Danh Mục Bài Viết
Bán hàng đa kênh (Omni channel) đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại với sự thúc đẩy mạnh mẽ của mạng Internet. Điều này góp phần quan trọng vào tư tưởng của các nhà kinh doanh phải tìm hiểu cũng như phát triển doanh nghiệp của mình theo mô hình này. Vậy “bán hàng đa kênh” là gì và nó mang lại những lợi ích gì?
Xem thêm:
6 bước xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể cho doanh nghiệp mới
Lựa chọn màu sắc Website như thế nào để thu hút khách hàng?
Thiết kế Website bán hàng cho cửa hàng đồ công nghệ hiệu quả.
Bán hàng đa kênh có thể hiểu là giải pháp bán hàng mà trong đó khách hàng là trung tâm, kết nối tất cả các giải pháp bán hàng độc lập thành một chu trình khép kín, hoàn chỉnh. Giải pháp này phục vụ cho quá trình kinh doanh cũng như đem lại cho khách hàng của bạn những trải nghiệm đồng nhất dù mua hàng bằng bất cứ hình thức nào. Đồng thời, giúp cho người kinh doanh quản lý công việc kinh doanh của mình một cách thông minh và hiệu quả nhất.
Khi áp dụng hình thức bán hàng đa kênh, các nhà kinh doanh không cần phải mở cửa hàng nhiều cơ sở tại các tỉnh thành khác nhau. Bạn chỉ cần sở hữu một nền tảng phần mềm công nghệ trực tuyến là có thể đưa sản phẩm của mình có mặt tại khắp mọi miền và xuất hiện kịp thời khi khách hàng có nhu cầu mua hàng.
Các nhà bán lẻ đang hướng tới việc phát triển mạng lưới bán hàng đa kênh (Omni-channel) nhằm thu hút nhóm khách hàng thường xuyên mua hàng ở nhiều kênh bán hàng khác nhau. Omni-channel bao gồm nhiều kênh bán hàng khác nhau, từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống (offline) tới kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng qua ứng dụng di động (app)…
Một số doanh nghiệp trong nước đã đón đầu xu hướng bán lẻ này và gặt hái được thành quả từ mô hình kinh doanh Omni-channel. Hiện tại, không chỉ có các công ty nhỏ vốn có thế mạnh về bán hàng trực tuyến mà một số doanh nghiệp đang sở hữu mạng lưới cửa hàng bán lẻ truyền thống lớn cũng chuyển qua đầu tư Omni-channel.
Có thể kế đến một số doanh nghiệp như Thế giới Di động, Nguyễn Kim, Juno (chuỗi cửa hàng bán giày nữ)… đang đầu tư mạnh vào mô hình Omni-channel. Kể cả các nhà bán lẻ có hệ thống phân phối trên quy mô lớn như Vinamilk hoặc Aeon Mall cũng tham gia vào mô hình đa kênh.
Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam vừa đưa ra khái niệm người mua hàng đa kênh (Omni-channel Shopper) trong bản báo cáo xu hướng người mua hàng 2017 (Shopper Trend), đây là nhóm người tiêu dùng thường xuyên mua hàng từ nhiều kênh bán hàng khác nhau. Báo cáo cho thấy có nhiều sự khác biệt giữa người mua hàng truyền thống và người mua hàng đa kênh và điều này mở ra nhiều cơ hội cho cả nhà sản xuất lẫn nhà bán lẻ.
Theo báo cáo này, 82% người mua hàng truyền thống thường xuyên mua hàng theo kế hoạch, điều này sẽ khiến cho các nhãn hàng khó lòng lôi kéo được khách hàng mới. Trong khi đó, chỉ có 48% người mua hàng đa kênh mua hàng theo kế hoạch. Đồng thời, chỉ có 6% người tiêu dùng đi mua hàng do muốn tận dụng các chương trình khuyến mãi. Ngược lại, có đến 57% người tiêu dùng đa kênh quyết định mua sắm do các chương trình khuyến mãi.
Ngoài ra, người mua hàng đa kênh (Omni shopper) cũng có khuynh hướng mua sắm dự trữ với số lượng lớn nhiều hơn với tỷ lệ 44% so với người mua hàng truyền thống (Traditional shopper) chỉ có 19%.
Hiện tại, các nhà bán lẻ lớn như Aeon Mall, Thế giới Di động, Central Group (sở hữu chuỗi bán lẻ BigC và Nguyễn Kim) đều hướng tới phát triển mạng lưới bán hàng đa kênh. Doanh thu bán hàng online của các đơn vị đang tăng trưởng mạnh, góp phần hỗ trợ về truyền thông, thu hút khách hàng tới chuỗi cửa hàng bán lẻ offline…
Omni-channel là mô hình bán hàng đa kênh của ngành bán lẻ, tích hợp các kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến, người mua hàng đến từ nhiều nguồn và sử dụng các thiết bị khác nhau (điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop…) để tìm kiếm thông tin sản phẩm, đặt hàng… Doanh nghiệp thông qua đa kênh sẽ nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của mình ở nhiều thị trường, đa dạng hóa mặt hàng.
Ngoài việc giúp bạn tiết kiệm chi phí vận hành, thời gian, nhân lực của cửa hàng offline truyền thống , Marketing Online còn giúp bạn tiếp cận với một lượng khách hàng trực tuyến khổng lồ và giàu tiềm năng với hình thức bán hàng đa kênh. Ngoài ra, việc bán hàng đa kênh còn mang lại nhiều giải pháp tiện ích cho các nhà bán lẻ có thể phát triển tối đa tiềm lực kinh doanh của mình.
Bạn có thể tham khảo phần mềm bán hàng đa kênh Bota Omnichannel với công nghệ kết nối bán hàng đa kênh và quản lý tập trung. Bota Omnichannel sẽ giúp bạn tăng doanh thu nhờ tăng trải nghiệm khách hàng; đồng thời giảm chi phí vận hành vì quản lý tập trung, theo dõi tổng thể…
Bán hàng đa kênh thực sự đã, đang và sẽ trở thành một “mảnh đất” màu mỡ cho các doanh nghiệp muốn phát triển quy mô, chất lượng, lợi nhuận…mà không tốn quá nhiều chi phí và nhân lực. Muốn kinh doanh, quản lý và bán hàng thành công bạn cần bắt kịp xu thế của thời đại, mong rằng qua bài viết này bạn sẽ tạo ra những giải pháp mới cho cửa hàng, doanh nghiệp của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Từ ngày 12/3/2024, bên cạnh các đối tác vận chuyển đã được tích hợp trên…
Trong bài viết này Bota sẽ hướng dẫn các thao tác tích hợp với dịch…
1. Kết nối Bota - Sendo Để kết nối kênh bán hàng Sendo với Bota bạn thực…
1. Đăng ký tài khoản nhàn bán hàng trên Bota Để sử dụng kênh bán hàng…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…
Bota hỗ trợ cửa hàng bạn tích hợp với các dịch vụ giao hàng như:…