Là một trong những tên tuổi có máu mặt trong ngành dịch vụ khách sạn ; JW Marriott được người trong giới vinh danh là “ông trùm”. Tuy nhiên; chặng đường đi đến thành công của doanh nghiệp này lại ít người biết tường tận. Hôm nay; hãy cùng chúng tôi điểm lại những dấu ấn trên con đường trở thành hệ thống hàng đầu thế giới của tập đoàn khách sạn Marriott nhé.
Tiền thân là cửa hàng bia 5 cent
Nếu để ý; bạn sẽ thấy xuất phát điểm của những ông lớn ngành khách sạn đều không phải đi lên từ chính lĩnh vực chuyên môn của họ. Với tập đoàn khách sạn Marriott cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tiền thân của chuỗi khách sạn hàng đầu này là một cửa hàng bia 5 cent.
Tập đoàn khách sạn Marriott được sáng lập bởi John Willard Marriott; tên của chuỗi khách sạn này cũng được lấy từ chính tên của John. Năm 1927 được đánh dấu bằng việc mở cửa kinh doanh một cửa hàng đồ uống ít cồn trên phố Washington; Hoa Kỳ. Cửa hàng này do nắm bắt được xu thế nên làm ăn phát đạt. Sự thành công đó dẫn đến một loạt thành công về sau của Marriott.
Những năm từ 1929 đến năm 1932 là giai đoạn suy thoái nặng nề của nước Mỹ. Tuy nhiên; không vì thế mà Marriott cũng bị kéo theo vào viễn cảnh đen tối đó. Ông bắt đầu một chuỗi nhà hàng mang tên Hot Shoppes chuyên phục vụ bia và đồ ăn nhanh. Không dừng lại ở đó; ông phát triển nó thành một hệ thống. Nhiều người đánh giá bước đi này của Marriott là cực kỳ mạo hiểm; nếu thất bại; ông sẽ trở về trắng tay. Nhưng sự thành công của ông khi kiếm về 1 triệu USD mỗi năm đã chứng minh quyết định dũng cảm của ông là đúng đắn.
Mở rộng phạm vi kinh doanh
Về sau năm 1937; Marriott nhận thấy nhu cầu bữa ăn không chỉ cần được đáp ứng ở dưới mặt dất và còn cả trên không. Ông nhanh chóng liên kết với những hãng hàng không mới mở và đảm nhận công việc cung cấp thức ăn trên các chuyến bay. Sau đó; Marriott tiếp tục nhận các hợp đồng của chính phủ về các món ăn trong quân đội. Ông nhận thấy vai trò của chính phủ hết sức quan trọng trên con đường sự nghiệp của mình nên cố gắng gây dựng niềm tin trong giới chính khách.
Đối tượng tiếp theo Marriott hướng tới là các nhà máy lớn. Trong đó có hai ông lớn ngành công nghiệp ô tô là: General Motors và Fords. Điều này đã giúp doanh nghiệp của Marriott càng ngày càng phát triển.
Bước chuyển mình sang lĩnh vực khách sạn
Dấu mốc đánh dấu việc ông chủ kinh doanh đồ ăn lấn sân sang lĩnh vực khách sạn chính là năm 1957. Vào thời gian này; khách sạn đầu tiên của Marriott được thành lập. Mặc dù quyết định chuyển mình sang lĩnh vực này là của Marriott; nhưng người đưa nó lên một tầm cao mới lại là cậu ấm nhà ông; Bill Marriott. Sau khi hoàn thành việc học; nhận thấy tiềm năng trong lĩnh vực khách sạn; Bill đề xuất việc mở rộng phạm vi và tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Thừa hưởng đầu óc kinh doanh của cha; kết hợp với tham vọng riêng của bản thân; Bill tuyên bố đầy chắc chắn rằng: “Ngày nào đó, chúng tôi có thể thành công ngang với chuỗi khách sạn Howard Johnson, đối thủ đang xuất hiện khắp nơi trên nước Mỹ.”
Sau sự thành công của khách sạn đầu tiên tại Arlington; Virginia; khách sạn thứ hai Key Bridge Marriottt đã được mở ra tại cùng thành phố. Khách sạn này cho đến nay vẫn còn hoạt động. Năm 2009; chính tại Key Bridge Marriottt đã tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm sự nghiệp của Bill Marriott. Bill đã đưa Marriott đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trên toàn thế giới trong suốt sự nghiệp của mình.
Kinh doanh bằng chiến lược dẫn đầu thị trường
Từ sau khi lấn sân sang lĩnh vực khách sạn; độ phủ sóng của tập đoàn khách sạn Marriott lan tỏa trên toàn nước Mỹ. Đúng như tham vọng thể hiện trong câu nói của Bill Marriott; chuỗi khách sạn Marriott đã chiến thắng thương hiệu khách sạn Howard Johnson – thương hiệu khách sạn nổi tiếng thời bấy giờ. Với chính sách cạnh tranh khốc liệt; cứ hai tuần lại có một khách sạn Marriott mọc lên gần khách sạn Howard Johnson. Đối với Howard Johnson; Marriott chính là một cơn ác mộng có thật. Năm 1967; Marriott chính thức chuyển hẳn sang ngành công nghiệp khách sạn. Hot Shoppes Inc được thay thế bằng Tổng công ty Marriott.
Năm 1980; đội ngũ nhân viên Marriott đã nhận ra một sự thật rằng: Nếu chỉ mãi duy trì trong vùng an toàn; chỉ phục vụ cho đối tượng khách hạng thuộc giới thượng lưu; thì chẳng mấy chốc Marriott sẽ bị vượt mặt.” Ý kiến này đã gây ra tranh cãi trong nội bộ công ty; khi mà nhiều người cho rằng; nếu xây dựng sản phẩm cho các phân khúc khách hàng tầm trung đến bình dân; đẳng cấp của công ty sẽ bị “mất giá”.
Tuy nhiên; John Marriott thực sự nghiêm túc với ý tưởng này; ông bắt đầu nghiên cứu chiến lược cho các phân khúc khách hàng khác ngoài giới thường lưu. Cuối cùng; John Marriott quyết định mở rộng phạm vi khách hàng. Và điều này đã tạo nên một sự thay đổi lớn trong chiến lược kinh doanh của Marriott. Thị trường khách sạn tầm trung và bình dân dần dần trở thành nguồn sinh doanh thu cho công ty. Từ đó mở ra cánh cổng cho Marriott bước vào thời kỳ hưng thịnh.
Tạm kết
Việc chuyển hướng kinh doanh này không làm mất đi giá trị thương hiệu của Marriott. Ngược lại; với việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng của chuỗi khách sạn hạng sang vào các mô hình còn lại; Marriott đã làm được điều mà ít doanh nghiệp khách sạn nào thời ấy làm được. Để biết thêm sự phát triển của doanh nghiệp khách sạn này; xin mời bạn đón đọc tiếp tại phần 2 của bài viết.