- Lượt xem: 539

Xu hướng tiêu dùng trực tuyến chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến những ông lớn thương mại điện tử tiếp tục có những động thái mở rộng và bành trướng thế lực của mình. Nghiên cứu cho thấy đây là một thị trường cực kỳ tiềm năng trong nhiều năm tới đây. Tuy nhiên cũng bởi sức hút thị trường mãnh liệt đấy mà nhiều cái tên mới cũng muốn tranh giành nhau; các ông lớn cũng không nằm ngoài cuộc chiến. Ai mới thực sự là kẻ mạnh?

Xem thêm:

Thực Tế Định Hình Ngành Công Nghiệp Thương Mại Điện Tử Ở Châu Á

Xu Hướng Phát Triển Thương Mại Điện Tử Dự Sẽ Thống Trị 2019

Gợi ý Top 6 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam

Cuộc chiến mở rộng thị trường

Khi đã có chỗ đứng vững trên một thị trường nhất định; các sàn thương mại điện tử bắt đầu có xu hướng tìm kiếm và khai thác thêm những thị trường mới; chưa có nhiều đối thủ. Những mảng thị trường này có thể mới đầu chưa có nhiều ý niệm về giao dịch và mua sắm trực tuyến; nhưng nếu cái tên nào có thể mở đường dẫn lối cho người tiêu dùng thì đó thực sự là miếng bánh cực hấp dẫn. Miếng bánh mà các sàn thương mại điện tử lớn đang nhắm đến trong đầu năm 2019 đó là thị trường nông thôn.

cuộc chiến thương mại điện tử
Cuộc chiến thương mại điện tử

Với một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại bão hòa như khu thành thị sớm muộn sẽ không còn cá để bắt. Còn với một thị trường khác, mênh mông rộng lớn gấp vài lần; lại chưa thấy có dấu hiệu của sự khai thác. Mặc dù chỉ có khoảng 30% các giao dịch của sàn thương mại điện tử đến từ khu vực nông thôn. Thế nhưng không có gì phải e ngại vì dân số ở Việt Nam tập trung đến 70% ở các vùng nông thôn. Vấn đề là họ chưa tự tạo ra được nhu cầu về dịch vụ mua hàng online.

Lazada chính là con chim đầu đàn; tiên phong trong chiến lược đánh chiếm thị trường nông thôn tại Việt Nam. Đầu tháng 4/2019 này, Lazada đã có những động thái đầu tiên với sự kiện “Đưa thương mại điện tử về nông thôn – Làng dừa Bến Tre online”. Dự kiến đến cuối tháng 5 này các sản phẩm của dừa Bến Tre sẽ xuất hiện trên sàn Lazada. Động thái này của Lazada khiến cả Tiki, Shopee cũng phải nao núng; khi những ông lớn này cũng đang nhắm vào thị trường này mà vẫn còn băn khoăn về vấn đề thanh toán hay vận chuyển.

Làm sao để bắt trend đúng cách?
Làm sao để bắt trend đúng cách?

Tuy vậy, đây cũng là dấu mốc mở đầu cho cuộc cạnh tranh mở rộng thị trường. Liệu nền tảng thương mại điện tử có thể tìm ra được lời giải nào cho bài toán này. Khi những rào cản về công nghệ thông tin ở vùng nông thôn vẫn còn quá lớn. Song các hỗ trợ thủ tục hóa đơn chứng từ cho các cơ sở kinh doanh; cũng cần được hỗ trợ nhiều hơn từ các đơn vị có thẩm quyền.

Một điển hình cho sự thành công khi mở rộng thị trường vùng nông thôn đó là Alibaba.  Với mô hình đặt trạm Taobao ở các ngôi làng và hỗ trợ thay đổi cơ sở hạ tầng; giúp các hộ kinh doanh nông thôn đưa sản phẩm lên Taobao. Nhờ vào đó mà Alibaba đã mang về những thành tựu nhất định; ví dụ đối với sầu riêng Thái Lan với lượng tiêu thụ 200 tấn chỉ sau 1 phút. Lazada tại Việt Nam cũng đang định hướng theo cách này.

Cuộc chiến thu hút vốn đầu tư

Để có được nguồn lực đủ mạnh để tăng trưởng; sự đầu tư từ các vốn quỹ đầu tư quốc tế chính là con át chủ bài. Giống như Tokopedia của Indonesia; nếu không được rót vốn đầu tư thì sàn thương mại điện tử này sẽ không thể nào vươn mình trở thành một trong những startup tỷ USD của Đông Nam Á.

Xu hướng tiêu dùng trực tuyến của thời đại
Xu hướng tiêu dùng trực tuyến của thời đại

Giữa tháng 6/2018, Google đã công bố một khoản đầu tư trị giá 550 triệu USD vào công ty JD.com; đồng thời cũng tiết lộ rằng Google sẽ đẩy mạnh đầu tư mảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á, Mỹ hay châu Âu.

Sàn thương mại điện tử Tiki.vn cũng nhận được sự đầu tư từ Tencent; công ty hậu thuẫn của JD.com. Chính sự kiện này cũng đưa JD.com trở thành đơn vị dẫn đầu nhóm đầu tư rót vốn chi phối tai Tiki Việt Nam. Không hề chịu kém cạnh, SEA Limited cũng đã thông báo về việc sẽ mở rộng kinh doanh; với trọng tâm là tập trung cho sự phát triển của Shopee. SEA cũng nhận định rằng, với nguồn vốn bổ sung này; Shopee sẽ có những triển vọng trở thành công ty thương mại điện tử dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Năm 2015, Alibaba đã bỏ ra 1 tỷ USD để mua lại Lazada; sau đó là đầu tư thêm 2 tỷ USD cho sàn này vào năm 2018 với hy vọng Lazada sẽ tạo ra những chiến tích kỳ diệu. Dự kiến của Alibaba là rót vốn đầu tư 4 tỷ USD để đưa Lazada lên vị trí số 1 tại thị trường Đông Nam Á.

Trong khi Lazada đã có chủ, Shopee cũng nằm dưới trướng của công ty mẹ SEA. Nhưng tiềm năng của thương mại điện tử Việt Nam vẫn chưa dừng lại ở đó; chính vì thế mà các nhà đầu tư đến sau đều chọn Tiki hoặc Sendo. Đó cũng là cách duy nhất để gia nhập nền tảng thương mại điện tử hiện nay. Tuy nhiên, Tiki cũng không phải lựa chọn quá tồi; khi sàn liên tục nằm trong vị trí top 3 sàn TMĐT uy tín nhất thị trường Việt Nam.

Cuộc chiến lôi kéo người bán

Đầu tháng 4/2019, nhiều người bán hàng online đã vô cùng bất ngờ trước thông tin Shopee sẽ chính thức thu phí người bán trên sàn TMĐT. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/4/2019. Ngay sau đó lại là một tin không vui khác dành cho người bán hàng đó là Lazada cũng chính thức áp dụng chính sách kể từ ngày 15/4.

Lựa chọn nào cho người bán hàng online?
Lựa chọn nào cho người bán hàng online?

Tuy nhiên trong lúc này Tiki lại miễn phí hoàn toàn thanh toán cho các gian hàng 2 năm đầu tiên áp dụng từ ngày 5/4/2019. Động thái đi ngược lại đối thủ này của Tiki; đã tạo ra một cuộc chiến thực sự trong phi vụ lôi kéo người bán. Với sự quyết liệt và chắc chắn của Tiki; trong thời gian tới đây có lẽ sẽ có một sự chuyển dịch cơ cấu không hề nhỏ trên các sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên sự chuyển dịch không chắc sẽ là dấu hiệu tích cực. Bởi từ trước đến nay, Tiki được xem là sàn marketplace có chất lượng sản phẩm uy tín. Nếu có những chính sách mới này; có thể sẽ có nhiều gian hàng kém chất lượng trà trộn vào Tiki. Nếu không thể kiểm soát thì đây thực sự là một bài toán khó.

Cuộc chiến nâng cao trải nghiệm khách hàng

Để đứng vững trên thị trường và có bàn đạp cho những sự phát triển lớn mạnh hơn; không chỉ các sàn thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực thương mại đều cần hướng đến sự hài lòng của khách hàng. Trải nghiệm khách hàng trở thành vũ khí cạnh tranh mà không ai có thể bỏ xuống.

thương mại điện tử
Ngày hội siêu mua sắm

Chúng ta có thể nhận thấy được nhiều ví dụ điển hình về hậu quả khi khách hàng nổi giận. Bởi vì đơn giản, kinh doanh mà không có khách hàng thì lấy ai mà phục vụ; lấy gì để khai thác và phát triển. Chiếm được lòng tin của khách hàng cũng có nghĩa là đã chiến thắng một nửa; và đó cũng là một phần của cuộc chiến mà các sàn thương mại điện tử đang giành giật mỗi ngày ở thị trường nội địa.

Đại hội chém giá của Lazada
Đại hội chém giá của Lazada

Không đơn thuần chỉ là trải nghiệm mua sắm; các sàn thương mại điện tử đang đẩy mạnh hơn; chuyển hướng sang cách tiếp cận thiên về giải trí, thư giãn. Tiên phong cho xu hướng này chắc chắn phải kể đến Shopee. Không còn là những chương trình giảm giá, chiết khấu đơn thuần. Shopee tung ra những trò chơi hấp dẫn như lắc siêu xu, chém giá vào các dịp sale khủng trong năm. Khỏi phải nói những trò chơi này thu hút khách hàng mạnh mẽ đến nhường nào.

Không chùn bước trước những đột phá của đối thủ; Tiki và Lazada cũng đã tạo ra cho riêng mình nhiều trò chơi hấp dẫn và thu hút hơn. Từ đó mang lại sự vui vẻ, thoải mái cho khách hàng trong thời gian mua sắm.

Tiki cũng không đứng ngoài cuộc chiến
Tiki cũng không đứng ngoài cuộc chiến

Có thể nói các sàn thương mại điện tử đã dần có ý thức mạnh mẽ hơn về việc tạo ra sự mới mẻ, thu hút cho khách hàng. Chính những sự mới mẻ này đã giúp các sàn thương mại điện tử có thể giữ chân khách hàng lâu bền; biến họ thành khách hàng trung thành thương hiệu của mình.