- Lượt xem: 1077

Không phải lúc nào bạn cũng có những ý tưởng tuyệt vời sẵn có trong đầu. Trừ khi bạn may mắn có bộ óc của Isaac Newton và một cây táo, thì trong các cuộc họp marketing trong công ty, bạn nhiều khi vẫn gặp khó khăn trong việc đưa ra các ý tưởng tốt.

 

Vì vậy bạn cần phải brainstorming. Nghe tưởng là đơn giản nhưng đây không hề là một công việc dễ dàng.

 

Nếu làm đúng, brainstorming sẽ mang lại hiệu suất cao và giúp không khí làm việc vui vẻ. Ngược lại, nó sẽ cực kỳ tốn thời gian.

 

Image result for brainstorm

 

Để các cuộc họp của công ty thực sự đạt hiệu quả, hãy sử dụng 7 phương pháp brainstorming hữu ích dưới đây.

 

Tổng quan về brainstorming

 

Quy trình brainstorming được phổ biến hóa vào những năm 1950 bởi Alex Osborn, một chuyên viên quảng cáo làm việc tại Barton, Batton, Durstine, & Osborn (BBDO).

 

 

Mệt mỏi khi các nhân viên của mình không thể tự đưa ra những ý tưởng tốt cho chiến dịch, Osborn đã bắt đầu thử nghiệm với nhiều bài tập tập thể khác nhau. Cuối cùng, ông sử dụng một mô hình có nền tảng từ 4 quy tắc đơn giản dưới đây:

 

  • Đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt: Với các mục đích của bài tập này, số lượng quan trọng hơn chất lượng.
  • Đừng đánh giá bất kỳ ý tưởng nào cho đến khi quy trình kết thúc. Mọi người sẽ ngại ngùng nếu họ nghĩ rằng họ sẽ bị đánh giá tiêu cực.
  • Khuyến khích mọi người nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ. Mặc dù những ý tưởng nguyên sơ có thể sẽ không thực hiện được, chúng sẽ đưa cuộc trao đổi tới nhiều hướng đi mới.
  • Kết hợp các ý tưởng. Khuyến khích mọi người hỗ trợ các ý tưởng của nhau để họ có thể dễ dàng cống hiến và thúc đẩy tinh thần đoàn kết của toàn đội.

 

Osborn phát triển mô hình này với những mục tiêu rõ ràng: đưa ra một sản phẩm hoặc tính năng mới, tạo ra một slogan, quyết định sử dụng tông cảm xúc nào cho chiến dịch mới, v.v… Những dự án phân tích sâu hơn mà đòi hỏi những ý kiến có chiều sâu, mang tính phê bình thì không thực sự phù hợp với phương pháp này.

 

Nói ngắn gọn, bạn có thể nghĩ rằng brainstorming là một trò chơi bắn giấy tập thể: những người tham gia chơi thì không bị ngăn cản bởi sự sợ hãi bị đánh giá; họ được khuyến khích để đưa ra bất kỳ ý tưởng nào xuất hiện trong đầu vào lúc đó.

 

Xem thêm: 5 bước để bán hàng đa kênh thành công như Kohl’s

 

7 phương pháp brainstorming hiệu quả

 

Bất kỳ khi nào bạn giới thiệu phương pháp brainstorming trong các cuộc họp marketing lần đầu tiên hay đang tìm nhiều cách để làm mới các quy trình lên ý tưởng, thì cũng đừng hi vọng nó sẽ thành công rực rỡ ngay lập tức.

 

Nó là một quá trình của thử nghiệm và sai sót. Hơn nữa, mỗi đội marketing đều khác biệt, không có mô hình cố định nào là phù hợp cho tất cả.

 

Khéo léo và linh hoạt áp dụng những phương pháp dưới đây và cuối cùng bạn sẽ tìm được mô hình brainstorming hoàn hảo.

 

  1. Làm việc một mình – cùng nhau

 

Theo ông Art Markman, giáo sư tâm lý học và marketing tại UT Austin, một kết quả tiềm năng của brainstorming đó là suy nghĩ hội tụ: các ý tưởng của các cá nhân có xu hướng ngày càng giống nhau qua một buổi brainstorming.

 

Image result for brainstorm

 

Ông Markman gợi ý rằng bạn nên cho mỗi người thời gian tự suy nghĩ trước brainstorming. Theo cách đó, mọi người đều có cơ hội triển khai quá trình suy nghĩ theo hướng đi riêng. Một căn phòng đầy những con người tự tin với những quan điểm tương đối khác nhau về một vấn đề sẽ mang lại nhiều tiềm năng hơn.

 

  1. Tập hợp một nhóm những người thực sự quen biết nhau

 

Quay lại năm 2015, các nhà nghiên cứu tại Creative Education Foundation đã tìm ra rằng các buổi brainstorming có hiệu quả cao hơn rất nhiều, giống với những kinh nghiệm được Osborn đúc kết, khi những người tham gia quen biết nhau.

 

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên mô hình của Osborn cho một nhóm những người lạ mặt. Rõ ràng vấn đề ở đây không nằm ở khuôn mẫu của Osborn mà những người tham gia không cảm thấy thoải mái với nhau.

 

Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy tập hợp một nhóm nhân viên không chỉ có thể làm việc cùng nhau mà còn phải thực sự yêu thích làm việc cùng nhau.

 

  1. Brainstorming với những câu hỏi, không phải các câu trả lời

 

Đôi khi buổi brainstorming của bạn sẽ chạm tới ngõ cụt. Mặc dù những người tham gia có thể thông minh và quan hệ thân thiết với nhau, họ chỉ đơn giản là cảm thấy chán nản.

 

Khi gặp phải vấn đề này với các sinh viên MBA, Hal Gregersen, một giảng viên cấp cao tại MIT Sloan School of Management, đã đưa một “mồi nhử”: ông yêu cầu các sinh viên của mình, những người đã từng brainstorming để tìm ra giải pháp cho vấn đề phân biệt giới tính tại nơi làm việc, bắt đầu đưa ra các câu hỏi mà định hình vấn đề này theo một cách mới mẻ.

 

Image result for Hal Gregersen

 

Cách này đã hiệu quả. Phương pháp hâm nóng không khí của Gregersen đã khuấy động không khí lớp học và thúc đẩy các sinh viên tạo ra nhiều cái nhìn mới mẻ hơn cho vấn đề. Không lâu sau đó, quá trình brainstorming đã đạt tới hiệu suất đỉnh cao.

 

Thí nghiệm thành công đó đã khuyến khích Gregersen phát triển một mô hình brainstorming hoàn thiện, chú trọng vào việc: khi mọi người ngồi quanh nhau và chờ một khoảnh khắc thốt lên “ơ rê ca”, họ cảm thấy ngày càng chán nản theo từng giây từng phút, hãy yêu cầu họ brainstorming các câu hỏi để mang lại cho họ sự tự tin, chủ động và điều khiển buổi làm việc theo hướng mà bạn sẽ chưa từng thấy.

 

Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi mua phần mềm quản lý bán hàng

 

  1. Đừng quên các hoạt động sau đó

 

Hãy nhớ rằng: mục đích của brainstorming là đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định. Một buổi brainstorming sẽ không có hoạt động thảo luận hoặc đánh giá.

 

Lợi ích của mô hình này là nó thúc đẩy sự tham gia nhiệt tình của mọi người. Nhược điểm đó là nó không để các ý tưởng cá nhân được phát triển.

 

Đó là tại sao hoạt động tổng hợp đóng vai trò quan trọng. Sau tất cả, một danh sách những ý tưởng bạn tập hợp lại được sẽ vô giá trị nếu bạn không biến những viên đá thô kệch thành những viên ngọc đẹp.

 

Có 2 cách để bạn làm theo: điều hướng sự chú ý hoặc khuyến khích thảo luận. Vào năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xem xét sự hiệu quả của hai cách này.

 

Mục đích của điều hướng sự chú ý đó là mang những tham gia gần nhau và điều hướng sự chú ý của họ tới một nhiệm vụ cụ thể. Dù nhiệm vụ đó là ghi chép chi tiết về một ý tưởng cụ thể hoặc tìm ra những điểm tương đồng của tất cả các ý tưởng, trưởng nhóm sẽ đóng vai trò điều khiến hướng đi của cuộc trao đổi.

 

 

Mặt khác, khuyến khích thảo luận lại có cấu trúc lỏng hơn. Về cơ bản, những người tham gia sẽ ngồi xuống với danh sách các ý tưởng đã brainstorming và thảo luận sâu sắc hơn. Họ có thể tự do quyết định xem phát triển điều gì và điều hướng cuộc trao đổi như thế nào.

 

Trong khi điều hướng sự chú ý giúp mọi người xử lý thông tin ở một mức độ sâu sắc hơn, thì khuyến khích thảo luận giúp làm rõ và tổng hợp những ý tưởng riêng biệt.

 

Dù bạn lựa chọn triển khai nào, bạn cần nhớ một điều quan trọng là phải cho các thành viên trong đội có cơ hội để tiếp tục cuộc trao đổi.

 

  1. Phân biệt rạch ròi giữa ý tưởng thực hiện được và ý tưởng gốc

 

Cũng như với bất kỳ hoạt động tập thể nào, bạn cần phải xác định rõ ràng các mục tiêu của buổi brainstorming. Bạn đang tìm kiếm những ý tưởng mà có thể áp dụng trơn tru vào chiến dịch marketing hiện tại, hay bạn đang tìm kiếm những tư liệu thực sự đột phá?

 

Theo Brian Johnson và Chris D’Lauro ở Air Force Academy, quyết định này thực sự rất quan trọng.

 

Vì sao? Bởi vì khi mọi người được hướng dẫn là phải chọn ra một ý tưởng tốt nhất, họ có xu hướng chọn ra một concept có thể thực hiện được, không phải concept gốc mà được đưa ra vào đầu buổi brainstorming.

 

Image result for team meeting

 

Tuy nhiên, khi mọi người được hướng dẫn để chọn ra một ý tưởng có khả năng thực hiện nhất và ý tưởng gốc tốt nhất, họ có xu hướng chọn ra lần lượt ý tưởng được đưa ra vào đầu và vào cuối buổi brainstorming.

 

Nói cách khác, khi một buổi brainstorming được tiến hành, các ý tưởng ngày càng ít thực hiện được và nguyên bản hơn.

 

Nếu bạn đang tìm kiếm điều gì đó đồng nhất với những gì bạn đang làm, bạn có thể tổ chức một buổi brainstorming ngắn. Nếu bạn muốn tìm kiếm những gì bạn chưa làm bao giờ, bạn nên chuẩn bị cho những buổi brainstorming kéo dài hơn.

 

Đây là điều rất quan trọng. Nếu bạn không rõ ràng về mục tiêu cho cả đội biết. Bạn có thể sẽ lãng phí thời gian và công sức triển khai những ý tưởng mà hoàn toàn chệch hướng khỏi những gì bạn muốn đạt được.

 

Xem thêm: Chăm sóc khách hàng tốt hơn với Omnichannel, tại sao không?

 

  1. Thay đổi khung cảnh

 

Osborn đã đúc kết rằng sự e ngại và nỗi sợ là những kẻ thù lớn nhất của những người chủ trì các buổi brainstorming. Đó là lý do tại sao bạn phải ngăn chặn các hành động đánh giá.

 

Thế nhưng ngay cả khi bạn đã thành công ngăn chặn các lời đánh giá, bạn có thể vẫn sẽ thấy một số thành viên ngại ngùng tham gia. Kathleen Lucente của công ty truyền thông Red Fan Communications cho biết có thể vấn đề đến từ căn phòng họp quen thuộc.

 

 

Lucente cho biết làm việc cùng với những người đó trong môi trường không thay đổi sẽ thường dấy lên tính tự mãn. Ngược lại, nếu bạn đưa các thành viên tới một nơi mới mẻ, động lực đến từ môi trường mới mẻ sẽ thúc đẩy mọi người đưa ra những ý tưởng thực sự thú vị.

 

Nếu bạn đang ở gần một nhà hàng vui vẻ mà mọi người đều yêu thích, hãy tổ chức brainstorming vào bữa trưa. Một cách khác, nếu nhóm của bạn yêu thích tiệc tùng, hãy tan sở sớm một chút và rủ mọi người đến quán rượu.

 

Miễn là bạn có thể duy trì hứng thú của mọi người trong buổi trao đổi, sẽ không cần thời gian quá dài nếu bạn tìm kiếm những ý tưởng mà dễ thực hiện, sự thay đổi trong môi trường có thể tạo nên những điều kỳ diệu.

 

  1. Đưa ra một góc nhìn mới mẻ

 

Nếu môi trường mới có thể tăng cao hiệu suất của một buổi brainstorming, thì rủ thêm những người không nằm trong đội marketing có thể mang đến hiệu quả tương tự.

 

 

Điều này có liên quan tới suy nghĩ hội tụ. Bạn không muốn ý tưởng của mọi người trùng nhau bởi sự hội tụ này sẽ thu hẹp góc nhìn của buổi trao đổi, trái ngược với mong muốn của bạn.

 

Rủ thêm những đồng nghiệp trong các bộ phận khác của công ty cùng tham gia, có thể những kiến thức của họ về sales, chăm sóc khách hàng và các lĩnh vực khác sẽ mang đến những góc nhìn độc đáo mà có thể điều hướng buổi trao đổi của bạn tới những chủ đề mới mẻ.

 

Kết luận

 

Chìa khóa dẫn tới một buổi brainstorming thành công chính là động lực. Và chìa khóa của động lực là thay đổi mọi thứ. Hãy nghĩ xem: điều gì tạo động lực kém hơn thói quen hàng ngày?

 

Có vô vàn các cách khác nhau để bạn có thể thay đổi. Bạn có thể cho phép các thành viên tự nghĩ vào lúc ban đầu, thách thức họ nghĩ ra những câu hỏi thay vì tìm câu trả lời, hoặc mời họ tham gia các hoạt động xem xét lại các ý tưởng cũ. Vấn đề là bạn cần thay đổi thói quen của họ đủ để khơi gợi tiềm năng lớn bên trong đầu óc của họ.

 

Trên thực tế, tại sao không tập hợp một đội lại với nhau và brainstorming về các cách brainstorming mới mẻ? Hãy nhớ, các khả năng là vô hạn!

 

Xem thêm: 7 doanh nghiệp lớn quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất thế giới