- Lượt xem: 776

Zalo ads là gì? Có nên quảng cáo zalo hay không? Kinh nghiệm nào để chạy zalo ads hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất về zalo ads. Và rút ra những kinh nghiệm chạy zalo ads hiệu quả cho mình nhé!

Xem thêm:

Gợi ý 5 kinh nghiệm đẩy hàng tồn quần áo mang lại lợi nhuận cao nhất.

Các kinh nghiệm đẩy hàng giúp bán cháy hàng, không sợ tồn kho.

Top 4 kinh nghiệm bán hàng nội thất hiệu quả giúp bạn thu hút khách hàng.

Zalo ads là gì?

Zalo ads là gì?
Zalo ads là gì?

Zalo Ads là hệ thống tự chạy quảng cáo (Seflserving Ads) dựa trên hệ thống Zalo, theo đó các chủ doanh nghiệp, cửa hàng, các nhà quảng cáo có thể tạo chiến dịch, tối ưu quảng cáo, quản lý ngân sách trên Zalo. Hiện nay Zalo Ads đang là giải pháp quan trọng của nhiều doanh nghiệp, đơn vị; trong việc phát triển sản phẩm, xây dựng Brand, bán hàng…

Zalo hiện tại sở hữu hơn 55 triệu người dùng. Những người dùng này được sử dụng miễn phí những tiện ích do Zalo cung cấp. Đổi lại, họ sẽ nhận những quảng cáo được hiển thị trên Zalo. Những quảng cáo được hiển thị sẽ mang đến doanh thu cho đơn vị chủ quản của ứng dụng này. Vậy có thể hiểu đơn giản nhất, Quảng cáo Zalo là quảng cáo hiển thị trên ứng dụng Zalo. Hiển thị cho người dùng Zalo và được vận hành thông qua hệ thống quản lý của đội ngũ Zalo.

Từ phía người chạy quảng cáo Zalo, họ sẽ phải nạp trước một khoản tiền vào tài khoản quảng cáo; thì mới có thể thực hiện được các chiến dịch quảng cáo. Đây là điểm khác biệt so với một số mạng quảng cáo khác trên thị trường cho phép chạy trước, thanh toán sau.

Các hình thức quảng cáo của Zalo ads bao gồm:

Quảng cáo Zalo cho Official Account: Tạo quảng cáo hiển thị nhằm tăng lượng quan tâm, tăng tương tác. Và giới thiệu trang Zalo của doanh nghiệp, cửa hàng. Quảng cáo sẽ hiển thị trên Nhật ký của người dùng Zalo và hệ thống network của Zalo.

Quảng cáo Zalo cho website: tạo quảng cáo có hình ảnh, nội dung khi người xem click sẽ dẫn đến website. Quảng cáo sẽ hiển thị trên Nhật ký của người dùng Zalo và hệ thống network của Zalo.

Các hình thức quảng cáo của Zalo ads
Các hình thức quảng cáo của Zalo ads

Quảng cáo Zalo giới thiệu sản phẩm: sử dụng với các Official Account đã tạo gian hàng (shop), hiển thị quảng cáo sản phẩm lên Nhật ký người dùng Zalo và hệ thống.

Quảng cáo shop trên danh mục nổi bật: hiển thị OA khi người dùng bật trình tìm kiếm Official Account trên ứng dụng Zalo.

Những lợi ích mà Zalo ads mang lại cho người dùng:

Điều mà một nhà quảng cáo quan tâm nhất khi chọn một kênh truyền thông để quảng cáo cho doanh nghiệp, cửa hàng trên đó chính là số lượng và chất lượng người dùng sử dụng kênh đó. Và những con số sau đây về Zalo sẽ làm hài lòng nhà quảng cáo:

– Tháng 01 năm 2015: có 20 triệu người dùng đăng ký Zalo, tháng 12 năm 2015 là 40 triệu người, con số thống kê gần đây nhất của Zalo là vào tháng 12 năm 2016 là 40 triệu người, một lượng User không hề nhỏ.

– 45% User thuộc độ tuổi học sinh, sinh viên, 50% thuộc độ tuổi 25-44, đây đều là những tệp đối tượng mong muốn của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay.

– 56% User thuộc miền Nam Việt Nam, 41% thuộc miền bắc và miền Trung là 3%.

– Mỗi User trung bình để trạng thái available 18 giờ/ngày và 25% User check Zalo 30 lần/ngày.

Những lợi ích mà Zalo ads mang lại cho người dùng.
Những lợi ích mà Zalo ads mang lại cho người dùng.

Kinh nghiệm chạy quảng cáo Zalo ads hiệu quả:

Quảng cáo bằng tin nhắn:

Sử dụng hình thức quảng cáo này, sản phẩm của bạn sẽ được tiếp cận đến người dùng thông qua tin nhắn. Để sử dụng hình thức quảng cáo này, bạn cần chuẩn bị nội dung tiếp thị. Đó có thể là văn bản thuần túy, văn bản kết hợp hình ảnh, văn bản, hình ảnh có gắn link liên kết. Để chạy được quảng cáo này, bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ, chọn nhóm đối tượng mục tiêu và bắt đầu chạy ads.

Tin nhắn quảng cáo của bạn với nội dung đã chuẩn bị sẽ được gửi đồng loạt đến số lượng lớn những người dùng nằm trong nhóm đối tượng mà bạn đã lựa chọn. Với hình thức quảng cáo này, phí quảng cáo được tính chỉ khi người dùng nhận được tin nhắn sau đó nhấp vào tin nhắn và đọc nội dung tiếp thị của bạn. Khi đó bạn mới phải trả phí cho Zalo, còn ngược lại thì không.

 Quảng cáo bằng tin nhắn.
 Quảng cáo bằng tin nhắn.

Quảng cáo top danh mục:

Hình thức quảng cáo này dành cho các page, shop uy tín đã được xác thực trên Zalo. Hoặc các page vẫn đang trong trạng thái hoạt động và thuộc vào một chủ đề nào đó.

Khách với các hình thức khác, để sử dụng quảng cáo này thì bạn sẽ phải đăng ký gói dịch vụ quảng cáo tối thiểu là một tháng. Đây có thể nói là gói quảng cáo “chơi lớn” nhất trong quảng cáo Zalo.

Quảng cáo dành cho sticker:

Hình thức này dành cho những doanh nghiệp, đơn vị đang phát triển những bộ sticker phục vụ nhu cầu thể hiện cảm xúc của người dùng Zalo. Như hình minh họa bên dưới là một quảng cáo sticker. Quảng cáo loại này nhằm để nâng cao vị trí, nhận diện thương hiệu của bạn đến người dùng.Mục đích bán sản phẩm là yếu tố phụ trong loại quảng cáo này. Một số lưu ý khi sử dụng phương thức quảng cáo này:

– Tiêu đề sticker giới hạn tối đa 30 ký tự

– Sticker này chỉ sử dụng được ở định dạng png, còn với định dạng gif thì Zalo không hỗ trợ.

– Kích thước sticker để tối ưu quảng cáo có 4 size chính 50*50, 130*130, 240*240, 360*360.

– Có hai loại sticker chính hay được sử dụng là sticker sound và sticker animation.

Quảng cáo hiển thị nổi bật trên Zalo:

Quảng cáo hiển thị nổi bật trên Zalo.
Quảng cáo hiển thị nổi bật trên Zalo.

Để sử dụng hình thức này thì yêu cầu là page của bạn cần phải được xác thực và đang ở trong quá trình hoạt động. Page của bạn sẽ hiển thị ngẫu nhiên và thay đổi theo 6 vị trí mặc định của Zalo.

Phần khoanh đỏ chính là Quảng cáo hiển thị nổi bật trên Zalo.

Trên đây là những kinh nghiệm giúp bạn chạy zalo ads hiệu quả. Hy vọng với những gì chúng tôi mang lại sẽ giúp bạn có rút ra được những bài học, để từ đó có chiến lược chạy zalo ads hiệu quả nhất.