Danh Mục Bài Viết
Kinh doanh văn phòng phẩm là lĩnh vực kinh doanh an toàn trên thị trường. Bởi lẽ, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng luôn giữ ở mức ổn định, không có sự tăng giảm quá mạnh mẽ. Dựa vào tiềm lực phát triển như vậy, các nhà kinh doanh ngày càng muốn lựa chọn lĩnh vực này để khởi nghiệp. Tuy nhiên , cũng giống như những lĩnh vực khác, nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể; nhà quản lý rất dễ gặp những vấn đề phát sinh. Điều đó có thể làm họ thất bại.
Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro, chúng tôi đã tổng hợp 5 bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm.
Xem thêm:
Kinh doanh đồ ăn vặt – cần bản kế hoạch đơn giản nhưng hiệu quả
Quản lý cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm làm sao để không thất thoát?
Kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cơ bản cần nhớ
Khảo sát thị trường kinh doanh văn phòng phẩm giúp bạn đưa ra những chiến lược tiềm năng; không giống với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào.
Khảo sát thị trường kinh doanh văn phòng phẩm bao gồm khảo sát khách hàng, khảo sát địa điểm, và khảo sát đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần tìm hiểu xu hướng thị trường; để xác định được khách hàng tiềm năng. Thông thường, đối tượng trong lĩnh vực kinh doanh của bạn thường là học sinh, giáo viên, công nhân viên chức; những người có nhu cầu cao để sử dụng đồ dùng văn phòng phẩm. Bạn có thể tập trung vào một đối tượng cụ thể; hoặc phục vụ đa dạng các đối tượng khác nhau. Mỗi lựa chọn đều có những ưa, nhược điểm riêng. Vì vậy, hãy đưa chúng vào kế hoạch của bạn rồi phân tích cụ thể.
Địa điểm bạn lựa chọn phải thích hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn nên đặt tại các trường học, các công ty, văn phòng. Đây là những địa điểm thích hợp nhất cho bạn để kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên, bạn cũng cần khảo sát kỹ càng địa điểm mà bạn có ý định kinh doanh. Địa điểm của bạn không nên đặt ở nơi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, bạn sẽ khó mà tạo được thương hiệu khi vừa mới bắt đầu.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn tìm ra ý tưởng kinh doanh mới lạ và độc đáo hơn; tránh bị trùng lặp với họ. Thêm nữa, khi khảo sát thị trường, bạn cũng sẽ tìm ra điểm mạnh, yếu của đối thủ. Qua đó, gặt hái được những kinh nghiệm cho chính mình. Giúp việc kinh doanh giảm thiểu rủi ro, và tiết kiệm tối đa chi phí không cần thiết.
Lập kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm bao gồm những phần cơ bản sau:
Khi bạn đã xác định được nguồn hàng, bạn cần tìm kiếm nguồn cung cấp cho những mặt hàng đó. Nhà cung cấp cần đảm bảo giá và chất lượng tốt nhất. Bạn có thể tham khảo nhiều nguồn cung cấp, cân nhắc, đàm phán để tìm ra hai, đến ba nhà cung cấp uy tín. Đồng hành cùng bạn trong quá trình kinh doanh sắp tới.
Lựa chọn, quyết định khách hàng mục tiêu và địa điểm kinh doanh sau khi làm khảo sát ở bước 1.
Tránh những nhầm lẫn, hoặc thất thoát trong quá trình kinh doanh. Mọi chi tiêu dù lớn hay nhỏ đều phải được thống kê chi tiết. Rất nhiều nhà kinh doanh văn phòng phẩm khi bắt đầu đã chủ quan và bỏ qua những chi phí nhỏ. Và họ đã phải chịu những tổn thất nặng nề vào một thời gian sau đó.
Đây là những ý chính mà bản kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm cần có. Nó sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những sai sót, rủi ro.
Cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có vô số những đồ dùng; đặc biệt là những đồ dùng nhỏ lẻ như bút, tẩy, thước,… Nếu bạn không sắp xếp hợp lý, chắc chắn cửa hàng bạn sẽ lộn xộn. Dẫn đến tình trạng khó khăn trong quản lý hàng hóa; cũng như làm mất đi thiện cảm của khách hàng.
Vì vậy, chuẩn bị những kệ để hàng hóa chắc chắn. Sắp xếp mọi đồ dùng theo từng loại, từng nhóm sản phẩm theo những khu riêng biệt. Sắp xếp như vậy khiến bạn tiết kiệm thời gian vận chuyển và thuận tiện kiểm soát hàng hóa. Bên cạnh đó, nó cũng giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm hàng hóa.
Bạn nên cung cấp sơ đồ các kệ hàng cho khách hàng; hạn chế khó khăn trong việc mua hàng của họ. Làm như vậy bạn cũng không cần mất quá nhiều thời gian để hướng dẫn và giới thiệu các gian hàng, sản phẩm cho khách hàng.
Cửa hàng của bạn cũng nên lắp đặt hệ thống đèn điện với nhiều bóng đèn trên tường cũng như trên trần. Để tạo không gian sáng sủa, thoáng đãng. Sản phẩm của bạn cũng sẽ trở nên mới và tươi sáng hơn khi có hệ thống đèn điện tốt.
Kỹ năng quản lý vô cùng quan trọng quyết định khả năng thành bại của cửa hàng. Nhà quản lý phải đảm bảo kiểm soát chi tiết mọi hoạt động diễn ra tại cửa hàng từ lúc mở cửa cho tới khi đóng cửa hàng. Nếu bạn cảm thấy có quá nhiều công việc phải làm khi mới bắt đầu, hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm hỗ trợ bạn trong mọi hoạt động quản lý. Bạn sẽ không cần quá tập trung ngày đêm tại cửa hàng mà vẫn dễ dàng nắm bắt được thông số kinh doanh.
Không chỉ riêng nhà quản lý mà nhân viên cũng cần được đào tạo bài bản kỹ năng bán hàng. Khi tuyển nhân viên vào làm, nhà quản lý cần dành ra 2-3 buổi để đào tạo kỹ năng và thái độ nhân viên. Để tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất có thể.
Khi bạn đã vượt qua giai đoạn bắt đầu khởi nghiệp, bạn sẽ phải suy nghĩ những ý tưởng xa hơn. Bạn không thể dậm chân tại chỗ. Khi quá trình kinh doanh đã ổn định, bạn nên mở rộng quy mô, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này, bạn cũng cần có một kế hoạch cụ thể và lâu dài. Tham khảo bước 2 để đưa ra được những chiến lược toàn diện nhất.
Trên đây là 5 bước cho một quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của bạn. Hy vọng, sẽ giúp ích cho bạn trong hoạt động kinh doanh.
Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…
Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…
1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…
1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…