Social Media (truyền thông xã hội) phát triển như hiện nay là kết quả của sự phổ biến internet trên quy mô toàn cầu. Khi tất cả mọi người đều coi mạng xã hội ảo là một phần của cuộc sống hằng ngày; nó cũng dần trở thành một công cụ để kết nối, tương tác và thỏa mãn các nhu cầu của mọi người. Đó cũng chính là lý do khiến social media trở nên hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp truyền thông, thương mại.
Xem thêm:
Chiêu Trò Hút Khách Trong Các Chiến Dịch Truyền Thông Xã Hội
8 bước để tạo video trực tiếp tốt hơn trên truyền thông xã hội
Chỉ số đánh giá mức độ thành công của truyền thông qua mạng xã hội
Giá trị của Social Media – Truyền thông xã hội
Trong thời đại mà mạng xã hội dường như là thống lĩnh của truyền thông và tiếp thị, truyền thông xã hội chắc chắn là phương tiện hiệu quả nhất giúp thương hiệu và doanh nghiệp gắn kết với cộng đồng. Cộng đồng ở đây là tất cả mọi người có tham gia mạng xã hội và cơ hội tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Không chỉ với quy mô khu vực mà trên toàn quốc và có thể vươn ra thế giới. Liệu rằng có công cụ nào có thể làm được điều phi thường như Social media.
Lắng nghe và thấu hiểu công chúng
Những gì thương hiệu thể hiện trên Social Media sẽ được cộng đồng theo dõi. Tâm lý đám đông có thể khiến suy nghĩ và nhận thức của khách hàng thay đổi. Nếu thương hiệu liên tục tương tác với khách hàng mỗi ngày, khách hàng sẽ dần cảm thấy thân thuộc với thương hiệu; thân thuộc với thông điệp mà thương hiệu đang truyền tải. Khi đó, khách hàng dần chuyển giao từ trạng thái biết đến thương hiệu; yêu thích thương hiệu và bảo vệ thương hiệu.
Sử dụng Social media không chỉ là tiếp thị và quảng bá sản phẩm; hơn hết đó là một kênh thông tin quan trọng cho sự tương tác thông tin qua lại giữa thương hiệu và công chúng mục tiêu. Những nỗ lực lắng nghe và theo dõi sự hiển thị trên Social media sẽ giúp thương hiệu xác định được công chúng đang tìm kiếm những gì. Từ đó thương hiệu sẽ có điều hướng sáng tạo nội dung để đáp ứng nhu cầu đó. Học hỏi, khám phá và tự cải thiện bản thân; sáng tạo và tìm ra những phương thức mới cho sản phẩm để phục vụ công chúng tốt hơn.
Phát triển sản phẩm
Cho dù là doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp cũ, phát triển sản phẩm cũng luôn là điều cần được quan tâm nhiều nhất. Những sản phẩm này cùng với dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp sẽ níu chân khách hàng ở lại với thương hiệu. Thật khó khăn khi không biết khách hàng đang muốn gì, khách hàng phản hồi như thế nào về sản phẩm hiện tại.
Một thử nghiệm khảo sát về những gì khách hàng đang tìm kiếm ở một sản phẩm mới sẽ không quá khó khăn nhưng kết quả thu lại được lại vô cùng khả thi. Thương hiệu hoàn toàn có thể thu nhỏ khu vực nhắm đến để các công chúng tham gia được định vị chính xác hơn. Một lợi ích khác khi thương hiệu sử dụng khảo sát thử nghiệm đó là lắng nghe về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đó chính là những nguồn kiến thức vô cùng mà thương hiệu khó có thể tìm thấy ở một nguồn khác.
Phát triển nhân sự với Social media
Thật bất ngờ là Social media cũng là một kênh mà nhiều nhà tuyển dụng và bên nhân sự có thể tận dụng cho mục đích tuyển dụng hoặc truyền thông nội bộ. Tương tự như việc sản phẩm của thương hiệu tiếp xúc với công chúng mục tiêu. Các kênh xã hội là một nơi tuyệt vời để nhà tuyển dụng có thể tiếp cận đến với các ứng viên mới. Và tuyệt vời hơn nữa là trang xã hội nội bộ sẽ dễ dàng gắn kết các nhân sự nội bộ doanh nghiệp.
Phương tiện Social media hàng đầu
Có thể một số người chỉ mới biết đến Facebook, đây có thể coi là mạng xã hội hàng đầu hiện tại. Thế nhưng, bên cạnh facebook vẫn sẽ có những con Át chủ bài khác mà thương hiệu chưa khám phá ra.
Tất nhiên rồi, khó có một kênh Social media nào có thể soán ngôi được Facebook trong thời điểm hiện tại. Năm 2004, Facebook bắt đầu ra mắt, lúc bấy giờ đây chỉ là một mạng xã hội nhằm mục đích kết nối các sinh viên đại học. Nhưng mấy ai có thể ngờ 9 năm sau đó, Facebook đã sở hữu hơn 1 tỷ người dùng, kể từ đó đến nay, đây vẫn là mạng xã hội rộng lớn nhất toàn cầu.
Kể từ khi được giới thiệu, Facebook trở thành một phần không thể thiếu đối với những người có thói quen sử dụng internet mỗi ngày. Đây cũng là mạng xã hội trực tuyến, công cụ Social media quan trọng nhất.
Các group Facebook được xây dựng, đây là tập hợp của những người có chung một sở thích, một mối quan tâm bất kỳ nào đó. Những nhóm này chính là các đối tượng mà các thương hiệu có thể hướng đến mà không cần trải qua bước tìm kiếm và lọc đối tượng. Chất lượng đến từ các nhóm này sẽ rất có ích nếu biết cách khai thác. Chẳng hạn, thương hiệu của bạn hướng đến các sản phẩm nội thất ô tô thì nhóm, hội những người đam mê xê hội sẽ là một ví dụ.
Page kinh doanh chẳng phải là nơi để các doanh nghiệp hành động Social media một cách tốt nhất hay sao. Với nhiều tính năng được cập nhật như phân tích báo cáo về tình hình tương tác và quảng cáo Facebook, fanpage chính xác là công cụ tuyệt vời truyền thông xã hội thành công.
Để tận dụng được tối đa những gì mà Facebook có thể mang lại cho hoạt động truyền thông cho thương hiệu; doanh nghiệp cần đảm bảo được nội dung mà công chúng tiếp nhận dược phải được đầu từ chỉn chu. Chỉn chu từ phần text, hình ảnh cho đến video. Thống kê cho thấy việc sử dụng hình ảnh sẽ thu hút được được lượng tương tác nhiều hơn đáng kể so với chỉ dùng text.
Thời gian để đưa nội dung lên Facebook cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp cận bài viết. Bạn cần biết được khách hàng của mình theo dõi và hoạt động mạnh mẽ nhất vào khung giờ nào. Tập trung vào khoảng thời gian đó sẽ giúp bạn có nhiều tương tác có lợi hơn.
Hãy cũng để ý đến những kiểm duyệt về phản hồi hay khiếu nại tiêu cực của khách hàng vì có nhiều trường hợp những đối tượng xấu lợi dụng để bôi nhọ thương hiệu của bạn.
Ra đời sau Facebook chỉ 2 năm và những tiềm năng mà Twitter có được trong các hoạt động Social media cũng không hề nhỏ. Ở Việt Nam, Twitter không quá phổ biến nhưng với nhóm đối tượng sử dụng Twitter có thể thấy được trang mạng xã hội này cho phép chia sẻ bất kỳ điều gì từ các tin kinh tế, chính trị hay thể thao.
Twitter phổ biến tại châu Âu với tất cả mọi người, từ những vận động viên đến nghệ sĩ hạng A ở Hollywood, thậm chí là nguyên thủ quốc gia. Chính sự phổ biến và công khai của nó khiến tất cả những người xa lạ cũng có thể kết nối với nhau nếu họ cùng tham gia vào một cuộc trò chuyện có chủ đề là mối quan tâm chung.
Người dùng Twitter có xu hướng lưu lại những hashtag phổ biến để tìm kiếm các cuộc trò chuyện dễ dàng hơn. Chính vì thế mà nếu các thương hiệu biết cách để tạo ra những cuộc trò chuyện hướng đến thương hiệu và thu hút nhiều người tham gia; hiệu ứng lan tỏa sẽ rất đáng kinh ngạc.
Khi bạn chỉ có 140 ký tự để truyền đại những gì mình muốn thì từng câu từng chữ bạn cần phải cẩn trọng và chỉn chu. Những thông điệp mà thương hiệu đưa ra cần phải đồng bộ và thống nhất nếu như không muốn công chúng nổi giận và bắt đầu có nhiều sự tranh cãi xung quanh việc đâu mới là định hướng mà thương hiệu theo đuổi. Sự thống nhất này mới là điều thuyết phục nhất của những khách hàng mà thương hiệu muốn tiếp cận thông qua Social media.
Hãy cố gắng khiến những đoạn tweets của bạn trở nên thú vị hơn. Nếu cứ mãi lặp đi lặp lại một thông tin theo một cách cố định, khách hàng sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán và dần dần cảm thấy phiền và không có ý định theo dõi thương hiệu nữa.
Google+
Là một công cụ truyền thông Social media chủ yếu dành cho doanh nghiệp, Google+ cũng là một tiềm năng cần được khai thác mạnh mẽ hơn. Việc chia sẻ nội dung trên G+ sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với các mạng xã hội khác. G+ cũng có thêm các cộng đồng tương tự Group trên Facebook để doanh nghiệp có cơ hội tương tác tập trung hơn.
Rất dễ dàng để tìm thấy những cá nhân có sức ảnh hưởng trên nền tảng G+. Bởi vì đây là một cộng đồng nhỏ và dễ dàng thu hút được nhiều chuyên gia. Nếu thương hiệu muốn dựa vào đó để tạo thêm những uy tín cho mình thì đó cũng không phải là một ý kiến tồi.
Có thể xem LinkedIn là một phương tiện Social media chuyên nghiệp và tập trung đối tượng khá tốt. Người dùng LinkedIn chủ yếu vì mục đích công việc và gắn kết đồng nghiệp cũng như các doanh nghiệp. Chính vì thế mà tiềm năng truyền thông của LinkedIn có thể kể đến khả năng liên kết mạng lưới những cá nhân tiềm năng, doanh nghiệp có thể dựa vào đó cho mục đích tuyển dụng.
Người dùng tạo hồ sơ cá nhân của họ thông qua LinkedIn, dựa vào đó họ cũng có kết nối với những người có khả năng sẽ làm việc cùng. Thật tuyệt vời vì LinkedIn là một nơi tìm kiếm việc làm, tìm kiếm ứng viên cho nhiều vị trí của doanh nghiệp.
Ngoài tuyển dụng thì LinkedIn cũng là một nơi tuyệt vời để thúc đẩy các hoạt động Truyền thông xã hội để thúc đẩy cho thương hiệu doanh nghiệp. Khách hàng tập trung tại LinkedIn chủ yếu là B2B, tiềm năng đến từ các thương hiệu này không hề nhỏ. Hãy luôn cập nhật trạng thái của doanh nghiệp và thêm các gợi ý về sản phẩm để khách hàng biết đến. Bạn cũng cần nhớ đến việc theo dõi các trang thông tin của đối thủ để biết thêm về các tin tức để có những định hướng chiến lược phù hợp.
Đó là 4 phương tiện Social media quyền lực nhất hiện nay mà doanh nghiệp có thể khai thác. Bên cạnh đó thì Youtube cũng là một kênh khá tiềm năng dựa trên việc chia sẻ các video về thương hiệu. Truyền thông xã hội thực sự có sức mạnh, sức mạnh này các doanh nghiệp chắc hẳn cũng đã có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, lựa chọn phương tiện và định hướng như thế nào cho đúng thì vẫn cần một sự tìm hiểu sâu hơn.