- Lượt xem: 202

Trào lưu start-up tự khởi nghiệp đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là với các bạn trẻ có niềm đam mê kinh doanh. Tuy nhiên, chính vì khởi nghiệp ở độ tuổi trẻ nên cá start-up thường dễ mắc phải sai lầm và không duy trì được công việc kinh doanh của mình. Chính vì vậy, qua bài viết này, BOTA sẽ giới thiệu đến các bạn 5 lỗi dễ mắc phải khi chuẩn bị khởi nghiệp.

1. Cố gắng tiến vào thị trường càng nhanh càng tốt

Một trong những sai lầm lớn nhất đó là các start-up luôn cố gắng khởi nghiệp nhanh nhất có thể. Đặc biệt là trong thời kỳ mà rất nhiều start-up mọc lên như “nấm”. Tuy nhiên, chất lượng nên được đặt lên hàng đầu that vì chú trọng vào số lượng.

Các start-up mới thường dễ bỏ qua một chiến lược kinh doanh cụ thể (Ảnh minh họa)

Bởi vậy, hãy nghiên cứu thật kỹ thị trường trước khi quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh Thay vì nhanh chóng mở một cửa hàng hay buôn bán một sản phẩm nào đó để sớm thu lãi về, hãy lập ra cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật hoàn hảo. Chiến lược kinh doanh đó sẽ chỉ lối giúp bạn dễ dàng xử lý với những khó khăn gặp phải trên thị trường.

2. Không tìm hiểu rõ về sản phẩm start-up

Hãy dành thật nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ về sản phẩm hoặc lĩnh vực mà bạn chọn. Nếu đó là lĩnh vực B2B, hãy cố gắng đọc những bài feedback và phỏng vấn với khách hàng. Nếu là sản phẩm/ dịch vụ B2C, thử áp dụng nó cho chính mình và đối với bạn bè của bạn. Từ đó, xem xét các tính chất khác nhau của sản phẩm vàtự mình đưa ra các suy đoán lý do tại sao khách hàng cần chọn mua sản phẩm của mình.

3. Bỏ qua các công việc phân tích và đánh giá hiệu quả công việc

Đây là lỗi rất dễ mắc phải, đặc biệt là với những bạn sinh viên trẻ muốn sở hữu cho mình một mô hình kinh doanh nhỏ. Những loại hình kinh doanh đó có thể là nhận order hàng nước ngoài, bán mỹ phẩm xách tay, bán quần áo thời trang online,…

Các start-up dù nhỏ hay lớn đều nên có bản phân tích đánh giá hiệu quả công việc hàng kỳ (Ảnh minh họa)

Mọi người sẽ thường chỉ tập trung vào việc thu lãi trong thời gian đầu mà quên mất việc ghi chép vào đánh giá số vốn mình đã bỏ vào. Vốn ở đây không chỉ là ca chi phí nhập hàng, chi phí quảng cáo mà còn là thời gian và công sức của bạn. Đừng nghĩ doanh thu cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của bạn mang lại lợi nhuận. Chưa chắc số tiền lãi đó đã đủ để bù đắp những tổn thất mà bạn đã bỏ ra!

4. Không quan tâm đến đối thủ, chỉ tập trung vào việc mình làm

Đừng bỏ qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh để vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh thành công nhé. Hãy cố gắng tạo cho sản phẩm kinh doanh của mình những điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh để khách hàng dễ nhận diện hơn.

Tuy nhiên, để làm được điều này, đừng chỉ một mình sáng tạo và phát triển sản phẩm. Hãy tìm hiểu đối thủ, và nhớ đừng “copy” họ!

Khi khởi nghiệp luôn nhớ phân tích đối thủ trước khi phát triển sản phẩm của mình (Ảnh minh họa)

5. Bỏ qua các kênh bán hàng tiềm năng

Đây cũng là một điểm rất dễ bỏ qua khi nhiều người bắt đầu mở công việc kinh doanh. Ai cũng biết Facebook hiện nay là kênh bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam. Những “nhà kinh doanh” mới luôn cố gắng dồn hết chi phí vào chăm chút cho cửa hàng ảo này. Tuy nhiên, không ai để ý rằng trên thị trường còn hàng loạt các kênh bán hàng khác siêu tiềm năng mà các start-up nên đầu tư.

Các sàn thương mại điện tử

Việc start-up lập ra các gian hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay Sendo có thể giúp bạn tiếp cận với một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Bởi lẽ các trang thương mại điện tử này luôn có những ưu đãi như freeship, voucher giảm giá cho cả người mua và người bán. Vì vậy số lượng khách hàng có khả năng mua hàng của bạn sẽ cao hơn so với khách hàng trên Facebook.

Bắt đầu khởi nghiệp trên các sàn thương mại điện tử (Ảnh minh họa)

Song, quản lý hàng hóa trên các trang thương mại điện tử này lại không hề dễ. Bạn cần có kế hoạch cụ thể và các công cụ hỗ trợ để việc bán hàng được thuận tiện hơn. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS sẽ giúp bạn làm điều đó.

Website

Hầu hết những start-up kinh doanh mới vào nghề thường bỏ qua việc thiết kế website riêng cho mình. Hãy liên tưởng website như một trang thương mại điện tử riêng cho chính doanh nghiệp của mình. Bạn có thể tự do giới thiệu về doanh nghiệp, trình bày sản phẩm của mình, cài đặt các mục liên quan đến hình thức vận chuyển và thanh toán mà không cần phụ thuộc vào bên thứ 3.

Một điểm mạnh nữa cho website đó là khách hàng sẽ không thể “để mắt” đến bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác khi họ ở trên website bán hàng của bạn. Do đó, tỉ lệ chốt đơn của website thậm chí còn có thể cao hơn khi bạn bán hàng trên Facebook hay các sàn thương mại điện tử.

Trên đây là 5 lỗi mà các start-up khởi nghiệp dễ mắc phải. Nếu bạn còn đang khó khăn trong con đường khởi nghiệp của mình, hãy kết nối ngay với BOTA để cùng xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể nhé.


Chia sẻ: