- Lượt xem: 680

Ít ai biết rằng những công ty kinh doanh công nghệ viễn thông hiệu quả như Apple, HP, McDonald’s đều đã từng gặp thất bại và có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, với nỗ lực của CEOs, những công ty này đang là những công ty có giá trị nhất thế giới.

Những câu chuyện kinh doanh thất bại đó đã trở thành bài học quý giá cho các cá nhân và doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả.

Apple (Steve Jobs) – Bài học về sản phẩm

Apple kinh doanh hiệu quả
Apple kinh doanh hiệu quả

Có lẽ một trong những câu chuyện kinh doanh thành công nhất về khởi nghiệp là Apple – tập đoàn đã từng có thời gian khó khăn vực lên từ nguy cơ phá sản.Khi Apple thuê Steve Jobs về làm CEO tạm thời, ông đã biến những điều không thể thành có thể. Steve Jobs nhận ra một trong những nguyên nhân ngăn cản công ty kinh doanh hiệu quả là CEO đã không nghĩ đến mục tiêu lâu dài thật tốt mà chỉ tập trung tạo ra thật nhiều danh mục sản phẩm suốt một thời gian dài.

Lúc ông trở thành CEO, điều đầu tiên ông làm giảm số lượng dự án từ 350 xuống 50 và sau đó còn lại 10. Đó là bước ngoặt giúp ông được ban giám đốc tin tưởng và mời ông đảm nhiệm vị trí CEO chính thức vào năm 1997. Theo đó, ông triển khai một loạt sản phẩm mới như iPod, iMac đầu tiên, iTunes và iPhone. Cổ phiểu Apple tăng lên hơn 9000%, Jobs đã có công lớn đưa Apple lên một tầm cao mới sau khi tưởng như đã hoàn toàn thất bại.

Apple bây giờ đang có giá trị hàng tỉ đô la Mỹ. Nhưng không may, ông được chuẩn đoán ung thư tuyến tụy và trút hơi thở cuối cùng vào cuối năm 2011, trước khi ông đươc nhìn thấy Apple thực sự kinh doanh hiệu quả và trở thành một cuộc cách mạng công nghệ như hôm nay.

HP – Bài học về nhân sự

HP kinh doanh hiệu quả
HP kinh doanh hiệu quả

Khi Mark Hurd nhận bị trí CEO của HP năm 2005 thay cho Carly Forina, ông nhận ra công ty đang trong tình trạng tồi tệ. Cùng thời gian đó, hầu hết nhân viên HP không hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Bước đầu tiên của Hurd trong nhiệm vụ đảm bảo kinh doanh ổn định của HP là giảm số lượng nhân viên và tăng cường đầu tư vào công việc đào tạo, tăng hiệu suất lao động và hỗ trợ khách hàng.

Chính sách này đã chứng minh khả năng lãnh đạo kinh doanh hiệu quả của ông và từ năm 2006 đến 2009, lợi nhuận HP tăng lên 80 tỷ đô la Mỹ, với giá trị cổ phiếu gấp đôi ban đầu. Tuy nhiên, mặc dù đã mang lại thành công rất lớn cho HP, Hurd vẫn bị buộc thôi việc vào năm 2010 vì những cáo buộc quấy rối tình dục.

Yahoo! (Terry Semel) – Bài học về đổi mới

Yahoo kinh doanh hiệu quả
Yahoo kinh doanh hiệu quả

Trong khi nhiều công ty rơi vào tình trạng phá sản, Yahoo! là một trong những website có thể trụ lại được sau khủng hoảng bong bóng dot-com. Mặc dù sở hữu một lượng khách hàng lớn trước khủng hỏang, nền tảng mail cũng không thể tiếp tục hoạt động đúng cách nữa. Terry Semel tham gia vào hội đồng HP trong vai trò CEO vào năm 2001 với nhiều kinh nghiệm khi từng là chủ tịch Warner Bros. Lúc đó, tinh thần công ty đang rơi xuống đáy vực và năm trước đó công ty đã thua lỗ 93 triệu đô la Mỹ.

Semel nhận ra một trong những cách để vực lại công ty và kinh doanh hiệu quả là thay đổi nòng cốt. Ông đã thay đổi kế hoạch kinh doanh của Yahoo và tạo ra một nền tảng mới về cung cấp tin tức và người dùng dựa trên nền tảng các kênh như Yahoo News, Yahoo Finance và Flickr. Trong vòng một năm nắm quyền, Yahoo! không chỉ xóa hoàn toàn khoản nợ trước đó mà còn kinh doanh hiệu quả khi thu về khoản lợi nhuận ấn tượng – 43 triệu đô la Mỹ.

Semel dừng vị trí CEO vào năm 2007 sau 6 năm dẫn dắt Yahoo! kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, sau này Yahoo! lại mắc lại những sai lầm liên tục dẫn đến sự sụp đổ năm 2017.

Sprint (Dan Hesse) – Bài học về định vị thương hiệu

Sprint kinh doanh hiệu quả
Sprint kinh doanh hiệu quả

Dan Hesse trở thành CEO của Sprint năm 2007, giai đoạn mà công ty đang có nguy cơ phá sản hoàn toàn. Hesse không mất quá nhiều thời gian để nhận ra vấn đề lớn nhất của công ty là khách hàng nghĩ rằng giá sản phẩm quá cao. Một trong những hành động đầu tiên của ông là giới thiệu kế hoạch Simply Everything, một chiến dịch tái định nghĩa Sprint.

Tuy nhiên, không giống các chiến dịch trên, Hesse đã mất một thời gian rất dài để thấy được kết quả kinh doanh hiệu quả. Mãi tới năm 2010, sau một loạt hành động và kế hoạch thì công ty mới có được lợi nhuận. Cho đến năm 2012, Sprint thu được khoản lợi nhuận là 35,5 tỷ đô la Mỹ, trước đó vào 2011 là 33,7 tỷ. Ông vẫn đang giữ vị trí CEO của công ty.

4 yếu tố trên cũng là những yếu tố cốt lõi để bất kì CEO nào muốn kinh doanh hiệu quả. Để có thể đảm bảo toàn diện 4 yếu tố trên, doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống bán hàng đa kênh (Omni-channel) để đảm bảo tính liên kết giữa bán hàng online và offline; tăng khả năng tiếp cận khách hàng nhưng bỏ quên sản phẩm cốt lõi.