- Lượt xem: 548

Ở phần I chúng tôi đã đưa đến cho các bạn những thông tin hữu ích về giải pháp bán hàng đa kênh; và bước đầu trong việc lập kế hoạch sử dụng hiệu quả giải pháp bán hàng đa kênh. Ở phần II này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tới cho các bạn thêm hai bước cơ bản nữa. Để bạn có thể xây dựng được bản kế hoạch bán hàng đa kênh hoàn chỉnh nhất. Qua đó, có được sự thành công bước đầu khi bắt đầu kinh doanh.

Xem thêm:

Bán hàng đa kênh – lập kế hoạch sử dụng hiệu quả (Phần I)

Xu hướng kinh doanh “hốt bạc” dịp hè 2019 bạn nên tham khảo

Tìm hiểu 6 xu hướng kinh doanh nhà hàng, khách sạn hiện nay

Xây dựng bản kế hoạch sử dụng giải pháp bán hàng đa kênh

Xây dựng kế hoạch bán hàng đa kênh
Xây dựng kế hoạch bán hàng đa kênh

Sau khi khảo sát thị trường, tìm ra những vấn đề cơ bản trong quá trình kinh doanh. Bạn cần xây dựng bản kế hoạch bán hàng đa kênh một cách cẩn thận. Bản kế hoạch bao gồm những vấn đề nội bộ và những hoạt động kinh doanh mà bạn dự định sẽ thực hiện.

Kế hoạch bán hàng đa kênh hiệu quả

Hiện nay, các kênh bán hàng tăng dần theo sự phát triển của công nghệ. Có các kênh bán hàng phổ biến và hiệu quả. Đó chính là mở cửa hàng, website, mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Trong những kênh bán hàng chính lại có những kênh bán hàng phụ. Yêu cầu đối với nhà quản lý đó là phải lựa chọn được những kênh bán hàng hiệu quả với tình hình kinh doanh của bản thân. Và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường kinh doanh.

Sau đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết những kênh bán hàng mà các nhà quản lý sử dụng hiện nay. Bạn nên tham khảo để đưa ra lựa chọn chính xác.

Bán hàng tại cửa hàng

Đây là kênh bán hàng truyền thống mà chủ kinh doanh nào cũng có ý định sử dụng. Bán hàng tại cửa hàng giúp bạn kiểm soát tốt hơn các hoạt động kinh doanh; bởi những hoạt động đó được diễn ra cùng một lúc tại cửa hàng. Từ việc nhập kho, xuất kho, bán hàng, tính toán doanh thu, đến việc thu hút và chăm sóc khách hàng. Bán hàng tại cửa hàng cũng giúp nhà quản lý nâng cao sự tin tưởng của khách hàng; không giống như những hình thức bán hàng trực tuyến.

Tuy nhiên, có một bất lợi lớn cho nhà quản lý đối với hình thức kinh doanh này. Do là mọi hoạt động được thống nhất diễn ra tại cửa hàng; nên nhà quản lý sẽ phải thường xuyên ở đó để giám sát; cũng như giải quyết những tình huống bất ngờ xảy đến. Không chỉ vậy, chi phí dành cho mặt bằng và nhân viên cũng khá lớn. Số lượng khách hàng tiềm năng chỉ gói gọn trong khu vực xung quanh cửa hàng; mà không thể mở rộng.

Website

Website giúp tăng độ tin tưởng của khách hàng đối với cửa hàng kinh doanh. Bán hàng trên website giúp nhà quản lý tiết kiệm chi phí; và đơn giản hóa mọi hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, website có một hạn chế lớn đó chính là tính bảo mật trên hệ thống internet không cao, quy trình thanh toán chậm; gây khó khăn trong quá trình quản lý và kiểm soát.

Mạng xã hội

Xây dựng kế hoạch bán hàng đa kênh
Xây dựng kế hoạch bán hàng đa kênh

Mạng xã hội được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây sẽ là thời cơ tốt để bạn kinh doanh trên kênh bán hàng này. Bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, zalo sẽ giúp bạn tiếp cận tối đa lượng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, cũng không ít những khách hàng “ảo”; khiến bạn bị “bùng” đơn hàng, gây thiệt hại. Vì vậy, cần chú ý, cẩn thận, đưa ra những biện pháp xử lý, tránh những thiệt hại đáng tiếc.

Sàn thương mại điện tử

Phát triển trong một vài năm gần đây, sàn thương mại điện tử đang dần chiếm lĩnh thị trường. Sàn thương mại điện tử như Lazada. Shopee, Sendo,.. giúp kết nối khách hàng với nhà quản lý dễ dàng; mà không mất bất cứ chi phí nào. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử giúp nhà quản lý tiết kiệm tối đa chi phí.

Tuy nhiên, đây là thị trường có sức cạnh tranh vô cùng cao. Bạn cần đưa ra những chiến lược kinh doanh đặc biệt để có thể tồn tại trên thị trường này.

Kế hoạch dự trù kinh phí

Dù bán hàng trên kênh nào, bạn cũng cần phải xây dựng được một bảng chi phí tính toán cho từng hoạt động của cửa hàng.

Bán hàng đa kênh tuy mang về cho bạn nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, việc tính toán các chi phí lại khá khó khăn. Các chi phí cơ bản bạn cần quan tâm:

Chi phí mặt bằng, hoặc cho những thủ tục kinh doanh (đối với hình thức kinh doanh online)

Chi phí hàng hóa

Chi phí quảng cáo

Chi phí thuê nhân viên

Các chi phí phát sinh khác

Bạn cần liệt kê rõ ràng ở từng kênh bán hàng khác nhau. Để có được sự thống nhất và dễ dàng quản lý.

Xác định mục tiêu

Bạn cần có mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn (khi mới bắt đầu), và mục tiêu dài hạn (khi hoạt động kinh doanh đã ổn định). Để dễ dàng xác định mục tiêu, bạn nên dựa vào mô hình SMART. Hãy tham khảo thêm mô hình đánh giá mục tiêu này trên Google để đưa ra mục tiêu thực tế, có khả năng thực hiện cao.

Đề phòng rủi ro khi kinh doanh

Trong kinh doanh, rủi ro là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, rủi ro ít hay nhiều phụ thuộc vào hướng đi mà nhà quản lý xây dựng.

Rủi ro trong chiến lược kinh doanh

Nhiều khi chiến lược kinh doanh bạn đặt ra khác xa so với thực tế. Xu hướng thị trường thay đổi, nhu cầu khách hàng thay đổi nhiều khi khiến nhà quản lý không thể xoay kịp. Dẫn đến thất bại.

Vì vậy, nhà quản lý cần phải linh hoạt trong chiến lược để sẵn sàng đối phó với những thay đổi bất ngờ.

Rủi ro trong vấn đề tài chính

Rủi ro kinh bán hàng đa kênh
Rủi ro kinh bán hàng đa kênh

Với các kênh bán hàng online, tỷ lệ rủi ro sẽ cao hơn. Bởi sẽ có nhiều khách hàng “ảo”, “bùng” đơn hàng của bạn. Gây ra thiệt hại về kinh tế.

Những cửa hàng cũng xuất hiện tình trạng này, nhưng chủ yếu là những khách hàng quen, họ hàng xa, gần. Họ thường mua chịu và dần dần biến mất.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Bộ máy chỉ hoạt động khi mọi mắt xích đều ổn. Tuy nhiên, nhiều khi các bộ phận thường lơ là công việc. Người quản lý nhiều khi cũng không kiểm soát kỹ lưỡng mọi hoạt động xảy ra, khiến hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.

Vì vậy, từ nhà quản lý tới các nhân viên bộ phận cần làm việc nghiêm chỉnh, chuyên nghiệp để hạn chế tối đa rủi ro.

Hãy tham khảo các bước lập kế hoạch bán hàng đa kênh trên đây để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất.