí Logistics sẽ được giảm thiểu đáng kể, vấn đề nông sản cũng dễ dàng được giải quyết hơn.
Mặt khác, có thể chủ đề 4.0 quá lớn lao để sinh viên có thể giải quyết được chỉ vỏn vẹn trong 4 giờ của cuộc thi nên giải pháp còn mang tính lý thuyết. Thay vào đó, thương mại điện tử thực sự là chủ đề đang được sinh viên quan tâm rất lớn và phù hợp với xu hướng phát triển Logistics của Việt Nam. Nhờ vậy, đã có những giải pháp thiết thực cho việc ứng dụng Thương mại điện tử vào Logistics được các đội thi đưa ra trong cuộc thi lần này.
Khi Việt Nam chưa ứng dụng thương mại điện tử vào logistics, vận chuyển nguyên công (FCL – full container load) là hình thức vận chuyển chính trong logistics. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức này không phù hợp với đặc điểm ngành Logistics ở Việt Nam. Đặc biệt, khi logistics gắn liền với thương mại điện tử, cùng với sự thay đổi của hành vi mua hàng của khách hàng, hình thức vận chuyển hàng đơn lẻ (LCL – Less than container load) trở nên hợp lý hơn.
Bán hàng online phát triển kéo theo nhu cầu vận chuyển nhanh với số lượng khách hàng lớn và phân tán rộng khắp vùng miền có Internet. Mặt khác, các công ty Việt Nam chưa đủ điều kiện để mua một khối lượng hàng hóa lớn như các công ty nước ngoài. Những đặc điểm này yêu cầu các doanh nghiệp logistics phải quan tâm tới giải pháp hạn chế hàng tồn kho và gom hàng tối ưu, tiết kiệm chi phí.
Xu hướng bán hàng đa kênh (Omni – channel) là một phương thức thương mại tất yếu trong kinh doanh. Với omni – channel, khách hàng sẽ đặt hàng online và nhận hàng tại cửa hàng. Vì vậy, các nhà kinh doanh không còn chỉ tập trung vào bán hàng online hay bán hàng offline nữa mà phải có sự kết hợp linh hoạt giữa 2 hình thức này. Từ một kho hàng tổng, các doanh nghiệp có xu hướng tách biệt trung tâm quản lý đơn hàng và trung tâm phân phối hàng hóa riêng.
Theo VLA (Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam), chi phí Logistics Việt Nam còn khá cao, khoảng hơn 16,8%. Trong khi đó, chi phí trung bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 12,5%. Nguyên nhân của thực trạng trên nằm ở việc chưa áp dụng được ứng dụng công nghệ trong các khâu logistics. Cụ thể đó là:
Việc ứng dụng thương mại điện tử vào logistics đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, khả năng quản trị đơn hàng và phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa bắt kịp được với xu hướng đó. Xu hướng bán hàng đa kênh yêu cầu cửa hàng phải tích hợp và thống nhất hành vi mua hàng của khách hàng trên tất cả các kênh bán hàng.
Thực tế khách hàng chưa cảm thấy thỏa mãn do lỗi phát sinh trong quá trình xử lý đơn hàng còn rất nhiều. Mặt khác, việc quản lý đơn hàng chưa kết hợp được với một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, dẫn đến tình trạng giao hàng chậm với không đúng thời điểm. Đây cũng là lý do mà một lượng lớn đơn hàng đến tay cửa hàng nhưng lại không giúp cửa hàng tăng doanh thu. Ngược lại, cửa hàng phải tốn thêm chi phí phát sinh trong quá trình xử lý.
Một đội thi trong cuộc thi Vietnam Young Logistics Talent 2018 đã đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Thương mại điện tử vào logistics. Bằng một ứng dụng thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để xây dựng trung tâm xử lý đơn hàng theo mô hình Amazon đã áp dụng. Tuy nhiên, giải pháp trên còn sơ khai và cần được đầu tư nghiên cứu nhiều hơn để hoàn thiện.
Bota.vn là một giải pháp quản lý bán hàng đa kênh toàn diện, giúp tích hợp đơn hàng trên các kênh bán hàng online và offline. Với hệ thống quản lý kho hàng Bota , chăm sóc khách hàng qua chat trực tuyến BOTA CHAT và quản lý bán hàng đa kênh (Omni – channel), Bota.vn là giải pháp nâng cao hiệu quả trong ứng dụng thương mại điện tử vào Logistics tại Việt Nam.
Vòng chung kết của cuộc thi Vietnam Young Logistics Talent 2018 sẽ được diễn ra vào hồi 8h00 – 12h00, Chủ Nhật ngày 25/11/2018, tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 207 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cuộc thi hứa hẹn sẽ mang đến nhiều giải pháp tích cực đến từ các đội thi tài năng. Vấn đề nào sẽ được đưa ra và giải quyết, hãy cùng chờ đón nhé.
Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…
Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…
1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…
1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…