- Lượt xem: 1845

Hiện nay, nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của mọi người ngày càng tăng cao; nhất là các bạn trẻ. Ngoài các dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, homestay nổi lên như một hiện tượng trên thị trường kinh doanh. Homestay được các bạn trẻ yêu thích bởi vì nó vừa đẹp, vừa thoải mái, giá cả lại phải chăng. Nhưng không phải nhà kinh doanh nào cũng có thể thành công khi bắt đầu kinh doanh homestay. Lý do chủ yếu là họ chủ quan, và chưa có những kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực này.

Để dễ dàng hơn trong việc kinh doanh, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh homestay thật cụ thể, rõ ràng. Dưới đây là gợi ý cho bạn để có một bản kế hoạch kinh doanh homestay hoàn hảo.

Xem thêm:

Kế hoạch kinh doanh khách sạn chi tiết cho người mới bắt đầu

Bí quyết sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng hiệu quả

Kinh doanh đồ chơi trẻ em với phần mềm bán hàng

Có cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh homestay hiện nay tại Việt Nam

Có cái nhìn tổng quan về kinh doanh homestay
Có cái nhìn tổng quan về kinh doanh homestay

Việt Nam là một trong những đất nước có lượng khách du lịch đông đảo, cả khách du lịch trong và ngoài nước. Chính vì vậy, đây là cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh để phát triển ngành dịch vụ du lịch. Nổi bất trong số đó là dịch vụ lưu trú. Đây là nhu cầu của bất cứ một khách du lịch nào khi đặt chân tới địa điểm du lịch.

Thông thường, mọi người thường sử dụng những hình thức dịch vụ truyền thống như nhà nghỉ hoặc khách sạn. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, homestay phát triển mạnh mẽ. Là lựa chọn của nhiều khách du lịch; đặc biệt là các bạn trẻ.Bởi lẽ, mô hình kinh doanh homestay mang tính thực tế. Khách du lịch sẽ được trải nghiệm cuộc sống cùng với chính những người dân tại những điểm đến đó. Từ ăn uống đến sinh hoạt, vô cùng thú vị.

Chuẩn bị những giấy phép cần thiết khi kinh doanh homestay

Homestay cũng thuộc hình thức kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. Vì vậy, mọi giấy phép của nó đều tương tự. Những thủ tục kinh doanh vô cùng cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho bạn, tránh những rủi ro không ngờ tới.

Những giấy phép quan trọng như: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép lưu trú, giấy phép cam kết đảm bảo an ninh-trật tự, giấy phép sử dụng diện tích để xe,… Nếu quy mô kinh doanh của bạn nhỏ, và gần trung tâm du lịch; sẽ không khó để hoàn thiện những thủ tục này. Ngược lại, nếu quy mô kinh doanh của bạn lớn, hoặc xa trung tâm, thuộc vào những khu không quy hoạch cho dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn; sẽ khó khăn hơn một chút. Và các bộ phận kiểm tra cũng sẽ rà soát kỹ lưỡng hơn.

Vì vậy, hãy chuẩn bị thật cẩn thận những giấy phép cần thiết. Để đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh.

Quá trình lập kế hoạch kinh doanh homestay

Tìm hiểu thị trường để tìm ra những điểm mạnh

Tìm hiểu thị trường kinh doanh homestay
Tìm hiểu thị trường kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc thông tin về nó vô cùng nhiều. Hãy tìm hiểu kỹ để tìm ra những điểm mạnh trong lĩnh vực kinh doanh homestay. Bạn có thể tìm hiểu thông tin qua những phương tiện khác nhau; như: google, mạng xã hội, hoặc từ người thân và những người có kinh nghiệm.

Bạn cũng có thể có những chuyến đi thực tế tại những homestay khác nhau; để nhận ra điểm mạnh, yếu của họ. Qua đó, tận dụng được điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu.

Tìm hiểu nguồn khách hàng tiềm năng

Theo đánh giá từ thị trường, khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ homestay thường ở độ tuổi từ 18-30. Tuy nhiên, không phải chỉ dựa vào độ tuổi là bạn có thể quyết định được đối tượng. Bạn cần xem xét về thu nhập phong cách, xu hướng,… để lựa chọn một đối tượng duy nhất. Hãy nhớ rằng bạn không thể phục vụ hết được mọi đối tượng. Vì vậy, hãy tập trung vào một đối tượng bạn cảm thấy dễ dàng phục vụ nhất.

Tìm hiểu vị trí đặt homestay

Bản kế  hoạch của bạn nhất thiết phải có yếu tố này. Đó chính là vị trí đặt homestay. Homestay là hình thức kinh doanh mới nổi, thường phát triển ở những khu du lịch miền núi, hoang sơ. Bởi lẽ, sẽ ít cạnh tranh hơn so với các khu du lịch ở trung tâm, nổi tiếng, với rất nhiều những khu resort, nhà nghỉ, khách sạn.

Vì vậy, hãy tìm hiểu thị trường và tính chất của homestay, để lựa chọn được một vị trí thuận lợi nhất. Thu hút tối đa lượng khách du lịch.

Lên kế hoạch trang trí homestay

Lên kế hoạch kinh doanh homestay
Lên kế hoạch kinh doanh homestay

Một trong những lý do du khách lựa chọn homestay thay vì nhà nghỉ; hay khách sạn đó là thiết kế độc lạ của nó.

Bạn cần trang trí theo một concept đặc trưng xuyên suốt. Ví dụ như một homestay mang phong cách trẻ trung, đáng yêu. Màu sắc phù hợp sẽ là màu hồng, hay những màu sắc sặc sỡ như cam hoặc xanh. Cách thiết kế và các thiết bị cũng cần được chuẩn bị theo đúng phong cách đó. Bạn phải đảm bảo mọi thứ phù hợp, “vừa mắt” khách du lịch.

Sau khi trang trí, bạn cần quảng bá hình ảnh homestay rộng rãi. Các phương tiện truyền thông thường là các trang mạng xã hội: facebook, zalo, instagram. Hay những hội, nhóm liên quan tới đặt phòng du lịch. Hãy chú ý, những hình ảnh bạn cung cấp phải thật bắt mắt.

Để có được những bức ảnh quảng cáo chuyên nghiệp, bạn nên thuê những nhiếp ảnh gia thay vì chỉ chụp thủ công. Bạn cũng nên thuê mẫu về để quay clip và chụp những bức ảnh “thần thánh”. Càng hấp dẫn, màu sắc, càng thu hút được khách du lịch; nhất là các bạn trẻ, những người thích “sống ảo”, lưu trữ kỷ niệm.

Lên kế hoạch về tài chính kinh doanh homestay

Nếu bạn đủ vốn để kinh doanh, đó là một lợi thế quá lớn. Tuy nhiên, nếu chưa đủ, đừng lo lắng, hãy huy động tối đa vốn từ những người xung quanh bạn. Đó có thể là người thân, bạn bè, hoặc vay ngân hàng,.. Trước khi huy động vốn, hãy đưa ra những lý do thuyết phục để họ tin tưởng và đầu tư chung với bạn.

Sau khi đủ vốn, hãy lập kế hoạch thu, chi cụ thể, rõ ràng; để tránh thất thoát. cũng như những rủi ro về tài chính bất ngờ xảy đến.

Bạn cũng cần phải rõ ràng trong việc chia cổ phần kinh doanh nếu bạn đi huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Tránh những tranh chấp xảy ra, làm quá trình kinh doanh gián đoạn.

Trên đây là 3 bước đơn giản để xây dựng bản kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu. Hy vọng sẽ giúp bạn khởi nghiệp thành công.