- Lượt xem: 1160

Nhắc đến thương hiệu thời trang thể thao không thể không nhắc đến những tên tuổi đình đám như Adidas; Li-ning; hay Nike. Dù trải qua 5 thập kỷ; Nike vẫn hiện là một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới. Dù cho có rất nhiều các thương hiệu giày thể thao khác xuất hiện; nhưng Nike vẫn là thương hiệu khiến bất cứ ai đều muốn xỏ chân vào; dù chỉ một lần. Ai đã tạo ra sự đẳng cấp ấy?

Xem thêm:

Gucci và các biểu tượng định danh thể hiện đẳng cấp thương hiệu thời trang

Câu Chuyện Của Những Chú Bò Sữa Khẳng Định Thương Hiệu Thời Trang Việt Nam

4 sai lầm khi quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm quản lý shop thời trang miễn phí

Sự khởi nghiệp với vài chục đôi giày thể thao Nhật

Nike được thành lập vào năm 1964 với tên gọi Blue Ribbon Sports; và là nhà phân phối cho hãng giày Nhật Bản Onitsuka Tiger (nay là Asics). Năm 1971, Blue Ribbon Sports chính thức trở thành Nike Inc.

Khởi nghiệp từ những đôi giày thể thao Nhật
Khởi nghiệp từ những đôi giày thể thao Nhật

Công ty được thành lập bởi Bill Bowerman, một huấn luyện viên thể thao; và Phil Knight, vận động viên điền kinh, chỉ với 1.200 USD trong tài khoản ngân hàng.

Ban đầu Knight muốn đặt tên công ty “Dimension 6”. Cái tên Nike có nguồn gốc từ nữ thần chiến thắng Hy Lạp; là ý tưởng của nhân viên đầu tiên của Nike, Jeff Johnson.

Phil Knight đã khởi nghiệp với vài chục đôi giày thể thao Nhật trong thùng xe vào năm 1964. Và  gần 40 năm sau ông trở thành người giàu thứ 49 tại Mỹ; theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes; với số tài sản hơn 8,2 tỉ USD.

Từ một thạc sĩ kinh doanh…

Knight vốn tốt nghiệp cử nhân báo chí. Sau đó, ông nhập ngũ một năm. Xuất ngũ, ông tiếp tục học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford. Một ngày, khi nghe giáo sư Frank Shallenberger, dạy về doanh nghiệp nhỏ; Knight đã viết một kế hoạch kinh doanh tựa đề “Giày thể thao Nhật có thể vượt qua giày Đức như máy chụp hình Nhật đã thắng máy Đức không?”. Đây là kế hoạch kinh doanh loại giày thể thao Nhật chất lượng cao với giá phải chăng.

Sau này ông nhớ lại: “Lớp học ấy là giây phút tuyệt vời của cuộc đời tôi. Thầy Shallenberger giải thích về tính cách của doanh nhân và tôi nhận ra rằng thầy đang nói với tôi. Sau đó, tôi tự nhủ việc kinh doanh này chính là điều tôi muốn làm!”

Knight vào làm kế toán cho một công ty ở Portland. Dù vậy, sự ám ảnh về văn hóa Nhật Bản và những đôi giày Nhật vẫn luôn đau đáu trong ông. Trong thời gian ở Nhật, Knight không chỉ hành hương lên núi Fuji; nghiên cứu văn hóa châu Á mà còn đến thăm nhà máy Onitsuka tại Kobe; nơi làm ra những đôi giày Tigers chất lượng cao. Knight luôn ngưỡng mộ chất lượng của giày Tiger; và sau này đã mở hợp tác mở đại lý phân phối độc quyền tại Mỹ.

… Đến ông chủ của một thương hiệu thười trang giày

Knight thuyết phục huấn luyện viên Bill Bowerman-huấn luyện viên của ông ở đại học;  phân phối giày Tigers tại Mỹ. Trong nhiều năm tiếp theo, ban ngày Knight làm kế toán viên; giờ rảnh ông chất giày Tigers đầy xe và chở đi bán dạo khắp miền Tây Bắc nước Mỹ. Đến năm 1969, Knight bán được 1 triệu đô-la giày do nhà máy Nhật Onitsuka sản xuất. Sự kết hợp với Bowerman trong thiết kế mẫu giày là một chiến lược vô cùng đúng đắn.

Knight và đế chế giày Nike
Knight và đế chế giày Nike

Những đôi giày Nike đầu tiên được làm bên trong máy làm waffle. Giây phút nảy ra ý tưởng cải tiến giày chạy của Bowerman xảy ra vào năm 1971; khi ông cùng vợ đang làm bánh waffle cho bữa sáng. Hình dáng của chiếc bánh giúp ông nảy ra ý tưởng về đề giày có rãnh; giúp vận động viên bám chặt hơn trên đường chạy. Ý tưởng này khai sinh ra “Nike Waffle Trainer”.

Năm 1971, Knight quyết định bỏ việc kế toán để tập trung hoàn toàn cho việc kinh doanh giày. Ông thay đổi tên logo của công ty thành Nike.

Sự phát triển của thương hiệu thời trang Nike

Năm 1972, Knight đã bán được một số giày mang nhãn hiệu Nike; thu được 2 triệu đô-la Mỹ. Từ đó, lợi nhuận của Nike liên tục tăng theo cấp số nhân. Mỗi năm lại tăng gấp đôi so với năm trước. Cứ thế, trong suốt 10 năm giá trị của Nike đã tăng một cách chóng mặt. Từ một hãng nhỏ Nike đã vươn lên và điền tên mình vào danh sách các công ty sneaker lớn nhất.

Năm 1980, Nike vượt qua Adidas trở thành công ty dẫn đầu về giày thể thao ở Mỹ.  Năm 1984, Nike ký hợp đồng với Michael Jordan; lúc ấy là vận động viên trẻ đang lên của đội Chicago Bulls; để quảng cáo loại giày bóng rổ mang tên Air Jordan. Khi Michael Jordan trở thành thần tượng của giới trẻ Mỹ; giày Air Jordan cũng trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của thanh thiếu niên Mỹ. Theo Forbes, dù không chơi bóng chày chuyên nghiệp từ năm 2003; Michael Jordan vẫn kiếm được 60 triệu mỗi năm nhờ tiền bản quyền từ Nike. Đến nay, Jordan là vận động viên có hợp đồng quảng cáo lớn nhất của Nike. Đây trở thành bản hợp đồng có giá trị nhất trong làng sneaker khi đã mang về cho Nike một lợi nhuận khổng lồ.

Chiến lược quảng bá khôn ngoan của Nike
Chiến lược quảng bá khôn ngoan của Nike

Cửa hàng Nike lớn nhất thế giới không phải ở Mỹ mà nằm trên phố Oxford của London. Chi phí xây dựng cửa hàng 3 tầng rộng gần 4.000m2 này là 10,5 triệu bảng.

Chiến dịch quảng cáo

Năm 1987, Nike đã bị Reebok; một hãng sản xuất giày thể thao khác vượt mặt. Đây là cú sốc mạnh đối với Knight. Bởi ông luôn tin tưởng tính năng đáng tin cậy và chất lượng cao là điều quan trọng nhất để khách hàng bỏ tiền ra mua giày thể thao. Còn giày Reebok không cứng cáp bằng giày Nike; nhưng mẫu mã lại đẹp, hấp dẫn.

Nike trở thành thương hiệu đỉnh cao của thời trang thể thao
Nike trở thành thương hiệu đỉnh cao của thời trang thể thao

Knight đã khéo léo gắn kết không khí sinh động của giới trẻ Mỹ với thể thao. Ông cũng biết sử dụng sự hâm mộ của quần chúng đối với các ngôi sao. Chiến dịch quảng cáo của Nike luôn tập trung sử dụng hình ảnh các vận động viên tài năng, quyến rũ. Nhờ đó, trong mắt người hâm mộ họ dường như tự động gắn liền với giày Nike.


Chia sẻ: