Lượng truy cập website bán hàng của bạn luôn rất cao, thời gian mỗi khách hàng xem các sản phẩm không hề nhỏ. Họ không rời website bán hàng của bạn nhưng họ lại không chịu mua hàng? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các bí quyết để mang lại những thay đổi nhỏ trong trang web nhưng lại có hiệu quả bất ngờ trong tỷ lệ chuyển đổi. Bài viết sẽ giúp bạn tối ưu website bán hàng của bạn từ nội dung, hình thức cho đến cách bạn giao tiếp với khách hàng của mình.
Trước khi bắt đầu bí kíp, điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ: “Những gì bạn viết ra có thể phù hợp với nhiều hoặc ít khách hàng, nhưng chắc chắn không thể phù hợp mọi nhóm đối tượng ghé thăm website bán hàng của mình. Cho nên, nếu bạn muốn viết những nội dung giúp bùng nổ doanh số, cách tốt nhất là tập trung viết cho riêng khách hàng tiềm năng của trang web. Hãy tạm thời bỏ qua tất cả những đối tượng khác, chỉ viết hướng tới khách hàng tiềm năng của mình”.
Xem thêm: Cách xây dựng các chiến lược Content Marketing thật hiệu quả
Bước 1: Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
Nghiên cứu khách hàng tiềm năng ở đây không chỉ là nghiên cứu các thông tin mô tả chung chung về họ. Bạn đọc tạp chí doanh nhân không phải vì bạn hơn 30 tuổi, có hai con, thu nhập 60-200 triệu một tháng. Những thông tin đó đúng nhưng không phải lý do sâu xa khiến bạn tìm đọc tạp chí doanh nhân. Chính vì vậy, nếu mong muốn xây dựng nội dung thôi thúc người đọc website sẵn sàng mua hàng, các chủ shop phải hiểu thật sâu động cơ của những khách hàng tiềm năng.
Điều cấp bách ở đây là bạn sẽ không thể viết một trang giới thiệu sản phẩm, một email gửi cho khách hàng mà không hiểu rõ “mức độ nhận biết” của khách hàng đối với sản phẩm trên website. Về cơ bản, “Mức độ nhận biết” được chia là 5 mức:
- Rất hiểu sản phẩm: Khách hàng vào website của bạn là những người biết rõ mình cần gì, sản phẩm nào là tốt. Thứ họ tìm kiếm là một ưu đãi khác, một mức giá rẻ hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn…
- Biết về sản phẩm: Khách hàng vào website biết về sản phẩm hay thương hiệu, nhưng không chắc chắn cái gì phù hợp với mình. Họ tìm một lời giải đáp, một mô tả chắc chắn.
- Biết về nhu cầu: Khách hàng vào website biết họ cần gì nhưng không chắc chắn sản phẩm hoặc thương hiệu nào nào đáp ứng được nhu cầu đó. Họ cần một sự dẫn dắt từng bước.
- Biết về vấn đề: Khách hàng có một vấn đề, và họ đang tìm kiếm một sản phẩm giải quyết vấn đề của họ. Họ cần người trả lời câu hỏi, một người bắt mạch cho bệnh.
- Không có nhận thức rõ ràng: Đơn giản khách hàng đang đi dạo qua website của bạn, hy vọng tìm được điều gì đó thú vị.
Những người có mức độ nhận biết càng thấp về sản phẩm họ tìm kiếm thì từ khóa họ search sẽ càng ngắn. Tất nhiên nhìn vào từ khóa “iPhone” và “iPhone xách tay bản lock” bạn đã biết “mức độ nhận biết” của khách hàng tiềm năng là như thế nào rồi phải không?
Xem thêm: Quy trình 4 bước cụ thể giúp chủ cửa hàng online thấu hiểu insight khách hàng tiềm năng
Bước 2: Làm bạn với khách hàng tiềm năng
Đây không phải câu nói quá, hãy trở thành người bạn hàng xóm, người đồng nghiệp của mỗi khách hàng. Bạn cần biết họ thích gì, họ có thói quen gì, liệu họ có đang buồn phiền gì không? Lắng nghe những tâm tư của họ và hẳn rằng nên ước lượng được độ dày của ví để tình cờ trên trang web xuất hiện sản phẩm phù hợp.
Lời khuyên ở đây là bạn có thể dùng các bản khảo sát ngay trên trang web, hoặc phỏng vấn với một số khách hàng. Đừng nghiêm trọng vấn đề, một câu khảo sát thân thiện cuối trang, những câu hỏi thông qua khung hỗ trợ trên website cũng mang lại những thông tin rất hữu ích. Hỏi những câu hỏi mở luôn tốt hơn những câu hỏi có/không, cố gắng để khách hàng viết ra những gì họ nghĩ.
Biết được những vấn đề liên quan đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng là những bước cần thiết để đi sâu tìm hiểu mong muốn thực sự của họ.Đôi khi ở bước này bạn cũng có thể yêu cầu khách hàng mô tả về sả phẩm, về thương hiệu của bạn một cách ngắn gọn, kết quả thu lại sẽ giúp bạn định hình được khách hàng nghĩ gì về sản phẩm trên website bán hàng của bạn.
Bước 3: Sắp xếp các thông tin thu thập được
Có lẽ bạn nên dùng 1 – 2 ngày để sắp xếp, tổng hợp các thông tin về thói quen, sở thích, nhu cầu của khách hàng đã có được ở bước 2. Những thói quen hay những mong muốn xuất hiện nhiều nhất sẽ được ưu tiên đáp ứng đầu tiên, sẽ được nhắc đến đầu tiên mỗi khi họ đọc một bài viết, một thư quảng cáo.
Cố gắng không áp đặt những suy nghĩ sẵn có của bạn vào kết quả nghiên cứu khách hàng. Nếu bạn muốn tăng gấp đôi đơn hàng, bạn không thể thực hiện theo cách suy nghĩ cũ phải không? Ở bước này, bạn không chỉ tổng hợp thông tin mà còn tổng hợp các cách họ sử dụng ngôn ngữ. Lại một lần nữa áp dụng quy tắc đầu tiên, những người khác nhau không thể dùng chung một ngôn ngữ.
Bước 4: Bắt đầu outline cho website bán hàng
Nếu đã làm tốt 3 bước đầu, chắc chắn bạn đã định hình được website của bạn nên có những thông tin nào, những trang nào, cần bổ sung phần gì.
Bạn biết khách hàng của bạn là ai, họ sẽ đọc thông tin gì, tìm kiếm điều gì, và những thông tin đó luôn được sắp xếp ở vị trí dễ tìm nhất trong trang web/email. Nếu khách hàng chăm chăm đọc một bài viết giới thiệu về iPhone thì bạn nên có thêm bài viết giới thiệu cụ thể hơn để kích thích mua hàng. Còn nếu họ tìm kiếm liên tục về các sản phẩm cụ thể, một thông tin khuyến mãi hấp dẫn sẽ kích thích họ hơn nhiều.
Bước 5: Viết những điều bạn muốn viết, theo cách khách hàng muốn đọc
Đây là một mẹo vô cùng quan trọng trong cách bạn viết, bạn giới thiệu sản phẩm trên trang web. Hãy sao chép chính xác loại ngôn ngữ mà khách hàng của bạn sử dụng. Nếu khách hàng của bạn sử dụng ngôn ngữ tuổi teen, bạn không thể viết về sản phẩm một cách hàn lâm.
Nếu bà mẹ trẻ muốn tìm một “bí quyết tăng doanh số bán hàng gấp 2 lần”, hãy giới thiệu một “bí quyết tăng doanh số bán hàng gấp 2 lần”. Sao chép chính xác ngôn ngữ của khách hàng là mẹo chính của phần này.
Bước 6: Chỉnh sửa
Luôn làm bước này mỗi khi bạn viết bất kể điều gì trên website.
- Thông tin đưa ra đã đầy đủ? Đã phù hợp với đúng khách hàng mục tiêu?
- Liệu thông tin có khó hiểu không? Có gây nhầm lẫn không?
- Có dòng nào viết quá dài?
- Có câu nào không khớp với văn phong cả đoạn?
- Nó có hòa hợp với các nội dung khác trong trang web?
Luôn kiểm tra chính tả sau mỗi nội dung bạn đăng lên website.
Bước 7: Kiểm tra hiệu quả
Có nhiều cách để đánh giá hiệu quả những bài viết của trang web. Ở bước này không có một mẹo rõ ràng cho bạn, có thể nhờ người khách đọc trên phương diện khách hàng. Hoặc bạn có thể lấy ngay ý kiến của khách hàng qua feedback hoặc các phiếu khảo sát online ngay dưới mỗi bài đọc.
Tóm tắt
Như vậy, bài viết này cung cấp cho bạn 3 ý chính
- Thấu hiểu khách hàng từ cả thói quen sở thích cho đến tâm tư của họ trước khi bắt đầu quyết định xây dựng nội dung gì trên shop của bạn.
- Sắp xếp các nhu cầu, mong muốn, các sở thích thói quen của khách hàng. Những điều xuất hiện càng nhiều, thì càng cần được ưu tiên xuất hiện trong nội dung của website. Viết theo ngôn ngữ của khách hàng.
- Kiểm tra – chỉnh sửa – kiểm tra… Bạn đã cố gắng thấu hiểu khách hàng nhưng chỉ khi kiểm tra và chỉnh sửa nội dung liên tục mới mang đến sự hài lòng cho khách hàng.