- Lượt xem: 867

Trà sữa đã và đang trở thành một làn sóng mạnh mẽ với giới trẻ Việt Nam trong những năm gần đây.  Đó là lý do vì sao các bạn trẻ lựa chọn kinh doanh trà sữa nhiều đến vậy. Kinh doanh trà sữa cần chuẩn bị những gì? Lên kế hoạch mở quán trà sữa sao cho hút khách và thiết kế đẹp. Nếu bạn đang có ý định mở một quán trà sữa thì nên tham khảo ngay kế hoạch mở quán trà sữa chi tiết cho người mới bắt đầu ngay dưới đây.

Xem thêm:

Điều gì tạo nên sự thành công trong quản lý kho hàng của Amazon.

Cách lên kế hoạch kinh doanh online hiệu quả không nên bỏ qua.

Lập kế hoạch kinh doanh cafe sách thế nào cho hiệu quả nhất?

Nghiên cứu thị trường kinh doanh trà sữa tại Việt Nam:

Nghiên cứu thị trường kinh doanh trà sữa tại Việt Nam.

Nghiên cứu thị trường ở đây là toàn bộ các công việc tìm hiểu thị trường kinh doanh trà sữa, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, đối tượng khách hàng tiềm năng…

Bạn nên tiến hành nghiên cứu thị trường kinh doanh trà sữa chi tiết, khách quan dựa trên những tiêu chí sau đây:

Xu hướng trà sữa hiện tại đang được yêu thích?

Đối thủ trực tiếp của cửa hàng bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?

Đối thủ gián tiếp của cửa hàng bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?

Khách hàng mà bạn hướng đến là ai? (Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…). Họ có mối quan tâm, sở thích, nhu cầu, hành vi mua hàng là gì?

Mục đích cuối cùng của công việc này là giúp bạn có cái nhìn khách quan, hiểu rõ về các đối thủ của mình trong tương lai. Để từ đó, đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Xác định vốn mở quán trà sữa:

Khi lập kế hoạch mở quán trà sữa; thì số vốn chính là yếu tố có thể quyết định sự thành bại của bạn. Số tiền có để mở quán sẽ giao động tuỳ thuộc vào mô hình và quy mô bạn lựa chọn. Nó có thể chênh lệch từ 10 đến hàng trăm triệu.

Xác định vốn kinh doanh trà sữa.

Mở quán trà sữa với trên 100 triệu đồng tiền vốn:

“Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?” – Với 100 triệu đồng bạn đã có thể mở một quán trà sữa nho nhỏ; thuê mặt bằng và đa dạng hóa menu đồ uống. Tuy nhiên, với số vốn này; thì chỉ có thể thuê được một địa điểm kinh doanh ở vị trí không thật sự “đắc địa”. Không gian quán nhỏ vì vậy mà cũng rất khó để trang trí quán trà sữa đẹp được; trừ khi bạn có chút khéo tay có thể tự thiết kế, trang trí quán. Vì số vốn ít nên bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng. “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” mới có thể sử dụng hiệu quả, vừa vặn với số tiền đầu tư.

Bên cạnh đó, kinh doanh nhỏ nên bạn cũng không thể thu được khoản lợi nhuận lớn. Và cần phải có chiến lược rõ ràng để giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh.

Mở quán trà sữa với trên 100 triệu đồng tiền vốn.

Mở quán trà sữa với trên 200 triệu đồng tiền vốn:

Số tiền này đủ để bạn sở hữu một quán trà sữa kha khá ở vị trí đẹp. Có thể thiết kế, trang trí quán bắt mắt; từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn. Khi mở quán bạn nên chọn địa điểm gần trường học, khu văn phòng, các con phố đông đúc… Bạn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và tăng doanh thu từ nguồn khách vãng lai.

Tuy nhiên, số vốn càng nhiều thì rủi ro càng lớn. Nếu bạn có ý định mở quán trà sữa lớn thì cần phải có kỹ năng quản lý; nếu không có thể dễ dàng dẫn đến thất bại. Với số vốn 200 triệu đồng trở lên; bạn cũng có thể cân nhắc việc mở cửa hàng trà sữa nhượng quyền thương hiệu. Khi kinh doanh trà sữa theo hình thức này, bạn sẽ được chuyển giao công nghệ; cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, đồ dùng…, Bạn cũng không phải lo việc marketing. Tất cả những gì bạn cần có là vốn và một mặt bằng để kinh doanh. Khi đó, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Mở quán trà sữa trên 200 triệu đồng tiền vốn.

Tìm địa điểm mở quán kinh doanh trà sữa:

Sau khi hoàn thành được việc phân tích đối tượng khác. Bạn hãy bắt đầu tìm kiếm địa điểm phù hợp với các khách hàng của mình. Có thể mặt bằng nó gần trường học, gần các khu dân cư đông đúc hay các tụ điểm vui chơi giải trí.

Bạn có thể tận dụng địa điểm có sẵn hoặc đi thuê. Tuy nhiên nếu giá thuê mặt bằng quá đắc thì bạn nên lựa chọn vị trí ít bị cạnh tranh hơn. Hoặc lùi vào trong ngõ một chút và kết hợp với kênh bán online cũng rất hiệu quả. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, chiếm đến 70% tỷ lệ thành công. Khi bắt đầu lập kế hoạch mở quán trà sữa. Bạn nên lựa chọn thận trọng khi thực hiện bước này.

Tìm kiếm địa điểm mở quán kinh doanh trà sữa.

Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh trà sữa và xây dựng menu:

Kinh nghiệm mở quán trà sữa:

Kinh nghiệm là tất cả những gì đúng đắn, hiệu quả được những người đi trước có trải nghiệm thực tế chia sẻ lại. Chính vì vậy, bạn nên gặp gỡ, tiếp cận những người đi trước để học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh. Hoặc có thể là khách hàng thực tế của những quán trà sữa đông khách xem cách thức kinh doanh của họ. Họ đang bán những gì? Cách thức phục vụ ra sao? Chiến lược thu hút khách hàng là gì?…Từ đó, bạn sẽ biết mình sẽ phải làm gì với quán của mình bắt đầu từ bản kế hoạch kinh doanh này.

Hoàn thiện menu cho quán:

Thiết kế menu cho quán.

Như đã nói ở trên, khi học hỏi kinh nghiệm kinh doanh bạn nên kết hợp tìm hiểu về menu của các quán trà sữa để xây dựng menu cho quán của mình. Bạn có thể đang có ý định mở quán trà sữa Thái Lan, hay trà sữa chân trâu, hoặc kết hợp bán thêm trà sữa Đài Loan, Zipper… Điều này một phần sẽ còn phụ thuộc vào việc phân tích thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. Nhưng trước hết hãy đọc bài viết Điểm tên các loại trà sữa đang bán hút khách để xem bạn có thể lựa chọn được gì từ những xu hướng này không nhé.

Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa:

Hiện nay không gian quán cũng ảnh hưởng đến việc khách hàng có ghé quán của bạn thường xuyên không, vì nhiều khách hàng không những đến đây uống nước giải trí mà bạn còn chụp hình check-in sống ảo. Vậy nên bạn cần đầu tư trang trí không gian đẹp một chút, lung linh khi lên hình thì sẽ chắc chắn sẽ thu hút khá nhiều khách hàng đến đấy.

Nếu bạn có khiếu thẩm mỹ có thể tự thiết kế cho quán của mình theo phong cách riêng, còn không thì bạn cần nhờ tư vấn thiết kế cho quán của bạn. Đương nhiên là việc tư vấn này sẽ chiếm của bạn một chi phí khá cao đấy. Hoặc nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tham khảo một số hình ảnh quán trà sữa đẹp trên mạng internet để trang trí cho mình.

Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán.

Chuẩn bị dụng cụ, máy móc, nguyên liệu:

Khi lập kế hoạch mở quán trà sữa bạn không nên bỏ qua việc chuẩn bị máy móc, nguyên liệu cho quán. Vấn đề nhập máy móc và nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý. Làm trà sữa cần khá nhiều máy và các nguyên liệu. Đầu tư đầy đủ máy móc là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.

Máy móc cần chuẩn bị bao gồm: máy dập nắp ly, bình ủ trà, nồi nấu trà, máy xay đá, xay sinh tố, máy làm lạnh, máy định lượng đường….Nguyên liệu pha chế bao gồm: trà, hương liệu và các topping…

Chuẩn bị dụng cụ, máy móc, nguyên liệu.

Bạn cũng nên tham khảo và tìm ra nhà cung cấp về nguyên liệu chất lượng mà giá cả tốt nhất. Tìm một nhà cung cấp nguồn nguyên liệu uy tín. Vì bạn làm ăn lâu dài nên bạn cần tìm cho mình một nguồn nguyên liệu giá gốc. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều. Và nên nhớ một điều là vấn đề trà sữa hiện này đang bị giới trẻ “cảnh giác”; về vấn đề an toàn thực phẩm. Nên bạn cần tìm nguồn nguyên liệu sạch để có thể tạo thương hiệu; và uy tín cho quán của mình khi kinh doanh lĩnh vực này.

Thiết lập website cho quán trà sữa:

Kinh doanh online là một hình thức kết hợp kinh doanh hiệu quả; với cửa hàng truyền thống mà bạn không nên bỏ qua trong thời buổi hiện nay. Nếu bạn mở 1 quán trà sữa có view đẹp đồ uống ngo. Không có lý do gì để bạn không tiến hành kinh doanh online song song. Không phải ai cũng có thời gian ra ngoài ngồi nhâm nhi cốc trà sữa; nhưng họ có thể đặt và ship về nhà, cơ quan văn phòng. Lượng khách hàng online này không hề nhỏ chút nào. Vì vậy hãy tận dụng triệt để nếu bạn muốn thu về nguồn lợi lớn.

Thuê và quản lý nhân viên cho quán kinh doanh trà sữa:

Thuê và quản lý nhân viên cho quán.

Việc tuyển chọn nhân viên cũng khá quan trọng. Bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ. Và thông thường thì mình nhận thấy rằng, chủ quán trà sữa thường là người tự pha trà sữa và quản lý nhân viên. Còn bạn không biết pha trà sữa thì bạn có thể tìm hiểu và học một khóa pha trà sữa. Thông thường thì khá học này ngắn hạn và chi phí không cao.

Và nếu có thuê nhân viên thì chỉ thuê nhân viên phục vụ hoặc shipper giao hàng thôi.

Và những nhân viên kiểu này thì bạn thuê sinh viên và trả tiền theo giờ sẽ giúp bạn tiết kiệm được ngân sách. Và thông thường giá thuê là 10-20k/ h tùy vào nơi bạn sống và thị trường chung như thế nào.

Lên kế hoạch marketing cho quán trà sữa:

Bạn nên cần chú ý đến việc thực hiện các chiến dịch marketing cho quán trà sữa. Theo kết quả khảo sát 5000 khách hàng của Bizweb mới đây. Những shop không có sự tăng trưởng phần lớn rơi vào những shop không đầu tư cho quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Đừng tiếc nếu bạn có đầu tư nhiều cho việc quảng bá sản phẩm; hiệu quả thu hút của marketing sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy!

Lên kế hoạch marketing.

Bạn có thể bắt đầu quảng bá trà sữa của mình trên các ứng dụng chuyên về ăn uống hiện nay như foody, lozi… Hay chạy quảng cáo Google, Facebook, làm SEO… Có rất nhiều thức marketing; nên bạn hãy cân nhắc và chọn lựa hình thức phù hợp với điều kiện của quán nhất.

Chiến dịch marketing truyền thống:

Một hình thức quảng cáo không quá mới nhưng hiệu quả đem lại vẫn khá cao. Đó là bạn có thể áp dụng hình thức quảng bá như phát tờ rơi; ở những khu vực gần quán để họ chú ý đến quán của ban. Hình thức treo băng rôn ở chỗ đông người cũng là một cách tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Và thông thường thì để những chiến dịch như vậy thành công. Thì trên tờ rơi hay băng rôn của bạn phải có gì đặc biệt; để mọi người chú ý chứ không họ không cầm lấy tờ rơi chứ huống chi là đọc. Vậy nên trên tờ rơi hoặc băng rộn bạn cho những thông điệp ý nghĩa. Hoặc chương trình khuyến mãi lớn kiểu như khai trương giảm giá 30%,  mua 3 tặng 1… Chính những điều này sẽ hút khách hàng chú ý và đến quán của bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cần cân đối ngân sách cho chiến dịch khuyến mãi này nhé!

Marketing truyền thống.

Trên đây là kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết, cụ thể cho người mới bắt đầu. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giải đáp được tất cả những thắc mắc của bạn về vấn đề mở quán trà sữa cần những gì. Chúc bạn kinh doanh thành công!