Danh Mục Bài Viết
Khi nghe ai đó nhắc đến ngành Marketing chắc chắn với một người không chuyên sẽ ngay lập tức nghĩ đến công việc bán hàng và tiếp thị. Để trả lời cho thắc mắc “Học Marketing ra thì là gì?”, hãy cùng tìm hiểu về 10 khía cạnh có thể bạn chưa biết về ngành Marketing siêu thú vị nhé.
Xem thêm:
Quy trình thực hiện chiến dịch Email Marketing hoàn hảo
Customer insight – những điều doanh nghiệp luôn luôn theo đuổi
Bán hàng upsell – Gia tăng giá trị đơn hàng không phải ai cũng biết
Bán hàng là công việc ngay lập tức bạn có thể nghĩ đến khi nhắc đến những người làm Marketing. Tuy nhiên, đừng vội coi thường công việc bán hàng nhé. Tuy là công việc phổ biến tưởng chừng như ai cũng có thể làm được nhưng đây chính là mấu chốt dẫn đến thành công cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh. Một doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều không thể thiếu bộ phận cốt lõi này.
Là những người trực tiếp tiếp xúc và đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng. Những nhân viên bán hàng sẽ biết được khách hàng có vừa ý với sản phẩm của công ty hay không. Phản ứng lúc mua hàng như thế nào. Những thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để doanh nghiệp có những quyết định liên quan đến cải thiện sự hài lòng cho khách hàng. Bộ phận bán hàng cũng là bộ mặt của doanh nghiệp khi họ tương tác với khách hàng nhiều nhất; người nắm bắt nhu cầu của khách hàng rõ nhất. Chính vì vậy mà doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng một đội ngũ bán hàng chất lượng cao nhất về cả chuyên môn và nghiệp vụ.
Bộ phận tiếp theo cũng là một mắt xích quan trọng trong ngành Marketing đó chính là chăm sóc khách hàng. Không phải là người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng; không nắm được trải nghiệm đầu tiên của khách hàng. Tuy nhiên, những nhân viên chăm sóc khách hàng chính là đầu mối trao đổi giữa khách hàng và doanh nghiệp trong quá trình sau bán và sau sử dụng.
Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ có nhiệm vụ ghi nhận những phản hồi, những khiếu nại; đóng góp của khách hàng về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Họ cũng chính là mấu chốt khiến khách hàng quyết định có nên tiếp tục trung thành với doanh nghiệp hay không. Một chuyên viên chăm sóc khách hàng không chỉ cần chuyên môn về sản phẩm, về dịch vụ; họ còn có những tố chất và thái độ cực kỳ chuyên nghiệp; đặc biệt là trong hoạt động đối thoại giao tiếp với khách hàng. Để trở thành một chuyên viên chăm sóc khách hàng; chắc chắn bạn sẽ phải học thêm rất nhiều về kỹ năng xử lý tình huống bên cạnh các kiến thức Marketing khác.
Là một khía cạnh khá hay ho của ngành Marketing; quan hệ công chúng chỉ những người có trách nhiệm xây dựng hình ảnh của thương hiệu với cộng đồng. Một thương hiệu thành công không chỉ là có nhiều lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; mà họ cần phải là một thương hiệu được công chúng nhìn nhận và đánh giá tích cực.
Những người làm công tác quan hệ công chúng sẽ cần làm những công việc về mảng truyền thông; lôi kéo sự chú ý của mọi người; xây dựng hình ảnh riêng biệt của thương hiệu và khiến nó đẹp hơn trong mắt người ngoài. Nhờ những hoạt động này mà các thông điệp của doanh nghiệp được truyền đạt chính xác tới khách hàng; tới công chúng. Khi khách hàng có thiện cảm hơn với thương hiệu; họ sẽ có niềm tin lớn hơn về các sản phẩm dịch vụ thương hiệu cung cấp.
Công việc hằng ngày của một chuyên viên quan hệ công chúng đó là lên kế hoạch truyền thông; biên tập nội dung truyền thông; lắng nghe các động tĩnh từ khách hàng; dự báo và ngăn ngừa khủng hoảng;… và rất rất nhiều công việc khác.
Sáng tạo nội dung hay còn gọi là content marketing; là một mảng quan trọng trong ngành marketing. Người ta thường nói Content là vua; bởi lẽ chúng chính là thông điệp; chính là thứ khách hàng nhận được từ doanh nghiệp.
Content không chỉ đơn thuần là những bài viết khô khan. Nó là tất cả mọi ấn phẩm ví dụ như blogs, video, ảnh,… được doanh nghiệp tung ra trên nhiều kênh khác nhau. Content chất lượng khiến cảm xúc trong khách hàng được khơi dậy; khiến khách hàng có cảm tình với thương hiệu hơn; khả năng họ trở thành khách hàng chính thức là rất lớn. Không gì có thể truyền đạt nội dung nhanh và chính xác hơn content marketing; vì vậy chúng rất quan trọng.
Làm content marketing cũng có nhiều khía cạnh bao gồm sáng tạo ý tưởng; lập kế hoạch chủ đề; viết bài và tối ưu các bài viết.
Truyền thông marketing là một cốt lõi quan trọng của ngành marketing. Đây là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì nó năng động, nó đa dạng và thử thách bản thân rất nhiều. Đây là công việc sử dụng các kênh truyền thông để mang nội dung đã được sáng tạo ra đến với khách hàng dễ dàng nhất; hiệu quả nhất.
Có nhiều hình thức truyền thông marketing cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều vị trí trong công việc này. Truyền thông offline, truyền thông online, truyền thông tại điểm bán;… Vì doanh nghiệp có nhiều mục tiêu cho hoạt động truyền thông nên phương thức truyền thông cũng được lựa chọn tùy biến.
Để trở thành một chuyên gia trong ngành truyền thông marketing; bạn cần có sự nhạy bén trước những kênh truyền thông. Biết được đối tượng của từng kênh là ai; hành vi của họ ra sao và kết hợp với bộ phận sáng tạo để cho ra đời những ấn phẩm truyền đạt tốt; đúng cách; đúng đối tượng.
Tổ chức sự kiện cũng là một khía cạnh quan trọng của ngành marketing. Nó bao gồm các hoạt động thu hút công chúng cùng tham gia một hoạt động nào đó do doanh nghiệp tổ chức; hướng đến cộng động hoặc hướng đến chính doanh nghiệp. Mục đích của việc tổ chức sự kiện là quảng bá hình ảnh doanh nghiệp; giới thiệu sản phẩm; mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng;…
Công việc của một người làm sự kiện hết sức đa dạng và không hề nhẹ nhàng. Họ cần nghiên cứu đặc tính của thương hiệu; xác định các đối tượng tham gia sự kiện; chuẩn bị nhân sự và cơ sở vật chất; quản lý ngân sách và kiểm soát triển khai sự kiện. Mục tiêu cuối cùng là sự kiện gây được dấu ấn trong lòng khách hàng và doanh nghiệp được nhiều người biết đến hơn.
Họ cũng tham gia vào quá trình lên ý tưởng cho các sự kiện; đây là một công việc vô cùng cân não nhưng cũng rất thú vị và đáng thử sức.
Tưởng chừng không mấy liên quan nhưng thiết kế cũng là một phần của ngành Marketing. Công việc thiết kế không còn quá xa lạ với nhiều người. Những người làm thiết kế đặc biệt quan trọng; họ chính là người quyết định bao bì sản phẩm; ấn phẩm truyền thông;… mà các đội khác như content hay sự kiện luôn mong đợi. Content có chất đến đâu; sự kiện có sáng tạo đến đâu mà không được thể hiện đúng cách thì hiệu quả mang lại cũng rất khó để phán đoán.
Một người làm thiết kế cần có những tố chất như khả năng sáng tạo đỉnh cao; cảm nhận nghệ thuật tốt; chịu áp lực công việc và quản lý được thời gian bản thân. Bên cạnh đó họ cần phải có kiến thức chuyên môn như việc thành thạo các công cụ thiết kế và photoshop; bố cục hình ảnh; màu sắc;… Họ cũng cần có khả năng làm việc nhóm để dễ dàng làm việc với các bộ phận khác để cho ra đời những ấn phẩm tuyệt vời; đúng thông điệp nhất.
SEO là một khía cạnh khá “kỹ thuật” nhưng cũng là một yếu tố khiến hoạt động marketing của doanh nghiệp được trọn vẹn hơn. SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Là các khiến tên của doanh nghiệp được xuất hiện trên trang tìm kiếm đầu tiên; như vậy khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng sẽ cao hơn rất nhiều.
Để làm SEO tốt, ngoài việc bạn có những kiến thức về kỹ thuật để nghiên cứu các thuật toán của bộ máy tìm kiếm; bạn cũng cần phối hợp tích cực với bộ phận content marketing để đảm bảo nội dung do doanh nghiệp phát hành được đánh giá cao nhất. Content và SEO là bộ đôi không thể tách rời nhau cũng là bộ đôi quan trọng; đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn làm marketing online.
Ngành marketing là ngành cần sự thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu thị trường. Chính vì thế mà các nhân viên nghiên cứu và phân tích dữ liệu thị trường là vô cùng cần thiết. Công việc này đòi hỏi khả năng phân tích và đánh giá các vấn đề của thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Những chuyên viên nghiên cứu và phân tích thị trường chịu trách nhiệm tiếp cận thị trường; đánh giá xu hướng vận động; đánh giá xu hướng người tiêu dùng; tổng hợp và đưa ra nhận định chung về thị trường. Những thông tin chuyên viên thu thập được sẽ là nguồn cơ sử cần thiết cho những chiến lược marketing được vạch ra. Nếu thông tin chất lượng, chiến dịch hướng đến đúng đối tượng; mang lại hiệu quả tuyệt vời. Ngược lại, rất có thể doanh nghiệp sẽ gây lãng phí nguồn lực nếu những thông tin thu về không đúng thực tế.
Người làm nghiên cứu thị trường cần có phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn khách hàng thông qua gọi điện; tin nhắn; gửi mail;… thống kê dữ liệu từ đối thủ; nghiên cứu về phương pháp tiếp thị hợp lý. Đây là một công việc rất áp lực thách thức và vất vả; vì thế đòi hỏi sự kiên trì rất cao.
Planner chính là người có tầm bao quát nhất trong tất các các bộ phận cấu thành một hệ thống marketing chuyên nghiệp. Người làm planner sẽ chịu trách nhiệm lấy dữ liệu và phân tích từ bộ phận nghiên cứu thị trường; kết nối với những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Sau đó sẽ lên một bản kế hoạch về công việc cần triển khai; bộ phận nào đảm nhiệm triển khai và ngân sách là bao nhiêu.
Người làm planner cần có tố chất của một người lãnh đạo; có mắt nhìn bao quát; có kiến thức về đa dạng lĩnh vực và khả năng tương tác với tất cả các bộ phận khác.
Nói chung, những khía cạnh trên đây cũng chưa hẳn đã là toàn bộ về ngành marketing rộng lớn. Tuy nhiên chắc chắn, nhiều người đã thay đổi suy nghĩ về marketing. Quan trọng nhất khi lựa chọn công việc đó là biết được bản thân có những tố chất hợp với công việc nào; tìm hiểu và thử sức với nó.
Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…
Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…
1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…
1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…