- Lượt xem: 481

Trong nghệ thuật kinh doanh có muôn ngàn kế sách để thúc đẩy tăng doanh số bán hàng và làm tăng nhanh lợi nhuận. Tuy nhiên có 3 phương thức sau đây là tiêu biểu và được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.

Phương thức kinh doanh hình “Tam giác”

Năm 1948, Nhật Bản có một người chuyên kinh doanh dược phẩm, tên là Đồng Khẩu Tuấn Phu. Ông mở rất nhiều tiệm bán thuốc trên toàn quốc. Có khi hạ giá cạnh tranh nhưng vẫn không thành công. Qua gặp không ít lần thất bại ông đã phát minh ra công thức kinh doanh “Tam giác”. Tức là không mở lung tung các tiệm thuốc một cách rải rác nữa.

Phương pháp mà ông áp dụng là mở 3 tiệm cố định ở một khu vực nhất định. Chỉ tập trung trong phạm vi “hình tam giác” cố định, tạo sức mua cho cả vùng đó. Hình tam giác đó rộng, nhỏ là tùy theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường mà phân bổ sao cho hợp lý.

Cách làm này đã giúp cho kinh doanh của ông ngày càng phát triển. Doanh thu ngày càng cao, hiện nay đã chiếm trên 10% doanh số bán thuốc của thị trường Nhật Bản.

Xem ngay: Tìm kiếm linh hồn trong việc phát triển thương hiệu bán hàng

Phương thức kinh doanh hình “Vòng tròn”

Tại Mỹ có tiệm bán đồ chơi cho trẻ em có tên là “Thung lũng kỳ ảo” đã tạo lập một vòng tròn kinh doanh rất tuyệt. Họ thiết kế một phòng chơi cho trẻ em ở ngay bên trong tiệm. Cha mẹ đem trẻ em đến gửi trong giờ làm việc hoặc khi có việc bận. Ở phòng trẻ em có các bảo mẫu nhiều kinh nghiệm, họ được chọn lựa cẩn thận.

Đồng thời họ sẽ dạy cho trẻ em những kiến thức bổ ích, cho các em chơi các loại đồ chơi có bán trong tiệm, giá cả lại rẻ. Trẻ em rất thích thú với “Ngôi nhà đồ chơi” này. Phụ huynh thấy giá cả hợp lý, trẻ vừa có người chăm sóc, giáo dục, vừa được nô đùa thỏa mái. Cứ như vậy, đã có rất nhiều người đưa con đến đây.

Áp dụng kinh doanh theo kiểu này thì phòng giữ trẻ ngày càng đông, doanh thu của cửa hàng ngày càng cao. Bởi lẽ khi trẻ đã mê mẫn với các đồ chơi ở đó, chúng sẽ ra sức nài nỉ cha mẹ mua cho những đồ chơi tương tự. Trên đời này hiếm có ba mẹ nào tiếc với con thứ gì.

Xem ngay: Lý do tại sao cần phải đanh giá đối thủ cạnh tranh

Phương thức dùng “Thẻ mua hàng”

Tiếp tục với một ví dụ tại Nhật Bản, nhiều cửa hàng, siêu thị đã áp dụng phương pháp phát hành “Thẻ mua hàng”. Mọi khách hàng khi đến mua đều được phát một thẻ có số hiệu của riêng mình từ cửa hàng. Nếu dùng các thẻ này tại các cửa hàng trong hệ thống của họ sẽ được phục vụ và mua hàng với giá ưu đãi. Mỗi khi mua hàng họ đều ghi lại số tiền đã mua trên thẻ ưu đãi đó.

Đến khi khách mua đạt 500.000 yên sẽ được tặng một món quà trị giá 500 yên. Khi làm thẻ mua hàng không phải tốn một khoản chi phí nào mà ngược lại còn được tặng quà lưu niệm. Nếu có thêm bạn bè tới cũng được tặng quà để cảm ơn công giới thiệu. Cách làm này đã thu hút khách hàng. Thẻ mua hàng đã đem lại doanh thu rõ rệt.

Hiện nay rất nhiều cửa hàng với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau ở Việt Nam cũng đã áp dụng phương thức thẻ ưu đãi/ tích điểm này.

Nhiều cửa hàng cũng đã mở rộng phương thức này dưới hình thức ưu đãi như “ngày gấp đôi”. Nếu mua hàng 500 nghìn sẽ được tích thành 1 triệu trên thẻ. Tất nhiên điều này sẽ giúp tăng doanh thu cửa hàng ngày càng nhiều.

Xem thêm: cách cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của bạn

Kinh doanh với phần mềm quản lý bán hàng

Tăng doanh thu sẽ dễ dàng hơn nếu khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.

Được thiết kế với giao diện thông minh, thân thiện nên bán hàng  chỉ mất 05 phút làm quen chúng ta có thể sử dụng thành thạo phần mềm quản lý bán hàng.

Không chỉ quản lý bán hàng tại cửa hàng, bota còn kết nối trực tiếp với các kênh bán hàng online như Website, Facebook, sàn TMĐT… giúp bạn bán hàng trên đa kênh và quản lý tại một nơi tập trung – ngay trên bota . Vấn đề về nhân sự sẽ giảm đi được tối đa 50%.

Phần mềm quản lý bán hàng kết nối tự động với các đơn vị vận chuyển, đơn hàng sau khi xử lý sẽ được chuyển ngay lập tức đến các đơn vị vận chuyển, giúp bạn rút ngắn quy trình giao hàng và nắm bắt chính xác trạng thái của đơn hàng. Giảm thiểu thời gian check đơn và tối ưu được hệ thống chuyển giao.