- Lượt xem: 904

Kinh doanh đại lý sữa là một hướng đi rất tiềm năng. Giá cả các loại sữa luôn biến động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Biết được các loại thuế phải đóng giúp bạn có thể điều chỉnh giá cả phù hợp. Mặt hàng bình ổn giá là điều kiện thu hút đông đảo khách hàng.

Xem thêm:

Lập kế hoạch mở quán trà sữa chi tiết cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm mở quán cafe: Ghi nhớ 5 nguyên tắc sau nếu muốn thành công

Kinh doanh thực phẩm sạch: Những khó khăn thường gặp phải

Kinh doanh đại lý sữa cần số vốn bao nhiêu?

Hiện nay, để mở một đại lý sữa, bạn cần có trong tay khoảng từ 200-500 triệu đồng. Tất nhiên nếu bạn hướng tới mở các cửa hàng bán buôn sữa thì lượng vốn tối thiểu phải rơi vào hàng tỉ. Với những quy mô cửa hàng nhỏ, ban đầu bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa 2 – 4 hộp, chi phí cho khoản này sẽ rơi vào khoảng 100 triệu. Sau đó bạn sẽ nhanh chóng xác định được dòng sữa nào bán chạy, lượng tiêu thụ như nào. Từ đó mà đầu tư cho cửa hàng. Ngoài ra còn có các chi phí khác như:

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Kệ trưng bày sữa, quầy thanh toán
  • Mua phần mềm quản lý bán hàng + máy quét mã vạch, máy in hóa đơn: Bạn có thể tìm mua tại các đơn vị cung cấp uy tín, có cho phép dùng thử để trải nghiệm.
  • Chi phí làm giấy phép kinh doanh
Hiện nay, để mở một đại lý sữa, bạn cần có trong tay khoảng từ 200-500 triệu đồng
Hiện nay, để mở một đại lý sữa, bạn cần có trong tay khoảng từ 200-500 triệu đồng

Khi kinh doanh, bất kể ngành nghề nào cũng vậy, bạn sẽ phải chịu thuế. Các loại thuế phải chịu được liệt kê dưới đây:

a. Thuế môn bài

Mỗi năm doanh nghiệp sẽ nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên, nếu là doanh nghiệp khoảng 1-3 triệu đồng, cá nhân kinh doanh thì khoảng 300.000-1 triệu đồng tùy quy mô, doanh thu. Còn phải tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập nữa, nếu thành lập trong thời điểm 6 tháng cuối năm thì chỉ phải nộp 1/2 mức thuế môn bài theo biểu thuế.

b. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế này còn phải tùy thuộc vào doanh nghiệp có đăng ký thuế GTGT hay không. Còn nếu là hóa đơn thông thường hay trực tiếp thì không phải nộp. Doanh nghiệp phải kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày 20 của tháng tiếp theo.

c. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp kê khai và nộp theo từng quý. Cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm. Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định là 28%. Đây là khoản đánh vào doanh thu thuần (số chênh lệch sau khi lấy doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ). Nếu khoản chênh lệch này < 0 (doanh nghiệp bị lỗ) thì khoản thuế này được miễn.

Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được kê khai và nộp theo từng quý
Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được kê khai và nộp theo từng quý

d. Thuế thu nhập cá nhân

Hàng tháng, doanh nghiệp phải thống kê các khoản thu nhập của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị để tính mức thuế này. Theo quy định hiện hành thì thuế tính cho người có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên.

e. Thuế thu nhập không thường xuyên

Khi chi trả những hợp đồng nhân công ngoài, không phải là cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp, luôn phải giữ lại 10% tổng giá trị hợp đồng và ghi một biên lai cho người đó. Doanh nghiệp nộp khoản thuế này cho cơ quan thuế, ghi rõ số biên lai. Đến cuối năm tài chính, người được thuê sẽ đến cơ quan thuế hoàn tất thủ tục thuế. Nếu tổng mức thu nhập không quá 4 triệu thì được hoàn trả lại 10% đã trích. Còn nếu vượt thì cơ quan thuế sẽ tính thuế phải nộp và bù trừ với khoản đã trích.

Ngoài các loại thuế cơ bản trên thì tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế xuất nhập khẩu, thuế môi trường, thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên ….

Doanh nghiệp sẽ phải nộp khoản thuế thu nhập không thường xuyên cho cơ quan thuế, ghi rõ số biên lai
Doanh nghiệp sẽ phải nộp khoản thuế thu nhập không thường xuyên cho cơ quan thuế, ghi rõ số biên lai

Thật là nhiều loại thuế cõng lên mình của người bán hàng. Nhưng đã là quy định thì buộc phải đóng. Bạn cần phải chú ý mức giá, quy định để không bị “bắt nạt” do không có hiểu biết trong kinh doanh đại lý sữa.


Chia sẻ: