- Lượt xem: 480

Bạn đang kinh doanh nhà hàng, khách sạn? Bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý nhà hàng? Dưới đây là 10 mẹo hữu ích nhất học tập từ những nhà quản lý lớn mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào quá trình quản lý của mình.

 

1. Quy định thời gian khởi động thiết bị điện

 

 

Xác định thời gian để khởi động các thiết bị điện trong nhà hàng là một trong những bước để tối ưu trong việc quản lý. Quá trình này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ. Đây là điều mà các nhà quản lý chuyên nghiệp luôn thực hiện vào đầu mỗi ca.

 

Xác định thời gian khởi động các thiết bị điện

 

2. Lên danh sách các công việc cần làm

 

Checklist sẽ là “trợ thủ” đắc lực cho bạn, một danh sách những việc cần làm sẽ giúp các quản lý làm việc một cách hiệu quả và trơn tru nhất . Lập một Checklist chuẩn và bổ sung những nội dung quan trọng để đảm bảo không bỏ sót bất kì một nội dung công việc hay lưu ý nào cần giải quyết trong ca làm việc.

 

Checklist giúp các nhà Quản lý quản lý hiệu quả tình hình hoạt động của nhà hàng

 

3. Tập hợp nhân viên vào đầu mỗi ca

 

 

Một buổi họp nhỏ vào mỗi sáng hằng ngày cùng toàn bộ nhân viên để có thể thay đổi hay cập nhật những lưu ý, nội dung mới, cùng các ý kiến đóng góp của nhân viên,…. Buổi họp sẽ kéo dài trong khoảng từ 10 – 20 phút trước khi bắt đầu ca làm.

 

Một cuộc họp nhỏ vào buổi sáng để phổ biến, giải quyết các vấn đề tồn đọng

 

4. Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, nhân viên

 

Bên cạnh bảng Checklist cho quản lý, một bảng danh sách các công việc phải làm cho từng bộ phận cũng rất cần thiết. Nội dung sẽ bao gồm công việc, ấn định thời gian bắt đầu và kết thúc cho từng nhân viên cụ thể. Cân nhắc số lượng công việc, tham khảo ý kiến của các cấp trên để có được một phân chia công việc chính xác, hợp lý nhất.

 

Danh sách việc cần làm cho nhân viên cũng rất quan trọng

 

5. Giám sát, kiểm tra hoạt động trong ca làm việc

 

 

Mục dù không trực tiếp tham gia, nhưng các quản lý vẫn phải theo dõi mọi hoạt động đang diễn ra trong nhà hàng để có thể kịp thời xử lý khi phát hiện các sự cố, phàn nàn trong ca làm việc, để hoạt động của nhà hàng vẫn trơn tru và không ảnh hưởng đến khách hàng.

 

6. Quản lý nhân sự cũng cần phải đúng cách

 

Một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sẽ quyết định thành công của một nhà hàng. Có 3 cách phổ biến để quản lý nhân sự, đó là: quản lý bằng kỷ luật (có chế độ thưởng-phạt rõ ràng); quản lý theo tình cảm (tiếp nhận ý kiến và tìm hướng đi thích hợp); khuyến khích nhân viên phát huy khả năng của bản thân. Tùy theo mục đích quản lý của người điều hành sẽ có cách quản lý phù hợp.

 

Nhà hàng hoạt động hiệu quả là minh chứng cho cách quản lý nhân sự đúng đắn

 

Tham khảo: Học tập bí quyết tối ưu nội dung quản cáo giúp seo hiệu quả

 

7. Vệ sinh cẩn thận trước khi đóng cửa

 

 

Trước khi kết thúc mỗi ca, các quản lý cần phải đảm bảo tất cả mọi ngóc ngách trong nhà hàng đề được vệ sinh sạch sẽ. Chất lượng vệ sinh ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của khách hàng về hình ảnh cũng như chất lượng của nhà, điều này cũng sẽ quyết định khách hàng có muốn trở lại vào lần sau hay không.

Quang cảnh mặt tiền của nhà hàng  ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của khách hàng

 

8. Đừng quên kiểm tra lại lần cuối

 

Để chắc chắn một lần nữa, cách tốt nhất bạn nên kiểm tra thêm một lần nữa, việc này không bao giờ thừa. Đảm bảo nhà hàng của bạn đã sẵn sàng để hoạt đồng vào ngày mai.

 

Rà soát mọi thứ một lần nữa trước khi đóng ca là việc làm không bao giờ thừa

 

9. Cuối cùng, hãy ghi chú những điều cần thiết

 

 

Đây là việc cần thực hiện xuyên suốt trong ca làm việc. Nếu có bất kỳ điểm nào bạn muốn thay đổi thì hãy hãy ghi lại, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bảng Checklist công việc được đầy đủ, chính xác và thiết thực hơn.

Ghi chú lại những điều cần sửa chữa hoạch thay đổi

 

10. Dán nhãn tất cả mọi thứ

 

Kể cả với một món ăn rất thông thường cũng có rất nhiều thứ cần thêm vào, và liệu bạn có thể nhớ hết được toàn bộ chúng? Hãy chắc chắn rằng bạn đã gắn một nhãn hiệu gì đó cho từng loại nguyên liệu hay sản phẩm dịch vụ để có thể tiện lưu chuyển và sử dụng! Dán nhãn lên tất cả các sản phẩm sẽ giúp cho việc phân loại sản phẩm và tìm kiếm hàng trong kho một cách dễ dàng, và quản lý được những thứ còn tồn lại trong kho sau một ngày hay một tuần phục vụ khách hàng.

 

11. Kiểm soát chất lượng đầu vào và thời gian nhập kho

 

 

Như người ta có câu: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh “. Việc chắc chắn bạn đã kiểm soát được chất lượng đầu vào và thời gian nhập kho của sản phẩm là bước tiên quyết để xử lý một cách tốt nhất những vấn đề có thể phát sinh sau này. Để tránh phải sửa chữa những sai lầm của mình sau khi xử lý một quy trình bị lỗi thì bạn hãy kiểm tra chất lượng hàng hóa thật kỹ càng.

 

Điều này cũng cho thấy trách nhiệm và uy tín của nhà hàng bạn trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Như vậy, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng cho những việc “ chạy chữa “ vấn đề sau này do chất lượng hàng hóa không được kiểm soát.

 

Trên đây là các cách để các nhà quản lý có thể quản lý nhà hàng của mình một cách hiệu quả, mang lại chất lượng và hình ảnh tốt nhất đến khách hàng

 

Xem thêm: Bí quyết kiếm doanh thu khủng trong kinh doanh online