Giải pháp bán hàng

Starbucks – Bài học cho những doanh nghiệp ngoại muốn vào Việt Nam

Danh Mục Bài Viết

Rate this post

Thời điểm Starbucks vào Việt Nam, sân chơi này đã bắt đầu chập chững những Trung Nguyên, Highlands coffee, The Coffee House,… Nhưng thời điểm này, thị trường cà phê Việt đã bùng nổ và sôi động hơn bao giờ hết. Nhưng Starbucks lại chững lại. Vốn là chuỗi thương hiệu hàng đầu thế giới chiếm lĩnh thị trường tại nhiều quốc gia, nhưng điều gì làm cho thương hiệu này đang dậm chân tại Việt Nam.

Xem thêm:

Tăng tỉ lệ chuyển đổi bằng cách cải thiện thanh toán online

Bí quyết chăm sóc khách hàng tốt nhất cho các quán cà phê

Cộng cà phê và chiến lược marketing đầy thách thức trên đất Hàn

Và bài học cho những doanh nghiệp ngoại nào đang muốn vào Việt Nam?

Starbucks thống trị cả Đông Nam á, trừ Việt Nam

Theo những con số được thống kê, tại Thái Lan Starbucks có 330 quán, tại Malaysia có 320 quán; còn con số đó tại Việt Nam chỉ là 38. Việt Nam chính là thị trường duy nhất trong khu vực mà Starbucks không được chọn là điểm đến hàng đầu.

Việt Nam là nơi duy nhất mà Starbucks không phải là điểm đến hàng đầu

Điều đáng nói là mặc sự cạnh tranh gay gắt của những thương hiệu Việt, Starbucks vẫn được đánh giá là chuỗi cà phê dành cho giới thượng lưu tại Việt Nam.Đối thủ lớn nhất của thương hiệu này chính là Trung Nguyên và HighLands coffee.

Trong khi Starbucks vẫn đang củng cố và giới thiệu thương hiệu của mình thì đồng thời là sự gia tăng đột biến của hàng loạt chuỗi cà phê độc lập trên khắp cả nước. Trung Nguyên và Highlands đều bận rộn mở rộng chuỗi cửa hàng để khẳng định vị thế số 1 của mình.

Khó khăn gì cho Starbucks tại Việt Nam

  • Vị cà phê “nhẹ”

Cái khó khăn nhất của Starbucks tại Việt Nam là thay đổi khẩu vị vốn có của người tiêu dùng. Người Việt Nam xưa nay quen với loại cà phê mạnh, đậm vị như của Trung Nguyên.

Còn Starbucks thì được đánh giá nhạt hơn nhiều.

Vị cà phê Starbucks nhẹ hơn nhiều so với cà phê Việt

Một ví dụ minh chứng cho việc này là cuộc đấu Slogan của G7 Trung Nguyên và Nestle Cafe. Khi Nestle đưa ra slogan cho Nescafe là “Cafe mạnh, cho phái mạnh”. Đáp trả ngay, G7 đưa ra slogan “ Mạnh chưa đủ, phải đúng gu”.

Điều đó chứng tỏ cho việc cạnh tranh hương vị mạnh của cafe cho người Việt.

  •  “Sản phẩm cao cấp”

Mặc dù là thương hiệu quốc tế, nhưng Starbucks lại không hề lạ lẫm gì với giới trẻ. Nó cũng không đến mức quá cách biệt so với các nhãn hàng khác. Vì vậy Starbucks chưa phải là “sản phẩm cao cấp”.

  • Giá cao

Giá cả vẫn là một mấu chốt để khách hàng quyết định có sử dụng sản phẩm, dịch vụ không.

Các thương hiệu Việt ở Việt Nam như Highlands, hay Trung Nguyên đều đã hạ mức giá xuống :”bình dân hóa” để phù hợp với thu nhập người Việt. Vì vậy một mức giá từ 80.000-200.000đ của Starbucks đương nhiên sẽ bị coi là cao so với các đối thủ.

  • Cạnh tranh lớn

Mặc dù Starbucks ngày càng có nhiều đối thủ lạ trên thị trường cà phê đông đúc của Việt Nam. Tuy nhiên điều này cũng không còn xa lạ gì với kinh nghiệm chinh chiến quốc tế của thương hiệu này.

Cạnh tranh không chỉ là khó khăn mà là động lực, là cơ hội để Starbucks luôn luôn nâng cao chất lượng của mình.

Bài học cho những doanh nghiệp ngoại

Tìm hiểu và phân tích kỹ thị trường

Việt Nam có 50% dân số trẻ, đối tượng mà nhiều chuỗi cà phê hướng tới. Cùng với sự hội nhập hiện nay, khách hàng là giới trẻ cũng đang thay dần khẩu vị của mình. Họ hướng đến sự hiện đại, năng động và cao cấp.

Việc phân tích kỹ thị trường là điều vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp này cần tìm hiểu về đặc điểm dân số, khẩu vị, lối sống và giá cả ở đây.

Các thành phố của Việt Nam đang chứng kiến tốc độ đô thị hóa nhanh. Lần lượt các tòa nhà cao tầng, các trung tâm thương mại mọc lên đông đúc; Đất trật người đông. Đây cũng là nơi thị trường bán lẻ tập trung đông nhất. Không gian phát triển các quán cà phê, nhà hàng cuốn theo lối sống đô thị.

Lợi dụng công nghệ – điểm yếu của các thương hiệu Việt Nam

Để đứng vững trong thị trường, bạn cần phải khác biệt, phải tạo ra thứ mà khách hàng cần. Từ đó khách hàng sẽ chọn quán bạn thay vì quán khác.

Starbucks đã gây ấn tượng bằng việc cho khách đặt cà phê qua điện thoại thông minh. Từ đó không cần phải xếp hàng tận nơi.

Việc này rất phù hợp với lối sống hiện nay, vì mọi người đều rất bận rộn với cuộc sống, công việc. Người dùng có thể đặt cà phê hoặc thức ăn và trả tiền trước, nhằm tiết kiệm thời gian và tránh xếp hàng chờ đợi đồ ăn được chuẩn bị.

Tại Việt Nam, các thương hiệu, cửa hàng đa số dùng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý đơn đặt hàng của khách. Khách hàng vẫn phải đến trực tiếp cửa hàng để order đồ.

Ju Nguyễn

Tin gần đây

Bota kết nối AhaMove: Đồng giá 15K/đơn hàng nội thành giao trong ngày

Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…

10 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Ahamove

Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…

10 tháng ago

Kết nối và cấu hình kênh bán hàng Sendo – Bota

1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…

11 tháng ago

Kết nối kênh bán hàng Lazada – Bota

1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Viettel Post

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago

Hướng dẫn thiết lập đối tác vận chuyển Giao hàng nhanh

Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…

11 tháng ago