- Lượt xem: 1072

Không một doanh nghiệp nào có thể phát triển mà không có Marketing. Và để chiến lược Marketing đi đúng hướng, phù hợp với doanh nghiệp, một bản kế hoạch Marketing tổng thể là điều quan trọng nhất.

 

Một bản kế hoạch Marketing tổng thể có thể không cần phải quá dài, những nội dung cụ thể ngắn gọn vẫn đảm bảo sự gọn gàng mà truyền đạt đủ ý tưởng. Vấn đề thường gặp trong việc xây dựng kế hoạch Marketing đó là làm thế nào để bản kế hoạch ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Chắc hẳn các Marketer sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp, bố trí các vị trí công việc, xác định những việc cần ưu tiên, quản lý nguồn lực và tổng hợp dữ liệu hiệu quả và phù hợp với quy mô doanh nghiệp.

 

Là một Marketer, bạn có nhiệm vụ tổng hợp một bản kế hoạch Marketing tổng thể hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo các mẫu kế hoạch có sẵn và điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu, khách hàng mục tiêu và các chiến lược của doanh nghiệp.

 

Bài viết này sẽ phân tích chi tiết một mẫu kế hoạch Marketing tổng thể để giúp các Marketer có định hướng đúng đắn và xây dựng một bản kế hoạch phù hợp nhất.

 

 

https://bota.vn/phan-mem-quan-ly-ban-hang-bota-chia-khoa-thanh-cong/

 

Mẫu kế hoạch Marketing tổng thể

 

Quy mô kế hoạch Marketing tổng thể phụ thuộc rất lớn vào mục đích hoặc loại hình kinh doanh. Một bản kế hoạch Marketing của một quán cà phê nhỏ hiển nhiên sẽ khác hẳn với một doanh nghiệp lớn như Coca Cola. Không nói đến quy mô và công chúng mục tiêu, một bản kế hoạch Marketing không bao giờ được phép thiếu đi chi tiết và phải luôn đảm bảo chất lượng.

 

Bạn luôn cần phải ghi nhớ rằng tất cả các bước xây dựng kế hoạch Marketing dưới đây nên được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô và yêu cầu của doanh nghiệp. Bạn không thể áp dụng một cách rập khuôn cho mọi doanh nghiệp.

 

Kế hoạch Marketing tổng thể dưới đây được phân tích theo ví dụ về một kế hoạch của doanh nghiệp giả định là mô hình quán cà phê hẹn hò Everyday.

 

Dưới đây là 6 bước cũng như là 6 nội dung cần phải có trong một bản kế hoạch Marketing tổng thể:

 

 

  1. Tóm tắt kế hoạch (Executive Summary)

 

 

Trong toàn bộ bản kế hoạch, đây là phần yêu cầu được chăm chút kỹ lưỡng bởi nó đóng vai trò tổ chức, tóm tắt toàn bộ kế hoạch Marketing tổng thể.

 

Phần tóm tắt nên có tiêu đề rõ ràng, dễ hiểu cũng như phần mô tả chính xác và chặt chẽ về nội dung của kế hoạch. Chỉ cần đọc phần này, người đọc có thể hiểu chính xác nội dung chính của bản kế hoạch.

 

Phần tóm tắt có thể được trình bày theo hình thức liệt kê hoặc một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, dễ đọc để không khiến người đọc hiểu sai thông tin.

 

  1. Các sản phẩm và dịch vụ

 

Trong phần này, bạn nên liệt kê những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho khách hàng tiềm năng. Đó có thể là các sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm.

 

Trong ví dụ về quán cà phê Everyday, bạn nên giới thiệu những sản phẩm đồ uống chất lượng cũng như những hoạt động quảng bá, hoạt động xã hội để nhiều người biết đến các sản phẩm hơn, và cũng tạo môi trường để mọi người gặp gỡ theo một cách khác.

 

 

So sánh với các quán cà phê khác, quán Everyday mang đến trải nghiệm khác biệt cho người độc thân, giúp họ gặp gỡ và trò chuyện với những người độc thân khác trong một không gian có nhạc nhẹ, ánh sáng tinh tế, môi trường thân thiện.

 

15 nữ doanh nhân da đen chia sẻ bí quyết thành công

 

  1. Tầm nhìn và sứ mệnh

 

Đây là phần cực kỳ quan trọng bởi nó tóm tắt và thực sự nhấn mạnh vào việc doanh nghiệp sẽ thay đổi, hành động hay có gì dành cho các khách hàng.

 

Giá trị của doanh nghiệp là gì?

 

Nếu bạn không thể giải thích tại sao khách hàng cần đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong vài câu ngắn gọn, bạn không hề hiểu giá trị của doanh nghiệp. Nếu không có nhu cầu, khách hàng sẽ không có động lực mua hàng.

 

Hãy tự hỏi về giá trị hiện hành của doanh nghiệp. Liệu mô hình kinh doanh hiện nay có hiệu quả không? Doanh nghiệp đã xây dựng cơ sở hạ tầng và các nguồn lực hợp lý để mang lại giá trị hay chưa?

 

 

Ví dụ, về kinh doanh quán cà phê Everyday, bạn cần phải chỉ ra cụ thể tầm nhìn và mong muốn của bạn với cộng đồng xã hội. Tầm nhìn sẽ là tạo ra một nơi để mọi người trò chuyện thoải mái và là địa điểm đáng tin cậy để khách hàng tìm đến.

 

Sứ mệnh sẽ đi xa hơn vào việc chỉ ra doanh nghiệp sẽ làm thế nào để đạt được mục tiêu kể trên. Bạn tạo ra một quán cà phê cho phép khách hàng tiềm năng tới và tận hưởng trải nghiệm khác với những quán cà phê khác. Quán cà phê Everyday sẽ là nơi kết nối mọi người và tập trung vào trải nghiệm với đồ uống và đồ ăn. Bạn cần nghĩ tầm nhìn của doanh nghiệp LÀ GÌ và sau đó xác định thực hiện sứ mệnh NHƯ THẾ NÀO.

 

  1. Nghiên cứu và Phân tích

 

Trong phần này, bạn nên tổng hợp về những điều liên quan trên thị trường mà có ảnh hưởng chung tới kế hoạch Marketing tổng thể của doanh nghiệp.

 

Cạnh tranh

Hãy nghiên cứu các đối thủ rồi phân tích theo các tiêu chí dưới đây:

  • Phát triển sản phẩm
  • Giá cả
  • Chiến lược Marketing và bán hàng
  • Kênh và phương thức phân phối
  • Các sản phẩm và dịch vụ hiện có

 

Bằng cách này, bạn có thể nắm rõ tình hình cạnh tranh, biết được các đối thủ đang làm gì, thực hiện Marketing như thế nào, và từ đó triển khai các ý tưởng hay hơn. Nhờ hiểu rõ đối thủ, doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí của mình trong ngành, thể hiện sự độc đáo và khác biệt so với những gì các đối thủ đã và đang làm.

 

Trong ví dụ về quán cà phê Everyday, bạn có thể nghiên cứu những quán cà phê “hot’ nhất trong thành phố, cũng như những tổ chức hay ứng dụng hẹn hò phổ biến để sắp xếp các buổi hẹn hò.

 

Trong tài liệu nghiên cứu của mình, bạn sẽ không biết được đối thủ của mình là ai, mà còn tìm được cách làm thế nào họ có thể thu hút khách hàng. Chẳng hạn đối thủ của bạn có thể tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật hàng tuần, hoặc đưa ra mức giá đồ uống thấp mà lại có tầm nhìn trên cao đẹp. Bạn có thể tham khảo các phương thức, chiến lược của đối thủ và áp dụng một cách linh hoạt cho doanh nghiệp của mình.

 

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Tại sao khách hàng trung thành với doanh nghiệp?
  • Các nhân tố nào đã thúc đẩy khách hàng?
  • Giá cả của họ thế nào?
  • Họ sở hữu những mối quan hệ nào?
  • Các đối thủ đang quảng bá và kết nối cộng đồng mục tiêu của bạn như thế nào?

 

Bạn có thể chỉ ra đối thủ của mình là ai và điều gì khiến họ trở thành đối thủ của bạn, bạn có thể học hỏi các phương thức của họ hoặc làm một điều hoàn toàn khác biệt để thu hút loại khách hàng khác.

 

Lợi thế cạnh tranh

 

Doanh nghiệp của bạn mang lại điều gì cho khách hàng mà khiến họ yêu thích? Nếu là một quán cà phê, bạn có thể quảng bá quán của mình mang đến môi trường thoải mái, thích hợp để gặp gỡ, trò chuyện. Thậm chí là nơi tuyệt vời để hò hẹn.

 

Quán Everyday sử dụng hệ thống trò chuyện để tăng cường hiệu quả của những buổi gặp mặt giữa những người độc thân, thay vì sử dụng mô hình quán bar-cà phê đơn giản với những căn phòng tối, âm nhạc lớn không phù hợp để trò chuyện. Bạn có thể xây dựng một cộng đồng những người có chung chủ đề ưa thích như chính trị, tôn giáo và các sở thích khác. Những nhóm này rất thích hợp để phát triển thành một cộng đồng khách hàng thân thiết cho Everyday.

 

Bạn cũng có thể cân nhắc sản xuất các sản phẩm riêng của quán như trà, cà phê, đồ ăn vặt với logo và bao bì Everyday. Khách hàng có thể mua về và ghi nhớ về quán của bạn.

 

 

Phân tích S.W.O.T

 

Nhờ phân tích S.W.O.T, bạn có thể tạo ra một bản kế hoạch Marketing tổng thể chỉ ra các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khác biệt thế nào, khẳng định vị trí duy nhất trên thị trường.

 

Điểm mạnh (Strength)

Khi xem xét điểm mạnh của doanh nghiệp, bạn nên liệt kê những ưu điểm thực tiễn và tích cực đối với khách hàng nói chung. Nếu bạn đã xác định được giá trị của doanh nghiệp thì phần này tương đối dễ tổng hợp.

 

Điểm yếu (Weakness)

Khi nhìn vào điểm yếu của doanh nghiệp, hãy nhìn nhận cả cuộc cạnh tranh và nhìn ra xem bạn đang thiếu sót ở đâu. Xác định điểm yếu cũng giúp bạn lên kế hoạch khắc phục và cải thiện thông điệp của doanh nghiệp.

 

Cơ hội (Opportunity)

Đây là phần tích cực nhất để nhận định khả năng phát triển của doanh nghiệp. Trong mục này, hãy tìm những cách bạn có thể áp dụng để doanh nghiệp thành công. Hãy nhìn xem thị trường sẽ phát triển như thế nào và nó có lợi với doanh nghiệp như thế nào. Bên cạnh đó hãy khôn ngoan và làm tốt hơn những gì đối thủ đang làm.

 

Thách thức (Threat)

Bên cạnh cơ hội, bạn cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế của doanh nghiệp. Hãy tìm những yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh, giới hạn khách hàng mục tiêu hay những nhân tố địa phương có thể ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp.

 

  1. Phân khúc khách hàng

 

Điều tiếp theo bạn cần xem xét khi xây dựng một kế hoạch Marketing tổng thể là khách hàng. Khách hàng mục tiêu của họ là ai? Họ có sở thích, đam mê hay vấn đề gì? Tập khách hàng nào phù hợp với doanh nghiệp nhất?

 

 

Thông tin cá nhân của khách hàng

  • Giá trị: Các mối quan hệ xã hội
  • Vấn đề: Khách hàng đang gặp khó khăn gì mà cần đến doanh nghiệp bạn?
  • Sở thích: Các sự kiện online và offline

5 bí quyết thành công cần nhớ dành cho nhà lãnh đạo nữ

 

  1. Mục tiêu

 

Đầu tiên bạn nên xác định điều mình muốn và xây dựng nó một cách hệ thống. Từ đó bạn có thể quyết định nếu kế hoạch Marketing tổng thể cho giúp đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không. Việc này tuyệt đối không được làm vội vàng hay thiếu tập trung.

 

Mục tiêu Marketing chính là những mục tiêu định hình một thương hiệu. Chúng chỉ ra những điều đội Marketing cần thực hiện, các con số và hoạt động chính xác để triển khai.

 

Một vài mục tiêu phổ biến:

  • Giới thiệu các sản phẩm mới
  • Mở rộng tập khách hàng
  • Mở rộng/Lấy lại thị trường
  • Xây dựng nhận diện thương hiệu
  • Phát triển thị trường
  • Đẩy mạnh bán hàng
  • Tìm kiếm khách hàng gắn bó lâu dài

 

  1. Xây dựng ngân sách cho Marketing theo quá trình cụ thể

 

  • Tập trung vào những chiến lược đã thành công
  • Tổng hợp các ưu điểm
  • Định hình quy mô phù hợp với doanh nghiệp
  • Quảng bá chéo kênh

 

Tham khảo và học hỏi từ những thành công đi trước và chi tiêu khôn ngoan ngân sách Marketing, bạn có thể kiếm lại nhiều tiền hơn. Không nên vội vàng trong khâu này.

 

Nếu bạn dự đoán tình hình tài chính, bạn nên phân chia, bố trí nhân sự cẩn thận cho từng chiến dịch và nhiệm vụ Marketing cụ thể. Các nhiệm vụ cụ thể phải có hạn chót, ngân sách và mong muốn.

 

 

Khi này hãy lên kế hoạch về xây dựng nội dung. Nội dung không chỉ thu hút khách hàng mà còn đảm bảo SEO. Tạo nội dung nhất quán và chất lượng cho blog và website của doanh nghiệp sẽ thu hút nhiều người xem hơn.

 

Từ đó, bạn cần cân nhắc khi sử dụng quảng bá trên mạng xã hội, marketing online cũng như các kế hoạch hợp tác với các công ty/người nổi tiếng khác.

 

Lên kế hoạch chi tiết, bạn sẽ có thể theo dõi sự thành công vững bền của doanh nghiệp và thu nhận kết quả tích cực trong tương lai.

 

Kết luận

 

Các doanh nghiệp luôn tìm cách để giành thị phần và đưa ra những giải pháp khác biệt trong thị trường. Với một bản kế hoạch Marketing tổng thể đúng đắn, bạn có thể dẫn dắt doanh nghiệp của mình tới thành công.

 

Mặc dù những phần phía trên là những phần mà kế hoạch Marketing tổng thể của bạn nên có, mỗi kế hoạch đều sẽ có điều chỉnh linh hoạt và khác biệt. Bạn cần xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với nhu cầu, nhưng cũng cần đảm bảo tính linh hoạt của kế hoạch để thích nghi với sự thay đổi của thị trường.

 

Một khi bản kế hoạch Marketing tổng thể được hoàn thiện, bạn sẽ thấy công sức của mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng. Bạn đã có những ý tưởng nền tảng để xây dựng các chiến dịch Marketing phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

 

Chúc bạn thành công!

 

14 ý tưởng kinh doanh đảm bảo lợi nhuận khi khủng hoảng kinh tế