- Lượt xem: 772

Tại bài viết trước chúng tôi đã đề cập đến quá trình đi lên trở thành một ông chủ thương hiệu khách sạn tư nhân hàng đầu Việt Nam. Ở phần tiếp theo này; chúng tôi sẽ giới thiệu về thương hiệu khách sạn Mường Thanh – niềm tự hào của không chỉ “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản; mà còn là niềm tự hào cho một thương hiệu khách sạn đẳng cấp của Việt Nam.

Khách sạn Mường Thanh – niềm tự hào của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản
Khách sạn Mường Thanh – niềm tự hào của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản

Phần 2: Mường Thanh – tập đoàn khách sạn tư nhân hàng đầu Việt Nam

            Tiền thân là khách sạn Mường Thanh Điên Biên; cho đến nay số lượng khách sạn của tập đoàn Mường Thanh đã lên đến con số 40. Với con số này; có thể thấy thương hiệu khách sạn Mường Thanh đang phủ sóng trên mọi miền đất nước. Trên thực tế; hiếm có khách sạn nào của Việt Nam dành được thị trường lớn như của Mường Thanh. Với nhiều đơn vị kinh doanh khách sạn trong nước; đây là một tượng đài đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.


Tập đoàn tư nhân của riêng gia đình

Tập đoàn Mường Thanh có 70% cố phiếu do ông Lê Thanh Thản nắm giữ; ngoài ra 30% cố phiếu còn lại thuộc về lần lượt 20% do bà Lê Thị Hoàng Yến – con gái ông Lê Thanh Thản. 10% còn lại do ông Đỗ Trung Kiên – chồng bà Yến nắm giữ. Như vậy toàn bộ số cổ phiếu của tập đoàn này đều thuộc về gia đình ông Thản.

Bà Lê Thị Hoàng Yến – con gái ông Lê Thanh Thản
Bà Lê Thị Hoàng Yến – con gái ông Lê Thanh Thản

Hiện nay; điều hành chính trong chuỗi khách sạn Mường Thanh chính là “bóng hồng” của vị “đại gia điếu cày”. Bà Yến sau khi có thời gian học tập và làm việc bên Anh; đã chính thức trở về và tiếp quản công việc phụ trách điều hành tập đoàn Mường Thanh. Người phụ nữ 32 tuổi này một tay quản lý và điều hành hệ thống khách sạn khổng lồ. Nhờ thừa hưởng “máu” kinh doanh tiềm ẩn từ người cha; cho đến nay; công việc kinh doanh của tập đoàn Mường Thanh vẫn ổn định và đem về doanh thu đều mỗi năm.

Vì thuộc sở hữu của gia đình; nên việc thống kê số liệu và các dự án của tập đoàn này vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng ai cũng tin rằng; khối lượng tài sản thực tế của tập đoàn này không hể nhỏ và hoàn toàn có thể thâu tóm thêm nhiều khách sạn tại Việt Nam trong tương lai.


Chiến lược kinh doanh khách sạn khác biệt

Thay vì đi theo nguyên lý kinh doanh khách sạn truyền thống; khách sạn là phải luôn được đặt tại vị trí trung tâm; nơi dân cư náo nhiệt. Thì đại gia điếu cày Lê Thanh Thản lại hướng chuỗi khách sạn của mình đi theo những chiến lược kinh doanh đặc biệt. Ngoài việc đặt khách sạn tại những địa điểm thuận lợi; Mường Thanh cũng có những cơ sở tại những nơi kinh tế khó khăn như: Bắc Giang; Quảng Bình; Sơn La;…

Khách sạn Mường Thanh Quảng Bình
Khách sạn Mường Thanh Quảng Bình

Chính vì đặt khách sạn tại những nơi mà những người khác không dám đầu tư vào; nên bỗng nhiên Mường Thanh trở thành khách sạn đắc địa. Như vậy; khi có các chuyến công tác của các lãnh đạo; nguyên thủ quốc gia; Mường Thanh chính là lựa chọn số một của họ.


Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam

Kể từ năm 1997; chuỗi khách sạn Mường Thanh bắt đầu hoạt động. Nhưng thực tế; năm 2009 mới là thời điểm đưa tên tuổi Mường Thanh đứng top đầu trên thị trường khách sạn Việt. Bước ngoặt này chính là giai đoạn ông Thản quyết định chuyển hướng kinh doanh khách sạn sang hướng tới phân khúc khách hàng cao hơn. Tháng 9/2009; khách sạn Mường Thanh Hà Nội chính thức được khánh thành mở đầu cho chuỗi kinh doanh khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao quốc tế.

Càng về sau; quy mô của tập đoàn Mường Thanh càng được mở rộng. Kể từ năm 2015; Mường Thanh đi vào hoạt động hàng loạt khách sạn ở nhiều tỉnh thành trên cả nước: Cần Thơ; Quảng Ngãi; Quảng Nam; Lào Cai;… Việc mở rộng số lượng khách sạn và phạm vi hoạt động đưa tên tuổi Mường Thanh nổi tiếng trên cả nước. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ; Mường Thanh chính thức trở thành “Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam” với hơn 40 khách sạn trên toàn quốc.

Khách sạn Mường Thanh tại Đà Nẵng
Khách sạn Mường Thanh tại Đà Nẵng

Tập đoàn Mường Thanh cũng phát triển đa lĩnh vực; trong cả xây dựng; đầu tư;.. và cũng gặt hái được thành công như đối với lĩnh vực khách sạn. Những lĩnh vực trên đều phần nào bổ trợ cho nhau; nhất là kinh doanh khách sạn được hưởng lợi nhiều từ lĩnh vực xây dựng; bất động sản;… Hiện nay; Mường Thanh còn đang lên kế hoạch để mở rộng tham vọng ra các lĩnh vực: đào tạo; y tế;…


Kết luận

Tính đến năm 2018; tập đoàn Mường Thanh đã sở hữu hơn 50 khách sạn với hơn 10.000 nhân lực; đóng góp nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho quốc gia. Ngoài việc thêm vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm; công tác xã hội như xóa đói giảm nghèo;.. cũng được tập đoàn này chú trọng. Với quy mô và sứ mệnh hoạt động như vậy; uy tín của tập đoàn Mường Thanh ngày càng được khẳng định.

Các doanh nghiệp khách sạn tại Việt Nam từ câu chuyện này hoàn toàn có thể đặt ra những mục tiêu cho mình ngay từ bây giờ. Hãy nắm những cách thức kinh doanh khách sạn hiệu quả và thức thời trong nắm bắt cơ hội; bạn hoàn toàn có thể đưa doanh nghiệp của mình lên một vị thế cao hơn; như cách tập đoàn Mường Thanh đã làm.