TỔNG 11 GIA VỊ TRONG CÔNG THỨC
Sản phẩm gốc của KFC là những miếng gà rán truyền thống Original Recipe, được khám phá bởi Sanders với “Công thức với 11 loại thảo mộc và gia vị”. Công thức đó đến nay vẫn là một bí mật thương mại. Những phần gà lớn sẽ được phục vụ trong một chiếc “xô gà”, đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt của nhà hàng kể từ khi giới thiệu lần đầu tiên bởi Pete Harman năm 1957.
Ý tưởng kinh doanh khi ấy của Harland Sanders là sự thay đổi trong gia vị mà ông sử dụng trong chế biến, nhưng đã mang lại thành công và sự khác biệt trong chuỗi hàng kinh doanh thực phẩm ăn nhanh lúc đó ở Mỹ. Sự thành công này được đánh giá cao từ ý tưởng kinh doanh.
Trong mọi loại hình kinh doanh thì ý tưởng kinh doanh là phần quan trọng nhất.
Chris Dixon, triệu phú eBay, founder của Andreessen Horowitz, một công ty đầu tư mạo hiểm chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp cho rằng: những công ty tiềm năng nhất là khi họ có những ý tưởng kinh doanh điên rồ nhất. “Một ví dụ điển hình là Google. Không phải bàn cải về mức độ thành công và lớn mạnh của Google với doanh thu hàng chục tỉ đô la mỗi năm . Nhưng hãy nhớ lại thời kì công ty này mới được thành lập, những doanh nghiệp khác như Yahoo (lúc đó là một công ty cực kỳ lớn) lại cho rằng, ý tưởng về một công cụ tìm kiếm là một thất bại. Yahoo cho rằng dịch vụ này gây khó chịu cho người sử dụng.” Cho đến thời điểm này, mọi thứ lại chứng minh rằng nhận định của Yahoo mới là một “thất bại”. Như thế này và vô số những trường hợp khác khi những ý tưởng kinh doanh được cho là có vấn đề, điên rồ,… khi bước ra thị trường lại lớn nhanh như vũ bão thậm chí trở thành những người khổng lồ như google chẳng hạn, vậy làm thế nào để có thể nhận biết một ý tưởng kinh doanh độc đáo? Theo Dixon, một ý tưởng kinh doanh độc đáo sẽ có 3 đặc điểm sau:
Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh đó sẽ bị bác bỏ bởi vì nó nghe có vẻ điên rồ hoặc sản phẩm, dịch vụ đó thuộc một gói sản phẩm dịch vụ lớn của một doanh nghiệp khác.
Thứ hai, ý tưởng kinh doanh không được đánh giá cao vì nó được thực hiện bởi những người đam mê nó chứ không phải là định kinh doanh nó – VD như Steve Job khởi nghiệp từ Homebrew PC club.
Thứ ba, ý tưởng kinh doanh độc đáo vô tình bị đánh giá nhầm là một ý tưởng tồi vì nó đi ngược lại với chuẩn mực xã hội.
Tuy nhiên những ý tưởng kinh doanh độc đáo chưa chắc sẽ mang lại kết quả như mong đợi vì có ý tưởng kinh doanh tưởng như điên rồ khi những người nghe đều không chấp nhận nó thì thị trường cũng không chấp nhận nó.
- 100 CỔ PHIẾU CHO LẦN ĐẦU TIÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ
100 cổ phần đầu tiên được Harland Sanders mua năm 1969 khi lần đầu tiền tham gia thị trường chứng khoán New York. Tuy thành công của KFC không thu được nhiều từ việc tham gia chứng khoán của Harland Sanders, nhưng bước đi này của ông là cần thiết cho một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động như Mỹ.
Các chuyên gia đánh giá bước đi này của Sanders dựa theo các yếu tố rủi ro và lợi nhuận. Sanders chấp nhận một số rủi ro như rủi ro do tính thanh khoản, rủi ro từ thông tin, rủi ro từ chất lượng và quy định của Công ty môi giới chứng khoán như về call margin, kí qũy,…
Đổi lại Sanders đã nhận được lợi từ những đợt giảm giá chứng khoán như hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá khi công ty tăng trưởng tốt, giá cổ phiếu thường sẽ tăng cao và kéo theo là đem lại lợi nhuận từ chênh lệch giá cho những ai nắm cổ phiếu công ty, nhận cổ tức hàng năm, luôn có cơ hội trên thị trường.
Hoạt động trên thị trường chứng khoán mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng đó là hoạt động cần thiết cho một doanh nghiệp vì để phát triển được thì thương hiệu doanh nghiệp không chỉ ở trên thị trường hàng hóa, mà còn ở trên thị trường chứng khoán.
- CỬA HÀNG ĐẦU TIÊN Ở NHẬT BẢN LÀ CỬA HÀNG THỨ 1000 TRONG CHUỖI CỬA HÀNG KFC
Vào năm 1992, cửa hàng KFC đầu tiên ở Nhật Bản được khai trương đánh dấu con số cửa hàng thứ 1000 trong chuỗi cửa hàng của KFC.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quyền mở chi nhánh. Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty đó chính là mở rộng kinh doanh đồng thời phát triển thương hiệu của mình. Nhưng đối với KFC, khai trương chi nhánh ở Nhật Bản còn là bước tiến dài quan trọng, vì Nhật Bản có sở thích và hành vi tiêu dùng thực phẩm ăn nhanh khác ở Mỹ.
Để đạt được thành công ở thị trường Nhật Bản hay các nước Châu Á khác, KFC đã lên một chiến lược cụ thể để trả lời các câu hỏi kinh doanh như đã tận dụng hết khả năng của mình ở thị trường cũ để có thể gây tiếng vang đến thị trường mới hay chưa, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu và tạo ra nhu cầu của khách hàng ở thị trường mới, có chấp nhận nhượng quyền thương hiệu hay không.
Cụ thể, KFC đã phân phối giúp nhãn hiệu tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng, thay đổi cách mua bán hàng để phù hợp với thói quen tiêu dùng ở Nhật Bản, tăng độ nhận biết của nhãn hiệu với số đông khách hàng nói chung bằng cách dựa vào sở thích đọc sách báo của người dân ở đây, thay đổi trang trí để đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, tương tác với khách hàng nhiều hơn đối với các cửa hàng ở Mỹ và đặc biệt chú ý đến thói quen vệ sinh của người Nhật.
Bước tiến đến thị trường Nhật Bản đã tạo bước tiến dài trong sự phát triển của KFC và mang lại thành công mở đầu cho chuỗi hoạt động của KFC ở các nước Châu Á khác.
Bài học từ KFC ở đây đó là, không quan trọng văn hóa mà môi trường kinh doanh doanh nghiệp sắp xâm nhập, mà quan trọng đó là cách doanh nghiệp thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh đó.