- Lượt xem: 1294

Amazon là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới và là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ. Sự nổi tiếng trên toàn thế giới của Amazon được tạo nên từ kho hàng nổi bật với hơn 110 kho hàng với quy mô lớn trên toàn thế giới. Vậy với quy mô kho hàng lớn như vậy, Amazon đã làm cách nào để quản lý kho hàng một cách thống nhất, hiệu quả. Hay nói cách khác điều gì đã tạo nên sự thành công trong quản lý kho hàng của Amazon như ngày hôm nay. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Xem thêm:

Cách lên kế hoạch kinh doanh online hiệu quả không nên bỏ qua.

Điểm danh 7 nghề kiếm tiền nhanh chóng năm 2019.

Tất cả những điều cần biết về kế hoạch kinh doanh cửa hàng giày dép.

Sơ lược về lịch sử của Amazon:

Sơ lược về lịch sử của Amazon.

Được thành lập vào năm 1994; nhưng Amazon đã đạt những thành công vượt bậc và có được vị trí hàng đầu hiện nay. Và một điểm nổi bật góp phần tạo nên sự thành công đó cho Amazon chính là hệ thống kho hàng vô cùng hiện đại…

Khi Dave Alperson lần đầu tiên nhận việc tại nhà kho Amazon. Năm 1997 dưới danh nghĩa nhân viên tạm thời làm theo giờ; việc của anh là dạo bộ quanh kho. Cầm trên tay danh sách để tìm sản phẩm khách hàng mới đặt. Hàng hóa của năm 1997 đa số là sách.

Hai mươi năm sau, với tư cách là giám đốc khu vực vận hành Amazon tại Indiana. Alperson đang giữ trách nhiệm quản lý 18 nhà kho không giống một chút nào với nơi mà ông bắt đầu công việc. Amazon giờ đã bán hàng triệu sản phẩm khác nhau; hệ thống 149 nhà kho vận chuyển tới hàng chục ngàn kiện hàng một ngày. Nhà kho giờ đây như một mê cung của hàng hóa đổ về từ mọi hãng; mọi ngóc ngách thị trường.

Hệ thống kho hàng của Amazon nổi bật với hơn 110 kho hàng quy mô lớn trên toàn thế giới. Trong đó có tới 64 kho rải khắp Hoa Kỳ. Kho hàng lớn nhất của Amazon được đặt tại Phoenix, bang Arizona với diện tích khoảng 111.500 m2; đủ để chứa 28 sân bóng đá.

Hệ thống quản lý kho hàng của Amazon với nhiều đặc điểm nổi bật:

Đỉnh cao của nghệ thuật lưu trữ bằng công nghệ:

Amazon – đỉnh cao của nghệ thuật lưu trữ bằng công nghệ.

Không hề giống các kho hàng kiểu truyền thống; kho hàng của Amazon được tin học hoá cao độ. Đến nổi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành. Từ lúc những tín hiệu đầu tiên được máy tính gửi đi. Cho biết những sản phẩm nào được lấy xuống khỏi giá. Cho đến trình tự đóng gói, chờ đợi, bốc dỡ lên xe. Mọi thứ đều được theo dõi sát sao của những người quản lý nơi đây.

Quy trình xử lí trong kho hàng của Amazon được áp dụng theo mô hình chiến lược CFN (Customer Fulfillment Networking). Nhờ đó năng suất kho tăng lên 40%, chi phí vận hành trong 3 năm giảm xuống từ 20% doanh thu; còn chưa đầy 10% doanh thu.

Sự tuyệt vời trong xuất kho, lấy hàng:

Việc lấy đồ trong kho mới là thứ đang đề cập. Mỗi đơn hàng của khách sẽ được nạp vào thiết bị cầm tay của nhân viên kho. Hệ thống sẽ tự động xác định cho họ khoảng cách gần nhất giữa những món đồ ngẫu nhiên bên trong nhà kho này. Điều này; giúp nhân viên của Amazon hoàn thành “cua lấy đồ” của mình trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Thời gian lấy đồ ngắn đồng nghĩa với thời gian món hàng tới tay khách ngắn hơn, khách hàng hài lòng hơn. Mọi thứ trong kho hàng đều được tự động hóa; nên nhân viên chỉ cần đi theo chỉ dẫn của thiết bị cầm tay. Là có thể hoàn thành công việc của mình. Tại một nhà kho Amazon bất kì ở thời điểm hiện tại, trước khi nhân viên ném cái tuýp kem đánh răng lên cái kệ trống gần đó. Họ sẽ dùng thiết bị cầm tay quét mã vạch của sản phẩm và của cái giá cất. Hệ thống máy tính sẽ lưu lại, theo dõi vị trí của mọi sản phẩm.

Sự tuyệt vời trong xuất kho – lấy hàng của Amazon.

Sự chính xác khi lấy hàng: Mọi thứ đều được thực hiện bởi máy móc; yếu tố con người được giảm tối thiểu. nhân viên chỉ cần làm theo chỉ dẫn của hệ thống. Đi theo quãng đường ngắn nhất, lấy món hàng và rồi mang đi gửi cho khách. Nó giúp giảm thiểu rủi ro như lấy sai màu quần áo, sai kích thước hay nhiều vấn đề khác.

Tiết kiệm lưu trữ trong quản lý kho hàng của Amazon:

Bất kỳ ô trống nào đều được lấp đầy, lượng lưu trữ của kho được tăng cường rất lớn. Amazon cho rằng chỉ với phương pháp sắp xếp ngẫu nhiên này, kho của họ đã chứa được nhiều gấp 2 lần so với cách thức lưu trữ truyền thống.

Sự ngẫu nhiên còn cho phép việc quản lý được dễ dàng hơn, khi mà khách hàng có thể sẽ đặt bất cứ thứ gì có trong kho của Amazon. Nhà kho chứa một lượng hàng hóa khổng lồ của đủ loại mặt hàng, có thể được xuất kho bất cứ lúc nào nhưng sẽ không có món hàng nào được tích tồn nhiều quá. Họ không thể có một cái nhà kho đủ lớn để chứa mọi thứ hàng mà cái nào cũng có số lượng lớn.

Diện tích nhà kho lớn nhất của Amazon đã đạt tới 111.500 m2. Nếu như họ mà cần một giá đựng kem đánh răng riêng, cần phải nhập mới thường xuyên thì có lẽ kích cỡ một nhà kho cần phải lớn thêm vài lần nữa. Việc đặt sản phẩm vào bất kì chỗ nào hở ra là một cách tiết kiệm diện tích nhà kho hiệu quả.

Tiết kiệm lưu trữ trong quản lý kho hàng  của Amazon.

Đưa robot vào mạng lưới quản lý kho hàng của Amazon:

Amazon tạo nên sự đột phá khi đưa thêm robot vào mạng lưới ngẫu nhiên tạo sự chuyển biến không ngừng. Amazon có hàng nghìn con robot hỗ trợ các hoạt động trong kho hàng.  Robot ở đây là những cỗ máy giống như những chiếc hộp nhỏ, nhấc giá đồ lên và chạy dọc theo một đường riêng. Các giá chứa đồ sẽ được hệ thống máy tính đảo liên tục để đưa chỗ trống ra phía ngoài. Chẳng phải lo về việc đồ đạc sẽ lộn xộn, bởi vì vị trí của chúng đã ngẫu nhiên sẵn rồi!                                                                      

Năm 2012, Amazon mua lại công ty làm robot Kiva System với giá 775 triệu USD. Từ năm 2014 tới nay, Amazon đã đưa vào 100.000 robot vào 25; trên tổng số 149 nhà kho trên toàn thế giới. Những công nhân tự động luôn được nêu lên đầu tiên khi người ta nhắc tới sự hiệu quả của nhà kho Amazon. Nhưng ít người biết rằng chúng sẽ không hoạt động trơn tru đến vậy. Nếu như không có hệ thống xếp đồ ngẫu nhiên được phát triển từ những ngày đầu.

Đưa robot vào mạng lưới quản lý kho hàng.

Những con robot từ Kiva System;khiến hệ thống ngẫu nhiên của Amazon càng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Năm 2016, Ngân hàng Đức đưa ra thông số cụ thể: Nhân viên làm bằng tay sẽ mất khoảng 60-75 phút; để hoàn thành vòng xoay nhận đơn. Và giao hàng, hệ thống nhà kho có robot chỉ làm mất có 15 phút. Những nhà kho có thể chứa được lượng hàng nhiều hơn 50%.

Bài  học rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam từ hệ thống quản lý kho hàng của Amazon:

Quan tâm đến hệ thống kho hàng, kệ chứa hàng:

Các công ty TMĐT khác chỉ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho website của mình; mà không quan tâm đến hệ thống kho hàng, kệ chứa hàng. Nhờ đó, Amazon có rất nhiều lợi thế so với các đối thủ; bởi những ưu điểm của kho hàng như sau:

Giúp khả năng kiểm soát hàng hoá tốt; đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng.

Giảm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển. Rút ngắn thời gian đáp ứng đơn hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu khác trong chuỗi cung ứng; giúp chuỗi cung ứng được hoạt động trơn tru.

Quan tâm đến kho hàng, kệ chứa hàng.

Hệ thống kho hàng hiện đại lưu trữ được đa dạng các loại mặt hàng. Và sắp xếp chúng một cách khoa học. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng; đặc biệt tại các thị trường tiêu thụ lớn.

Lòng tin  – xây dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng:

Sau khi Amazon đã nâng trần mức độ hài lòng của khách hàng; bằng việc đưa ra chính sách giao hàng chỉ trong 2 ngày. Điều này tạo điều kiện rất lớn để khách hàng đặt niềm tin và lựa chọn Amazon. Rất nhiều hãng bán lẻ khác chỉnh sửa việc lưu trữ hàng hóa bằng việc tách hàng ra nhiều kho nhỏ. Cho họ một khả năng nào đó hàng sẽ nằm gần khách hơn, giảm chi phí vận chuyển xuống. Rất nhiều công ty khác lại đang nhắm vào việc tự động hóa kho hàng. Vừa cắt giảm chi phí trả công cho lao động; lại vừa thêm thời gian tập trung vào việc vận chuyển đơn hàng.

Lòng tin – xây dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng.

Hệ thống giao hàng – đặt ra chuẩn mực cho toàn ngành noi theo:

Amazon hiển nhiên là không chịu thụt lùi trong cuộc đua xem ai giao hàng nhanh hơn, họ đang xây dựng hãng chuyển phát hàng đường không của riêng mình cũng như thử nghiệm sử dụng drone để giao hàng nhanh chóng. Ai cũng biết việc giao hàng nhanh quan trọng nhất là phải đơn giản nhất có thể, nhưng hãy nhớ rằng mọi sự nhanh chóng ấy đều xuất phát từ cái nhà kho, nơi mà chiến thuật của Amazon dặn nhân viên rằng cứ cất đồ ở bất cứ chỗ nào có thể là được.

Tại Việt Nam, chi phí kho vận của các doanh nghiệp còn khá cao, chiếm đếm 20% giá thành phẩm trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ dao động từ 8-12%. Đây chính là nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận ra. Và tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống kho hàng và hợp tác với các nhà vận chuyển; để đảm bảo lượng hàng hoá cung ứng khắp cả nước. Mặc dù quy mô kho hàng còn hạn chế chỉ ở mức trung bình. Nhưng cũng đã góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện được nhiều năng lực của mình. Nguyên nhân lớn khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với các doanh.

Hệ thống giao hàng – đặt ra chuẩn mực cho toàn ngành noi theo.

Vì thế, các doanh nghiệp cần tỉnh táo để đưa ra phương án đầu tư hợp lý cho kho hàng của mình, cần có chiến lược lâu dài và nghiêm túc.