Tình hình kinh tế thế giới luôn biến động mỗi ngày. Là một nhà đầu tư thức thời và biết nắm bắt cơ hội; bạn nên giắt túi ngay 6 vấn đề kinh tế thế giới cần chú ý vào thời điểm này. Hãy cùng bài viết của chúng tôi điểm mặt ngay những vấn đề đó nhé!
Chính sách của Trump hậu bầu cử giữa kỳ Mỹ
Với kết quả bầu cử được quyết định hôm 7/11 (giờ Việt Nam); Hạ viện đã thuộc về tay Đảng Dân chủ. Do vậy, từ kết quả này có thể dẫn đến những thay đổi quyết định trong tình hình kinh tế; không chỉ của Mỹ mà còn ảnh hưởng ra thế giới. Các chính sách của Donald Trump liệu có những biến động như thế nào? Đảng Dân chủ có gây ra những tác động đủ lớn? Chúng ta phải chờ đợi những động thái tiếp đến của Trump thì mới có thể tiếp tục tính toán.
Ngoài ra; thông qua bầu cử giữa kỳ; có thể quan sát thấy năm nay các ứng cử viên nữ có tỷ lệ ảnh hưởng khá cao. Đồng thời, thế hệ Millenial (sinh từ năm 1980 – 2000) cũng được thống kê với tỷ lệ đi bầu cao. Qua phân tích, các nhà đầu tư có thể dễ nắm bắt được xu hướng và mối quan tâm của cộng đồng.
Từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến kinh tế thế giới
Cuộc đối đầu về thương mại giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang trở thành một vấn đề hết sức căng thẳng hiện nay; ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế thế giới. Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình có những chính sách nhằm kích thích đầu tư nước ngoài; thông qua những cam kết về giảm thuế nhập khẩu và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trung Quốc cũng thận trọng khi đưa ra những câu trả lời cho vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Về phía Mỹ, hiện vẫn chưa có động thái nhượng bộ. Thậm chí, sau khi kết thúc cuộc bầu cử giữa kỳ; tình hình chiến tranh thương mai sẽ còn diễn biến gay gắt và phức tạp hơn. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson cũng đưa ra cảnh báo về vấn đề Trung Quốc. Nếu như trung Quốc thất bại trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài, kinh tế thế giới sẽ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự hạn chế đầu tư và thương mại.
Các mối đe dọa kinh tế thế giới
Đánh giá về tình hình tài chính, cựu chủ tịch Fed Janet Yellen đưa ra các cảnh báo về rủi ro tài chính Mỹ; về các vấn đề nợ vay được chuyển dịch khỏi hệ thống ngân hàng. Dù khủng hoảng tài chính đã trôi qua được 10 năm, nhưng cảnh báo này không hẳn là không có căn cứ. Ông cũng chia sẻ: “Ít nhất là tại Mỹ, chúng tôi vẫn chưa có công cụ thích hợp để kiểm soát sự chuyển dịch này”.
Ngoài ra, chính sách tài khóa mở rộng tại các quốc ra phát triển cũng cần phải được lưu ý. Bởi nó tạo ra những khoản nợ chồng chất cho các quốc gia này. Các cơ quan chính sách cần có những hành động xoa dịu rủi ro tài chính xuyên quốc gia. Ngoài ra, chính sách đối nội tác động đến sự phát triển của các quốc gia khác cũng cần lưu ý để không gây ra các tác động tiêu cực cho kinh tế thế giới.
Lưu ý đến các hiệp định thương mại
Trong lúc tình hình thương mại trên thế giới đày căng thẳng và biến động; thì một vài điểm sáng như Hiệp định CPTPP có hiệu lực cũng thu hút sự quan tâm của quốc tế. Trước việc Mỹ rút khỏi TPP; Nhà đàm phán thương mại Canada Campbell vẫn tích cực chia sẻ về quan điểm “luôn chào đón Mỹ quay lại TPP”. TPP đã được hồi sinh; trở thành CPTPP với 11 quốc gia thành viên. Sắp tới; hiệp định CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực; phần nào thay đổi tình hình kinh tế thế giới và khu vực.
Đồng thời, đánh giá về tình hình thương mại hiện nay; nhiều người vẫn lạc quan đưa ra quan điểm rằng; nếu thương mại bị ngăn cản bằng các hình thức chính trị; thì vẫn sẽ luôn có lối thoát. Đồng thời; cũng không nên quá lo lắng về ‘hiệu ứng bong bóng thành phố lớn’ từng khiến cho nhiều doanh nghiệp không đánh giá đủ vai trò mà Brexit mang lại.
Tương lai phát triển đô thị
Một trong những đô thị nổi bật hiện nay là Singapore. Đây là thành phố được đầu tư cơ sở hạ tần tốt; bất động sản có chất lượng cao và tỉ lệ thất nghiệp rất thấp; chỉ 2.1%. Những đô thị như vậy nếu tìm kiếm ở Mỹ và các nước châu Âu đều hầu như rất hiếm gặp. Trung Quốc cũng là quốc gia được đánh giá tốt về phát triển rất tốt.
Ngoài ra, việc phát triển các ứng dụng thu thập dữ liệu cho các mục tiêu phát triển đô thị; cũng cần được chú trọng. Công ty của Nadiem Makarim; CEO Go-Jek; không những phục vụ nhu cầu đi lại của khách hàng; mà trong dịch vụ vận chuyển có thể cung cấp thêm các dữ liệu hỗ trợ chính phủ.
Bất bình đẳng, giảm tốc trong kinh tế
Đánh giá về bức tranh kinh tế thế giới năm 2019; nhiều người cho rằng chiến tranh thương mại là vấn đề đáng quan tâm nhất. Bà Lagarde cho rằng: “Chiến tranh thương mại có thể xấu hơn hiện tại trước khi cải thiện”.
Tuy nhiên; người ta cũng lo ngại về vấn đề về tự động hóa và trí thông minh nhân tạo. Hai vấn đề này có thể gây gián đọan quá trình tăng trưởng kinh tế trên thế giới. Ngoài ra, các chính sách về con người như: lương hưu và bảo hiểm sức khỏe cần được quan tâm nhiều hơn nữa; đảm bảo các quyền lợi của người lao động. Chính sự bất bình đẳng là nguyên nhân dẫn đến không ít cuộc đình công lao động trên thế giới.
Kết luận
Trên đây là 6 điều mà các nhà đầu tư cần lưu ý trong hình hình kinh tế thế giới hiện nay. Đối với những nhà đầu tư Việt Nam, trước tình hình kinh tế thế giới biến động không ngừng; cần tích cực cập nhật thông tin; cải thiện các phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả; tích hợp công nghệ trong sản xuất,… Như vậy, nhà đầu tư mới có đủ tiềm lực để bước chân vào thị trường kinh tế thế giới đầy sôi động hiện nay.