- Lượt xem: 575

Bạn đang dạo phố trên các con phố có những cửa hàng thời trang đường phố Hàn Quốc hay những poster quảng cáo mỹ phẩm lớn có hình các ngôi sao Kpop như Yoona cho các thương hiệu như Innisfree, Too Cool for School và The Face Shop. Tưởng như Hàn Quốc nhưng thực ra đây lại là một con phố của Thượng Hải, thành phố cổ kính của Trung Quốc.

Những thành phố khác như Bắc Kinh, Thành Đô, Quảng Châu và Thâm Quyến, du khách hẳn sẽ bắt gặp những cảnh tượng tương tự.

Tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của thời trang và lối sống Hàn Quốc trên khắp Trung Quốc là không thể phủ nhận. Mặc dù Hàn Quốc chỉ là một trong những quốc gia nhỏ với dân số 51 triệu người so với dân số 1.379 tỷ người của Trung Quốc, đất nước này vẫn có những bước tiến mạnh mẽ trong việc định hình xu hướng và ảnh hướng tới văn hóa, lối sống trong khu vực.

Làn sóng Hàn Quốc nổi lên với sự phổ biến của nền giải trí Hàn Quốc qua âm nhạc, phim truyền hình, các xu hướng thời trang và làm đẹp. Làn sóng này len lỏi tới mọi mạng xã hội và nền tảng truyền hình như iQiyi tại Trung Quốc hiện nay.

Hàn Quốc vì thế mà có tầm ảnh hưởng rất mạnh mẽ tại Trung Quốc. Điển hình là các ngôi sao Hàn Quốc có lượng fan hâm mộ đông đảo tại đất nước tỷ dân, thậm chí họ đẩy mạnh hoạt động tại Trung Quốc hơn cả Hàn Quốc. Phải kể đến những cái tên như Yoona, Yoon Eun Hye, Jessica,… Ngoài ra thời trang và mỹ phẩm Hàn Quốc đang trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống người Trung Quốc.

Vẻ ngoài xinh đẹp kiểu Hàn Quốc hiện nay đang trở thành tiêu chuẩn ở Trung Quốc. Các cô gái luôn làm đẹp theo xu hướng lông mày thẳng, làn da trắng sứ như tuyết, đôi môi hai màu, phấn mắt và má màu cam san hô.

Các cửa hàng thời trang Trung Quốc đã rất khôn ngoan khi liên kết sản phẩm của mình với Hàn Quốc. Có thể ghi sản phẩm đó là “sản xuất tại Hàn Quốc” – “Korean-made” (韩国制造) hoặc “theo phong cách Hàn Quốc” – “Korean-style” (韩式). Các thương hiệu cao cấp cũng đang chú ý tới điều này và tìm cách để tận dụng cụm từ “thương hiệu Hàn Quốc” trong các chiến dịch truyền thông, marketing.

Trong bộ phim Hàn Quốc đình đám “Vì sao đưa anh tới” (My Love From Another Star), nữ diễn viên Jun Ji Hyun đã đánh son Rouge Pur Couture màu số 52 cửa thương hiệu Yves Saint Laurent. Thỏi son này đã nhanh chóng cháy hàng không chỉ tại Trung Quốc mà còn cả ở các thành phố lớn trên thế giới như Paris và New York. Bộ phim này cũng khiến cho đôi giày cao gót Abel của thương hiệu Jimmy Choo cháy hàng trên toàn Trung Quốc. Bất ngờ là chỉ mới sau một tập phim mà nữ diễn viên có đi chúng được phát sóng.

Ở hầu hết các sự kiện của Chanel, đại sứ thương hiệu châu Á G-Dragon luôn được xếp ngồi ở hàng ghế đầu. Nam ca sĩ kiêm rapper này chỉ cần mặc bất kỳ món đồ gì như những áo phông hay giày thể thao Nike, mặt hàng này lập tức bán hết. Năm ngoái, ngôi sao K-pop này đã đứng thứ ba trong danh sách những ngôi sao có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc. Danh sách này được tổng hợp bởi công ty Giải trí Sina, phân tích dựa theo các chỉ số tìm kiếm G-Dragon trên Weibo và các nhân tố khác.

Một ví dụ điển hình nữa đó là ngôi sao K-pop gốc Trung Quốc Luhan trở thành gương mặt đại diện mới của nhãn hàng L’Occitane. Ngay lập tức set kem dưỡng da tay du lịch của hãng nhanh chóng bán hết trên mạng tại Trung Quốc. Nhưng marketing nhờ đại sứ thương hiệu và các ngôi sao không phải là cách duy nhất để các thương hiệu cao cấp chạy theo xu hướng của làn sóng Hàn Quốc.

Du lịch và tiêu dùng

Sự ảnh hưởng của Hàn Quốc còn được thể hiện ở ngành du lịch của Trung Quốc cũng như các xu hướng tiêu dùng mới. Năm ngoái, 8.06 triệu du khách Trung Quốc đã chiếm tới 46% trong tổng số 17.2 triệu du khách tới Hàn Quốc, theo số liệu của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc.

Trung bình một du khách Trung Quốc sẽ chi mạnh hơn một du khách Nhật Bản tới 6 lần. Đây là con số thu được từ cuộc khảo sát của Viện Seoul thuộc chính phủ thành phố Seoul. Khảo sát này còn cho biết trung bình mỗi du khách Trung Quốc sẽ tiêu đến 2,100 USD.

Bên cạnh việc lan tỏa văn hóa Hàn Quốc, mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm của Hàn Quốc cũng là một trong những mặt hàng được ưa chuộng nhất tại Trung Quốc. Doanh thu của các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc tại đây đều lên tới hàng triệu USD và con số này vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng.

Tuy nhiên trong năm 2017, Hàn Quốc đã phải chịu sự mất mát tới 15 triệu USD vì sự suy giảm trong ngành du lịch và bán lẻ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc phản đối Hàn Quốc triển khai hệ thống đầu đạn tên lửa chống xạ kích gọi là Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối – Terminal High Altitude Area Defense (THAAD). Nước này cũng có một lệnh cấm không chính thức về việc bán các gói du lịch cũng như ngăn chặn sự xuất khẩu văn hóa của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán tình hình giữa Trung Quốc – Hàn Quốc sẽ trở lại bình thường trong năm 2018. Làn sóng Hàn Quốc có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Xem thêm: Các thương hiệu e-commerce hàng đầu cạnh tranh với Alibaba