Danh Mục Bài Viết
Những ngày qua thương hiệu Dolce & Gabbana đã rơi và tình trạng khốn đốn tại Trung Quốc do những rắc rối liên quan đến đoạn video phản cảm và những phát ngôn súc phạm đến người tiêu dùng Trung Quốc. Chính những hành động mang tính phân biệt chủng tộc này đang đẩy việc kinh doanh của D&G tại Trung Quốc đến bờ vực.
Đầu tiên sau sự việc đó, đồng loạt các ngôi sao từ Trần Khôn, Chương Tử Di, Lý Băng Băng, Huỳnh Hiểu Minh… dàn người mẫu đến hai đại sứ thương hiệu Địch Lệ Nhiệt Ba và Vương Tuấn Khải tẩy chay không đến show quan trọng của Dolce & Gabbana tại Thượng Hải hôm 21/11 vừa rồi. Hai đại sứ cắt luôn hợp đồng và xóa sạch dấu vết liên quan đến hãng thời trang Italy.
Người Trung Quốc biến câu “không phải tôi” thành biểu ngữ cho làn sóng tẩy chay mua hàng Dolce & Gabbana. 24 người mẫu dự kiến diễn show cho hãng là những người đầu tiên tham gia. Phong trào sau đó lan khắp mạng xã hội Trung Quốc, từ việc treo bán áo phông “Not me” đến ném vào thùng rác, cắt đồ hiệu Dolce & Gabbana không thương tiếc. Sóng sang cả Milan (Italy), nơi người Trung Quốc đứng trước cửa hàng Dolce & Gabbana cầm khẩu hiệu “Not me”.
Các trang thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc gồm Tmall, JD, Kaola, Yangmatou… gỡ luôn hàng Dolce & Gabbana khỏi website của họ. Bỏ 58.000 sản phẩm Dolce & Gabbana, Yangmatou với khẩu hiệu: “Tổ quốc là trên hết”.
Trước tiên, chuỗi D&G ở Trung Quốc với 44 cửa hàng và lịch sử phát triển hơn 1 thập kỷ có nguy cơ biến mất hoàn toàn khỏi thị trường này.
Bên cạnh đó theo các báo cáo từ Brand Finance thì vụ bê bối này có thể làm giảm tới 20% giá trị thương hiệu của Dolce & Gabbana với trị giá lên tới 937 triệu USD; và khiến cho thương hiệu này bị đưa ra khỏi 50 thương hiệu may mặc hàng đầu thế giới. Điều này có thể làm rung chuyển tới sức khỏe tài chính của D&G . Công ty tư nhân không công bố số liệu bán hàng cá nhân của mình. Châu Á và Trung Quốc nói riêng, là chìa khóa cho sự thành công của các thương hiệu cao cấp châu Âu.Đặc biệt người tiêu dùng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho một phần ba của tất cả các chi tiêu sang trọng trên toàn cầu, theo một nghiên cứu gần đây . Con số này sẽ tăng lên 46% doanh thu dự báo ước tính khoảng 365 tỷ euro (412 tỷ USD) vào năm 2025, được thúc đẩy bởi các thệ hệ người trẻ hơn ở Trung Quốc, những người sẽ tăng tỷ lệ mua hàng trực tuyến.
Mặc dù không phải lần đầu tiên dính vào những bê bối kiểu này . Điển hình như những vị công khai không ủng hộ gia đình đồng tính, chê sao xấu (Selena Gomez), coi thường người béo, thiết kế áo phông in chữ tự mỉa “Tẩy chay Dolce & Gabbana”, xua tay với phong trào #MeToo ở Italy và ủng hộ vợ Trump khi chồng bà là kẻ thù của ngành thời trang. Washington Post cho biết qua những lần vạ miệng đó, Dolce & Gabbana vẫn vững mạnh và đạt doanh thu kỷ lục 1,3 tỷ euro năm 2017. Tuy nhiên lần này, với việc gây hoạ với đất nước tỷ dân; 2 nhà sáng lập của D&G đã phải quay video xin tha thứ và cúi đầu xin lỗi bằng tiếng Trung Quốc. Càng chứng tỏ sự quan trọng của thị trường Trung Quốc.
Trước D&G thì những thương hiệu lớn như Apple hay Mercedes đều gặp những sự cố gần như tương tự. Vậy bài học kinh doanh rút ra ở đây là gì
Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…
Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…
1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…
1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…