Thuật ngữ PR đã không còn xa lạ với nhiều người, ngày nay, chúng ta bắt gặp thuật ngữ PR rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, qua các phương tiện truyền thông, báo chí… Vậy PR là gì, những điều cần chú ý để PR hiệu quả là gì? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhanh nhất nhé!
Xem thêm:
Viral marketing là gì? Những ưu điểm của Viral marketing trong kinh doanh.
Những lưu ý không thể bỏ qua nếu muốn chạy quảng cáo Instagram hiệu quả.
9 bước lập kế hoạch kinh doanh đồ chơi trẻ em thành công (phần II).
PR là gì?
PR là viết tắt của cụm từ Public Relation (Tạm dịch là quan hệ công chúng). Theo định nghĩa của PRSA: “Quan hệ công chúng là một quá trình giao tiếp chiến lược, xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa các một tổ chức nào đó và công chúng (hay khách hàng) của họ”.
Tổ chức nào đó ở đây rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là một doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào;một cơ quan chính phủ; một nghề nghiệp hay một dịch vụ công cộng hoặc một cơ quan liên quan đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục… Nói chung là bất cứ công ty, cơ quan lớn hay nhỏ.
Công chúng có thể là khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, nhân viên và quản lý, nhà đầu tư, chính quyền, các nhà cung cấp… Hay nói cách khác, đó chính là đối tượng khách hàng mà tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp muốn hướng tới
Về bản chất, quan hệ công chúng là sự ảnh hưởng, tham gia và xây dựng một mối quan hệ với các bên liên quan trên nhiều phương diện để định hình khung nhận thức của công chúng về một tổ chức nào đó.
Ưu và nhược điểm của PR:
Ưu điểm:
Độ tin cậy: Công chúng tin tưởng thông điệp đến từ một bên thứ ba đáng tin cậy nhiều hơn nội dung được quảng cáo.
Phạm vi tiếp cận: Chiến lược quan hệ công chúng tốt có thể thu hút nhiều người, nội dung có thể tiếp cận với nhiều đối tượng.
Hiệu quả chi phí: Quan hệ công chúng là một kỹ thuật hiệu quả về chi phí để tiếp cận lượng người lớn hơn so với quảng cáo trả phí.
Nhược điểm:
Không có quyền điều khiển trực tiếp: Không giống như phương tiện quảng cáo trả tiền, nhà quản lý không có quyền kiểm soát trực tiếp nội dung được phân phối thông qua phương tiện đã dành được. Đây là rủi ro lớn nhất trong việc đầu tư vào quan hệ công chúng.
Khó đo lường thành công: PR có đo lường được không? Câu trả lời là có. Nhưng nó không thể rõ ràng và chính xác. Thật khó để đo lường và đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch PR.
Không có kết quả đảm bảo: Việc xuất bản các thông cáo báo chí không được đảm bảo bởi các tổ chức không trả tiền cho nó. Các phương tiện truyền thông xuất bản nội dung chỉ khi nó cảm thấy rằng nội dung đó sẽ thu hút đối tượng mục tiêu của nó.
Những điểm cần chú ý để PR hiệu quả:
Chiếm tình cảm của công chúng bằng cách nào?
Việc này thật vô vàn khó khăn. Nhà hoạt động xã hội tài ba người Mỹ Bill Cosby cho rằng việc cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người sẽ đưa đến thất bại.. Thậm chí, nếu người làm PR cố chạy theo điều này sẽ khiến cho chiến lược PR trở thành “dã tràng se cát”, lãng phí thời gian và mất đi cái chất riêng của bạn. Và bạn sẽ dễ bị rơi vào trạng thái mất phương hướng khi cố làm theo ý của từng người chẳng khác việc “đẽo cày giữa đường”.
Chúng ta phải nắm rõ mục đích cốt lõi của truyền thông là thông qua việc tạo những mối quan hệ tốt đẹp với công chúng để:
+ Phát triển tổ chức.
+ Bảo vệ thị phần
+ Đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
+ Gia nhập nhanh chóng thị trường mới.
+ Dễ dàng huy động tài trợ.
+ Hạ gục đối thủ cạnh tranh
+ Thu hút lực lượng lao động tiềm năng
+ Gây ấn tượng và niềm tin với khách hàng.
Và bạn có biết rằng với một quốc gia PR còn là sự sống còn của nền kinh tế.
PR không phải là scandal:
Nguyên tắc cốt lõi của PR là nhằm gây thiện cảm và bảo vệ danh tiếng. Chứ không phải phá hỏng nó qua các scandal.Chúng ta cần hiểu rằng, báo chí và dư luận là con dao hai lưỡi. Nó mang đặc tính khách quan, thời sự và phong trào. Nếu bạn là một cầu thủ; bạn trở thành ông hoàng khi ngày hôm nay ghi được cú Hat Trick. Và dư luận sẽ ca tụng bạn không ngớt lời. Nhưng bạn sẽ biến thành kẻ tội đồ nếu trận đấu sau lại lỡ chân đá phản lướn nhà. Và khi đó dư luận lại “ném đá” bạn không thương tiếc.
Trong quan hệ công chúng, báo giới được đưa lên vị trí trọng yếu. Do vậy, dù nhiều người nổi tiếng không có thiện cảm với giới truyền thông. Nhưng họ vẫn cư xử đúng mực với cánh nhà báo. Vì những người làm PR đều hiểu rằng: Truyền thông là phương tiện truyền thông quan trọng nhất; giúp một cá nhân, một tổ chức dành được thiện cảm của đại chúng. Các công ty quản lý giải trí nước ngoài đặc biệt rất chuyên nghiệp trong việc “nâng niu’ cánh nhà báo.Vì vậy, trong quan hệ công chúng, scandal không phải là PR; mà ngược lại hay ngăn cản nó và vô cùng cẩn thận khi phát ngôn trước công luận.
PR không phải là quảng cáo (marketing):
Bản thân những mối quan hệ tốt đẹp phải được dày công gầy dựng chứ không thể có được bằng cách trả tiền. Cần phân biệt rõ quảng cáo và PR Quảng cáo; là tập trung quảng bá sản phẩm, công việc chủ yếu liên quan trực tiếp dđến khách hàng. PR nỗ lực để xây dựng mối quan hệ về đông đảo công chúng: Khách hàng, báo giới, chính quyền địa phương, nhà cung cấp, nhà đầu tư,… và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp. Quảng cáo khó làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng; cũng không xử lý được khủng hoảng. Tuy nhiên, PR có thể làm được điều đó vì có tính tương tác cao vào giao tiếp 2 chiều.
Quảng cáo thường tự khen mình. PR tìm cách để công chúng đánh giá tốt đẹp về mình qua những việc mình đã làm.Tuy nhiên, định nghĩa “Quảng cáo mất tiền còn PR thì không” là hoàn toàn sai lệch. Hàng năm, một tập đoàn chi từ 40 đến 60 tỷ động cho các hoạt động PR là chuyện không xa lạ tại Việt Nam. Phần lớn dành cho câu chuyện PR (sự kiện), chi phí cho báo chí là rất thấp.
Trên đây là những điều bạn cần chú ý để thực hiện chiến lược PR hiệu quả nhất. Từ đó, truyền đạt được thông tin đến đối tượng mà bạn muốn PR và tạo nên sự thành công. Chúc bạn may mắn!