- Lượt xem: 156

Mua hàng online đang là thói quen mới của mọi khách hàng trên thị trường bán lẻ. Vì vậy, để đảm bảo rằng người bán hàng và người mua hàng đều có thể an toàn hoàn tất quá trình mua bán hàng hóa thì Bota.vn muốn gợi ý 8 lưu ý khi mua hàng trực tuyên trên website. Bài viết này còn giúp các chủ cửa hàng trực tuyến trên website tham khảo để thay đổi và phát triển thiết kế website của mình sao cho khách hàng có những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất.

1. Kiểm tra thông tin sản phẩm

Lưu ý thứ nhất khi mua hàng trực tuyến chính là kiểm tra rõ thông tin sản phẩm theo các thông số mô tả sản phẩm để chắc chắn đó là sản phẩm bạn đang cần. Tốt nhất bạn nên vào website của hãng sản xuất để xác định ký hiệu, ảnh, thông số liên quan đến sản phẩm.

Những trang web kinh doanh chuẩn mực luôn kiểm tra, quản lý hình ảnh sản phẩm một cách chặt chẽ, và luôn kiểm tra thông tin từ các cửa hàng thành viên, tuy nhiên chắc chắn không có cơ ché nào đảm bảo 100% thông tin đưa lên chính xác với sản phẩm thực tế, do vậy bạn phải kiểm tra và xác nhận kỹ về sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng. Những thông tin về kích cỡ, màu sắc, phụ kiện đi kèm là rất quan trọng đối với các mặt hàng quần áo, túi xách, phụ kiện.

Kiểm tra thông tin sản phẩm (Ảnh minh họa)

2. Lưu thông tin cửa hàng và đơn hàng

Lưu ý thứ 2 khi mua hàng là các khách hàng nên đăng kí tài khoản thành viên trên website. Từ đó lưu lại thông tin của đơn hàng khi mua hàng trực tuyến. Tránh tình trạng sau khi mua hàng không biết cửa hàng đã mua là cửa hàng nào. 

Bạn cũng nên tìm mua ở những cửa hàng uy tín trong cộng đồng, có thể kiểm tra qua số lượng like, số bạn chung, hay kiểm tra chéo bằng cách search google. Khách hàng không nên mua hàng ở những cửa hàng không có địa chỉ rõ ràng hoặc không đăng tải nhiều thông tin, lượt tương tác với khách hàng thấp, không thường xuyên update hình ảnh sản phẩm.

Đây cũng chính là lý do cá chủ cửa hàng nên thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cũng như cập nhật đày đủ thông tin và các nội dung bên lề để tránh tình trạng khách hàng rời đi chỉ vì thông tin về cửa hàng trên website quá sơ sài.

3. Nắm rõ chính sách mua hàng trực tuyến

Khi khách hàng vẫn còn chưa nắm rõ về cách thức mua hàng, hãy cố gắng liên lạc với cửa hàng qua email, số điện thoại hoặc nhắn tin trực tiếp trên website. Khách hàng có thể thường xuyên hỏi những thắc mắc như: hàng mới hay cũ, thời hạn chuyển tiền, thời gian xác nhận tiền chuyển, thời gian chuyển hàng, thời gian hàng đến, điều khoản đổi trả hàng…

Nắm rõ chính sách mua hàng trực tuyến (Ảnh minh họa)

Khi thiết kế website bán hàng, chủ cửa hàng phải thường xuyên update thông tin về cách thứ mua hàng, phương thức thanh toán cũng như chính sách vận chuyển.

4. Xác nhận lại tổng hóa đơn

Hầu hết các thông tin về giá cả hàng hóa trên internet đều chưa bao gồm tiền ship hàng, và một số khoản phí có thể phát sinh khác. Do vậy khi mua hàng cần phải làm rõ toàn bộ số tiền phải trả. Có một số khoản tiền cần lưu ý có thể bao gồm tiền đóng gói, phí chuyển tiền, tiền lắp đặt.

5. Xác nhận các điều kiện hoàn trả sản phẩm

Khi mua hàng trên website, thường không có chế độ trả lại hàng sau khi sử dụng một thời gian. Do vậy khách hàng nên xác nhận chính xác các điều kiện đổi hoặc hoàn lại sản phẩm khi hàng hóa có lỗi.

6. Xác nhận phương thức thanh toán

Ở Việt Nam có 2 hình thức thanh toán chủ yếu đó là chuyển khoản ngân hàng và trả bằng tiền mặt lysc nhận hàng (COD) khi mua hàng trực tuyến trên các website. Tuy nhiên mỗi loại đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. 

Đối với khách hàng, họ luôn ưu tiên mua hàng tại những website có phương thức thanh toán COD. Còn đối với đa số các chủ cửa hàng online thì họ sẽ ưu tiên chính sách chuyển khoản ngân hàng để giảm tỉ lệ khách không nhận hàng.

Xác nhận phương thức thanh toán trước khi mua hàng (Ảnh minh họa)

7.  Chụp màn hình xác nhận cuối cùng khi đặt hàng

Lưu ý thứ 7 khi mua hàng trực tuyến trên các website chính là việc chụp lại màn hình đặt hàng cuối cùng, để tránh những tranh chấp phát sinh sau này. Đối với nhiều website bán hàng, trang đích cuối cùng sẽ chỉ hiện một lần khi khách mua hàng. Do vậy bạn nên lưu lại những thông tin này khi mua hàng online.

8. Xác nhận sản phẩm gửi đến

Khi hàng hóa được gửi đến, bạn nên kiểm tra kỹ, sản phẩm có còn nguyên trong hộp hay không ? Bạn nên xác nhận ngay sau khi nhận hàng, nếu có gì thì thông báo ngay với cửa hàng, thời gian để khiếu nại và trả lại hàng thường rất ngắn nên.

Kiểm tra sản phẩm trước khi nhận hàng (Ảnh minh họa)

Những điểm cần lưu ý khi kiểm tra hàng: sản phẩm có giống trên ảnh không? Hàng có bị bẩn hay xước không?…

Như vậy, Bota.vn đã giới thiệu cho người tiêu dùng 8 lưu ý cần để ý trước khi mua hàng trực tuyến trên các website. Những điểm này cũng chính là những lưu ý dành cho chủ cửa hàng online bán hàng trên website. Vì vậy, các chủ shop đang điều hành trang web trực tuyến nên thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp đảm bảo đủ các tiêu chí nói trên để đem lại những trải nghiệm mua sắm đầy đủ nhất đến cho khách hàng.


Chia sẻ: