- Lượt xem: 158

Bán hàng trên Sendo là một lựa chọn của rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh online cùng với các trang thương mại đện tử khác là Shopee, Tiki hay Lazada. Việc bạn đang sở hữu một cửa hàng, nhưng không đủ chi phí để mở một trang web riêng, thì Sendo sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Tuy nhiên, Sendo là kênh thương mại điện tử quy mô lớn với nhiều mặt hàng, các shop kinh doanh đa dạng, để có thể đạt được doanh số mong muốn từ kênh này cũng là một thách thức không nhỏ đối với các shop bán hàng online, doanh nghiệp… Trong bài viết dưới đây, Bota sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bán hàng hiệu quả trên Sendo. Hãy theo dõi nhé!

1. Nhà vận chuyển

  • Đối với VNPost là đối tác giao nhận hàng nhanh nhất, thường vào sáng là gọi lấy ngay. Nếu không thấy họ sang lấy thì hãy gọi tổng đài vì VNPost không tự cầm sản phẩm bán trên Sendo ra bưu cục được.
  • Đối với Viettel và Giao Hàng Nhanh (GHN) thường lấy hàng vào chiều hoặc gần tối (GHN lấy hàng lâu nhất) nên qua 1 ngày bạn hãy gọi tổng đài hoặc cầm thẳng ra GHN/Viettel giao luôn.
  • Nếu các bạn ở gần nhà vận chuyển Viettel + GHN trong bán kính 3 – 5km thì tự mang hàng đi ra giao, chứ không nên đợi 2 bên này nó qua lấy (Viettel + GHN có ưu điểm là có thể tự mang hàng ra, họ có xuất lại vận đơn dự phòng cho bạn, các bạn có được data địa chỉ khách hàng trên vận đơn để chăm sóc. Còn VNPost thì bắt buộc đợi qua lấy hàng chứ không mang ra được, 1 ngày không thấy họ thì gọi tổng đài gấp vì hãng không xuất lại đơn dự phòng, chỉ có đơn chính bưu tá cầm đi, khi VnPost lấy hàng yêu cầu xuất lại đơn để có địa chỉ khách hàng làm data, không là hãng cũng không đưa cho bạn đâu. Một số đơn của Viettel và GHN bạn có thể cầm mã vận đơn ra nhà vận chuyển nhờ họ check dùm địa chỉ để lưu data nhé.
  • Hiện Bota cảm thấy hài lòng về GHN nhất, tuy lấy hàng lâu nhưng giao đi nhanh gọn và thành công cao ở nội thành, ngoại thành cũng tương đối ổn. Không hài lòng nhất Viettel vì lấy hàng lâu và có lần làm lạc vận đơn khiến thời gian giao hàng lên 2 tuần và KH từ chối nhận hàng vì quá lâu, những đơn hàng sau của Viettel tỉ lệ thành công khá thấp.
  • VNPost tỉ lệ thành công đơn hàng khá cao

2. Quản lý đơn hàng

Các bạn nên tự quản lý đơn hàng riêng bằng Excel hoặc phần mềm bán hàng có mục: đơn hàng mới, thành công và hủy để quản lý riêng, đơn hàng nào nhận tiền từ Senpay rồi tô màu lên, và có một bảng tổng hợp, có vậy các bạn sẽ không bị rối, chứ đừng phụ thuộc vào Sendo và đó cũng là cách bạn có data khách hàng để chăm sóc bán hàng.

3.Gọi điện và bán hàng

Để tránh đơn hàng giả, shop các cạnh tranh không lành mạnh và các bạn sẽ bị truy thu phí chuyển hoàn 11.000 VNĐ. Vì vậy để cẩn thận và giảm rủi ro tình trạng hoàn hàng thì bạn nên gọi trước cho khách.

Gọi điện thoại để xác nhận trước khi đóng gói sẽ giảm rủi ro hoàn trả hàng.

4. Chiến thuật bán hàng

Chiến thuật bán hàng của Bota khuyên bạn là bán hàng cứ thật thà và chân thành với khách hàng, nếu hàng giao đi khách không vừa ý do size, màu thì hỗ trợ đổi, khách chịu phí ship, nếu do lỗi nhà bán đưa sai hàng, hàng lỗi chấp nhận chịu phí ship 2 chiều để đổi cho khách, khách hàng sẽ rất vui và giới thiệu shop bạn cho bạn bè mua. Nếu chưa có hàng gọi điện vui vẻ bảo khách đợi hoặc đổi mẫu, giảm giá 5% vì lỗi hết sản phẩm, chịu bớt lời 1 tí mang đến niềm vui cho khách hàng. Các bạn vô tình có được các đơn hàng tiềm năng.

5. Chi phí mở và duy trì shop

Tùy vào ngân sách bạn có mà lựa chọn khác nhau. Ví dụ như có một chị khách từng sử dụng dịch vụ Bota chia sẻ rằng: shop mình kinh doanh thời trang, không mua bất kỳ quảng cáo và chi phí nào từ SENDO trong 1 tháng qua, gọi điện thoại cũng tốn kém rất ít, truy thu chỉ 69K/tháng 3 và 26K/tháng 4. Mình chú trọng tối ưu sản phẩm về tiêu đề tên sản phẩm, content và thương hiệu và sử dụng phần mềm quản lý đồng bộ hóa của Bota chứ không đầu tư quảng cáo.

Còn tiếp…


Chia sẻ: