5 bước nghiên cứu từ khóa SEO: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Lượt xem: 233
Chuyên mục: Bí quyết làm SEOBlog

Bota.vn sẽ giúp các doanh nghiệp đang sở hữu website bán hàng đưa ra một quy trình nghiên cứu từ khóa SEO. Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO này sẽ hỗ trợ họ lập ra danh sách các thuật ngữ, hoặc từ khóa tìm kiếm mà họ nên sử dụng nhiều cho chiến lược SEO của mình. Lưu ý: bài viết này chỉ là một bước nhỏ trong 4 bước chính để tìm ra từ khóa SEO hiệu quả cho các website bán hàng.

Bước 1: lập danh sách các chủ đề thú vị có liên quan đến doanh nghiệp của mình.

Để bắt đầu quá trình này, hãy nghĩ về các chủ đề, hoặc các tiêu đề cho các tuyến nội dung (content) mà bạn muốn đăng chúng lên website bán hàng của mình. Bạn nên đưa ra khoảng 4 đến 8 nhóm chủ đề mà bạn nghĩ là quan trọng đối với doanh nghiệp của mình. Hoặc ít nhất, các chủ đề và những tuyến nội dung (content) này sẽ có ích và mang lại nhiều thông tin, giá trị cho khách hàng. Và sau đó, bạn sẽ sử dụng các nhóm chủ đề đó để chính chúng tự “gợi ý” một số từ khóa cụ thể liên quan.

Lập danh sách các chủ đề thú vị có liên quan đến doanh nghiệp của mình (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, bạn có thể đặt mình vào vị trí của cá nhân người mua – nhóm khách hàng mục tiêu của mình và nghĩ xem họ sẽ tìm kiếm những loại chủ đề hoặc cụm từ khóa nào? Ví dụ: với công ty Bota.vn – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS cũng như những giải pháp marketing tổng thể cho doanh nghiệp thì những khách hàng tiềm năng của Bota.vn có thể đang có nhu cầu tìm hiểu nhiều thông tin về các chủ đề sau:

  • Mẹo/ bí quyết kinh doanh
  • Kinh nghiệm thiết kế website bán hàng
  • Những cách chạy quảng cáo thật hiệu quả
  • Cách lập các chiến lược SEO
  • Kinh nghiệm quản lý bán hàng

Bota.vn cũng đã giới thiệu 4 công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa SEO cho website. Bạn có thể sử dụng 1 trong 4 công cụ này để kiểm tra lưu lượng truy cập cũng như những dữ liệu liên quan đến những từ khóa SEO trên. Những dữ liệu này cho phép bạn đánh giá mức độ quan trọng của những chủ đề, hay từ khóa này đối với khán giả của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm nhiều từ khóa phụ khác nhau, song song với việc sáng tạo nội dung (content) linh hoạt trên website. 

Bước 2: điền từ khóa vào các nhóm chủ đề đó

Bạn đã có một số nhóm chủ đề mà bạn muốn tập trung vào. Đã đến lúc xác định cho website của mình một số từ khóa SEO liên quan đến các chủ đề đó. Đây là những cụm từ khóa mà bạn tin rằng chúng sẽ ảnh hưởng đến việc xếp hạng địa chỉ website trong SERPs (trang kết quả của công cụ tìm kiếm) vì khách hàng mục tiêu của bạn có thể đang tiến hành tìm kiếm các cụm từ khóa SEO đó.

Ví dụ: đối với nhóm chủ đề “Kinh nghiệm thiết kế website” của Bota.vn thì một số cụm từ SEO liên quan đến chủ đề này có thể là:

Mục đích của bước này không phải là đưa ra danh sách các cụm từ khóa SEO cuối cùng mà bạn sẽ sử dụng. Đây chỉ là bước lập ra danh sách các cụm từ khóa mà hàng tiềm năng có KHẢ NĂNG sử dụng để tìm kiếm nội dung liên quan đến nhóm chủ đề cụ mà website của bạn đang cung cấp. 

Điền từ khóa vào các nhóm chủ đề liên quan (Ảnh minh họa)

Mặc dù ngày càng có nhiều từ khóa SEO đang được mã hóa bởi Google mỗi ngày, một cách thông minh để bạn có thể đưa ra những ý tưởng cho từ khoá SEO chính là những từ khóa mà khách hàng thường xuyên sử dụng để tìm thấy và click vào website. Để làm điều này, bạn sẽ cần phần mềm phân tích trang web như Google Analytics hoặc công cụ phân tích dữ liệu SEO của HubSpot. Đối với những công cụ này, chúng có thể giúp bạn sàng lọc những cụm từ khóa SEO giúp kéo lưu lượng truy cập vào địa chỉ website của bạn.

Hãy lặp lại quy trình này cho các nhóm chủ đề trên website bán hàng của bạn. Và hãy nhớ rằng, nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm ra các cụm từ khóa SEO thì việc nhận hỗ trợ và tư vấn từ các công ty công nghệ như Bota.vn là điều cần thiết.

Bước 3: hiểu được mục đích sử dụng từ khóa SEO của khách hàng

Hiểu được mục đích tìm kiếm của khách hàng luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn xếp hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm như Google. Ngày nay, điều quan trọng hơn là trang web của bạn phải giải quyết được vấn đề mà người tìm kiếm có nhu cầu giải quyết thay vì chỉ cung cấp đúng từ khóa SEO mà họ tìm kiếm. 

Ví dụ: giả sử bạn đang nghiên cứu từ khóa “cách bắt đầu một blog” cho một bài viết mà bạn muốn tạo. “Blog” có thể có nghĩa là một bài đăng trên blog hoặc chính trang web blog. Mục đích của người tìm kiếm đằng sau từ khóa đó sẽ ảnh hưởng đến hướng bài viết của bạn. Người tìm kiếm có muốn tìm hiểu cách bắt đầu một bài đăng trên blog cá nhân không? Hay họ muốn biết làm thế nào để thực sự bắt đầu mở một trang web cho mục đích viết blog? 

Hiểu được mục đích sử dụng từ khóa SEO của khách hàng (Ảnh minh họa)

Giống như trong lĩnh vực thiết kế website. Khi khách hàng tìm kiếm cụm từ “thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp“, họ có thực sự đang có nhu cầu lập tên miền và thiết kế website nhà hàng thật chuyên nghiệp hay họ đã có địa chỉ website nhưng đang muốn tham khảo thêm những mẫu giao diện dành cho website nhà hàng?

Để xác minh ý định của người dùng trong một từ khóa, bạn chỉ cần nhập từ khóa này vào công cụ tìm kiếm và xem những loại kết quả nàothường xuất hiện ở những top đầu. 

Bước 4: nghiên cứu các cụm từ khóa SEO liên quan

Đây là một cách khá sáng tạo mà bạn có thể thực hiện khi nghiên cứu từ khóa SEO. Nếu bạn đang cố gắng để nghĩ ra nhiều từ khóa SEO cho danh sách của mình hơn, hãy xem các cụm từ tìm kiếm có liên quan xuất hiện khi bạn nhập một từ khóa SEO vào Google. 

Nghiên cứu các cụm từ khóa SEO liên quan (Ảnh minh họa)

Khi bạn nhập cụm từ của mình và kéo xuống cuối kết quả của Google, bạn sẽ nhận thấy một số gợi ý cho các tìm kiếm liên quan. Những từ khóa này có thể khơi dậy thêm nhiều ý tưởng cho các từ khóa SEO khác.

Bước 5: sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa SEO bằng các công cụ hỗ trợ tìm từ khóa SEO như  SEMrush hay Ubersuggest có thể giúp bạn đưa ra nhiều ý tưởng từ khóa hơn dựa trên từ khóa chính ban đầu mà bạn có. Sự hỗ trợ này có thể cung cấp cho bạn những lựa chọn, các từ khóa SEO có tiềm năng kéo được lượt truy cập vào website nhiều hơn.

Xem thêm: Top 9 bí quyết SEO giúp nâng hạng website trên Google