- Lượt xem: 2581

Sau 4 năm ra mắt, The Coffee House chính thức cán mốc 100 cửa hàng. Có thể nói, thương hiệu này đã chinh phục giới trẻ và trở thành một trong những chuỗi cà phê thành công nhất.

Thiết kế, phong cách đồ uống khá giống với các quán cà phê hiện đại bây giờ. Vậy điều gì làm nên một The Coffee House thành công đến vậy?

 

Bước ngoặt và cái tên “The Coffee House”

 

CEO của The Coffee House – Nguyễn Hải Ninh từng là đồng sáng lập “trạm dừng chân” Urban Station. Thời mà anh rời bỏ Urban để khởi nghiệp chính vào lúc chuỗi cửa hàng này đang phát triển nhất.

Chia sẻ về bước ngoặt này, anh Ninh nói: “Tôi yêu làm việc với con người, với tập thể, cùng họ điều hành và phát triển một cái gì đó mang lại hạnh phúc cho khách hàng”. Trong khi đó, Urban đang là mô hình nhượng quyền, khiến anh không thể thực hiện những điều mình muốn.

Vậy là anh ra đi, quyết tâm làm lại cuộc đời bằng chính bàn tay mình.

Đau đáu với nhiều câu hỏi sẽ tạo dựng một quán cà phê mới như nào, ra sao, kinh doanh gì để thực hiện mục tiêu. Cuối cùng anh nhận ra, “đi cà phê” không chỉ đơn thuần là đi cà phê mà là nơi để người ta gặp gỡ; chia sẻ những điều trong cuộc sống. Nguyễn Hải Ninh bắt đầu giấc mơ về một “ngôi nhà cà phê”.

Anh muốn khi khách hàng đặt câu hỏi về mô tả một quán cà phê đúng nghĩa nhất, đó sẽ là quán của anh. Vậy là cái tên “The Coffee House” ra đời.

The Coffee House ra đời để thực hiện mục tiêu của Nguyễn Hải Ninh
The Coffee House ra đời để thực hiện mục tiêu của Nguyễn Hải Ninh

Ý nghĩa của “The Coffee House”

Bạn đã bao giờ lầm tưởng đây là một quán cà phê của Hàn Quốc. Nếu chỉ đến uống đồ uống thì những gì thương hiệu này muốn hướng tới sẽ làm bạn bất ngờ.

Ban đầu, TCH trong trí nhớ khách hàng là một quán cà phê độc đáo, chuyên nghiệp, đồ uống hợp giá tiền. Thiết kế sang trọng, hiện đại với những gam màu chính; cùng dàn nhân viên với đồng phục đen – cam tạo nên một cảm giác đây là quán cà phê “ngoại quốc”.

Đặc biệt nếu để ý, chữ “o” trong cái tên đều được viết cách điệu gạch chân ở dưới; khiến nhiều người nhầm tưởng đây là quán cà phê của Hàn.

Logo của The Coffee House với chữ o gạch chân
Logo của The Coffee House với chữ o gạch chân

Thật ra, tất cả những điều ấn tượng trên sẽ tạo nên một điểm nhấn trong lòng khách hàng. Giúp họ dễ dàng nhận diện thương hiệu khi nhắc đến The Coffee House

 

Thoát khỏi cái bóng của chính mình

Bắt đầu xây dựng khởi nghiệp lại, anh phải áp lực sao cho thoát khỏi cái bóng của chính mình tại Urban. Để không theo mô hình nhượng quyền như Urban, Anh Ninh phải tự làm tất cả từ quản trị, vận hành , tiếp thị. Cùng với đó là một loạt ông lớn đang làm mưa làm gió trên thị trường như Starbucks, Highlands,… . Làm sao để khác biệt giữa “rừng” chuỗi cà phê ấy.

2 năm đầu tiên, anh chọn cách phân khúc các cửa hàng rộng nhất, vị trí đẹp nhất để khách hàng dễ để mắt và chú ý tới. Phân tích các điểm yếu của đối thủ để tập trung phát triển trong những năm đầu.

Với Starbucks, giá và khẩu vị của họ chưa phù hợp với thói quen của người Việt lắm. Các đối thủ khác như Highlands, Urban có giá vừa phải nhưng lại không đầu tư vào không gian quá.

Vậy, điều đặt ra cho TCH là phải đạt cả 3 yếu tố: “giá – chất lượng – mặt bằng” . Chưa đánh giá đến việc có đạt được điều này không; nhưng sau 2 năm kinh doanh The Coffee House đã có 18 cửa hàng – một con số khá ấn tượng so với các đối thủ.

Sau đây cùng đi phân tích sâu hơn về từng yếu tố làm lên sự thành công của The Coffee House.

 

Yếu tố về giá cả

Để xem xét đánh giá về giá cả, ta sẽ xem xét dưới sự phân khúc của thị trường Việt Nam. Đối với phân khúc cao; dành cho khách hàng là doanh nhân, giới văn phòng có thu nhập là những cái tên như Starbucks, Highlands, Trung Nguyên.

Đối với phân khúc tầm trung dành cho giới trẻ, thanh niên, dân văn phòng bình thường là Urban hay Cộng.

Hãng tầm cao giá cả rơi vào khoảng 40.000đ trở lên; còn hãng tầm trung có giá từ 15.000đ đến 40.000đ.

Đồ Uống ở The Coffee House cũng được gọi là giá "sang chảnh"
Đồ Uống ở The Coffee House cũng được gọi là giá “sang chảnh”

Cùng với đó là đối tượng khách hàng mà TCH hướng đến là những người đã đi làm, khách du lịch, sành cà phê. Vì vậy mức giá từ 30.000đ – 60.000đ sẽ là vừa phải nhất.

 

Quỹ Vốn

The Coffee House được sự hỗ trợ từ Seedcom và một quỹ khác. Hai quỹ này sẽ hỗ trợ trong việc mở rộng và quản lý chuỗi cửa hàng; quỹ còn lại là về mảng tiếp thị và quảng cáo.

Đối với The Coffee House, Nguyễn Hải Ninh đặt mục tiêu mở 20 cửa hàng đầu tiên sau 2 năm. Đây là một mục tiêu “trên mây” nhưng đó lại là động lực giúp TCH nỗ lực thành công.

 

Nguồn nguyên liệu

Hiện này, The Coffee House đang đầu tư 50 ha đất để trồng cà phê tại Đà Lạt; đưa vào hoạt động nhà máy rang xay tại quận 7. Cà phê được hái bằng tay, chọn lựa kỹ càng.

Đầu tư vào khoản này giúp chuỗi cửa hàng của anh luôn chủ động trong chất lượng nguyên liệu của mình. Tiến tới kinh doanh cung cáp cà phê sạch.

 

Những yếu tố thành công khác

Có thể nói, yếu tố thành công của chuỗi này được thể hiện rõ qua 3 yếu tố: địa điểm đẹp; thiết kế, không gian quán và chất lượng dịch vụ.

Vừa đầu tư về chất lượng, vừa nâng cao trải nghiệm khách hàng, đầu tư xây dựng hình ảnh quán. Những yêu tố trên đã mang đến một chuỗi cửa hàng “ngôi nhà cà phê” thành công.

 

Tuy nhiên những yếu tố trên không phải là không có ở các đối thủ như Highlands, Starbucks, Cộng,… hay một loạt hãng trà sữa mới mở. Cơ hội, thách thức nào giúp The Coffee House trụ vững trong thị trường đông đúc này?

 


Chia sẻ: