- Lượt xem: 659

bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về quá trình khởi nghiệm và những bước phát triển của Trần Anh gần 20 năm tồn tại. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng đến với chiến lược và tư duy phát triển của Trần Anh.

 Định hình chiến lược phát triển rõ ràng.

Với định hướng phát triển chuỗi quy mô lớn; ngay từ đầu Ban Lãnh đạo của Trần Anh đã phối hợp cùng nhau đưa ra và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đầy tính chuyên nghiệp

  • – Hoàn thiện, minh bạch hệ thống sổ sách kế toán tài chính;
  • – Ứng dụng hệ thống ERP vào quản trị tài chính và quản trị doanh nghiệp với từng cơ sở.
  • – Tuyển dụng những ứng viên có tài năng, kinh nghiệm vào những vị trí chủ chốt trong công ty
  • – Hoàn thiện các quy trình quản trị bán hàng để chuẩn bị cho việc mở thêm các cơ sở sau này.

Cùng với đó là việc tìm kiếm thêm các cổ đông đối tác nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty.

Tìm kiếm các cổ đông chiến lược

Việc chuyển đổi mô hình từ các cửa hàng nhỏ lẻ trong nội thành Hà Nội sang việc mở các siêu thị lớn với việc kết hợp giữa các sản phẩm truyền thống là máy tính và linh kiện máy tính và các sản phẩm mới như điện dân dụng và điện lạnh, đòi hỏi Trần Anh phải có những sự hỗ trợ về vốn và quản trị từ các nhà đầu tư. Với chiến lược trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. việc có những nhà đầu tư nước ngoài là điều thực sự cần thiết với Trần Anh.

Chuyện lựa chọn cổ đông là nhà đầu tư tài chính hay doanh nghiệp nước ngoài nào luôn là câu hỏi đặt ra trong các cuộc họp của Ban Lãnh đạo và bên tư vấn để đưa ra những ưu điểm và nhược điểm cũng như lộ trình sao cho phù hợp. Những công việc cần phải làm về cải thiện quy trình, cải thiện quản trị, hình ảnh và kinh doanh của công ty được lên kế hoạch và triển khai một cách bài bản.

Với thực trạng của một công ty mới phát triển và đang cần vốn như Trần Anh trong giai đoạn 2007-2010, cổ đông là nhà đầu tư tài chính dường như là giải pháp an toàn và mang lại hiệu quả cũng như là bàn đạp cho sự phát triển của Trần Anh trong tương lai khi dần dần tiếp cận các nhà đầu tư chiến lược là doanh nghiệp cùng ngành.Và Aureos Capital là cái tên được công bố với việc bỏ ra 4,2 triệu USD để nắm giữ 18,5% cổ phần của TAG sau thời điểm công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo thông tin ngoài lề, tại thời điểm đó, Aureos đã trả với mức giá 6 lần mệnh giá cho cổ phiếu TAG. Một thương vụ không chỉ mang lại cho TAG một lượng tiền mặt lớn nhằm phục vụ cho mục tiêu mở rộng thêm các cửa hàng mới.

Sau đó trong giai đoạn từ năm 2013, khi Trần Anh muốn chuyên nghiệp hoá chuỗi cửa hàng của mình, họ đã bán cổ phần cho Nojima Corporation- tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử- điện máy. Sự hỗ trợ không chỉ về mặt tài chính mà Nojima cũng đã cử chuyên gia sang làm việc tại Trần Anh để cùng xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và hoàn thiện dịch vụ khách hàng. có thể thấy công cuộc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược là doanh nghiệp trong ngành đã gần như hoàn thành giai đoạn tìm kiếm cổ đông chiến lược. Việc Nojima tham gia vào TAG cũng được tính toán khá kỹ lưỡng của cả TAG cũng như Nojima để việc hợp tác mang lại hiệu quả cao nhất. Các bên hiểu nhau về tư duy và đồng lòng chung hướng cho các chiến lược đã đặt ra.

Điều này chứng tỏ chiến lược rõ ràng trong việc tìm các đối tác, cổ đông để cùng phát triển của Trần Anh.

Nojima Corporation- Cổ đông đối tác chiến lược của Trần Anh

Câu truyện mở rộng thị trường

Sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh như Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động trên khắp cả nước khiến cho việc xác định chiến lược một cách phù hợp là điều rất quan trọng. Để trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, TAG không thể chỉ phát triển tại Hà Nội. Tuy nhiên mở rộng ở đâu và mở rộng như thế nào đòi hỏi Ban Lãnh đạo của TAG phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bởi lẽ chỉ cần đưa ra định hướng chiến lược sai lầm, hàng tồn kho ứ đọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của công ty cũng như sự sống còn của công ty.

Rất dễ có thể quan sát thấy các bước đi của Trần Anh trong giai đoạn 2014 và 2015 với chiến lược phủ rộng các tỉnh thành lân cận. Lần lượt các cửa hàng tại các tỉnh lân cận Hà Nội như Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Bắc Giang, Thái Bình. Chiến lược phủ rộng các tỉnh thành lân cận đang được TAG thực hiện một cách ráo riết.

Một điều có thể thấy rằng Trần Anh chưa thực hiện việc nam tiến, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Một thị trường rộng lớn với sức mua cao luôn là điều mong muốn với bất cứ nhà bán lẻ nào tại Việt Nam nhưng với Trần Anh thì vẫn chưa phải là thời điểm để đặt chân. Điều này dường như khác với chiến lược của đại gia Nguyễn Kim và Thế Giới Di động khi họ luôn có mặt tại tất cả các thành phố lớn và dần đang mở rộng địa bàn sang khu vực các tỉnh và khu vực nông thôn.

Mặc dù đã phần nào đưa ra những chiến lược mở rộng thị trường tương đối hợp lý. Tuy nhiên việc sử dụng mô hình chuỗi đại siêu thị khiến cho việc mở rộng của Trần Anh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó đối thủ chính của họ- Thế giới di động sở hửu tốc độ mở rộng thị trường quá nhanh; từ đó khiến cho việc kinh doanh của Trần Anh gặp nhiều vấn đề và dẫn đến thất bại.

Kết

Trần Anh cùng với những chiến lược phát triển cũng như sự thất bại của họ có thể là một bài học kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp Việt Nam sau này; nhất là các doanh nghiệp có định hưởng kinh doanh chuỗi cửa hàng. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho bạn.