- Lượt xem: 1952

Trong khi các mặt hàng nhập khẩu bán rất chạy và được đại đa số người tiêu dùng Việt tin tưởng, hàng nội địa đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và thậm chí là tồn tại trên thị trường trong nước.

Một ví dụ rất điển hình cho tâm lý sính ngoại của người Việt là ở các mặt hàng cho trẻ em. Tại các cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm cho phụ nữ và trẻ em, cùng một sản phẩm cháo cho trẻ ăn dặm, có hai loại cháo: một loại đến từ thương hiệu Picnic Baby nhập khẩu từ Thái Lan và loại thứ hai là sản phẩm cháo tươi của Công ty cổ phần Sài Gòn Food.

Hai sản phẩm có thông số về thành phần, giá trị dinh dưỡng trên bao bì tương đương nhau, nhưng hàng nhập từ Thái Lan có giá 69.000 đồng/bịch 120g, trong khi hàng trong nước có giá thấp hơn nhiều, chỉ 25.000 đồng/kg.

Theo các nhân viên bán hàng ở đây, người tiêu dùng vẫn ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu hơn. Hầu hết họ cho rằng, hàng nhập khẩu tuy giá cao nhưng có chất lượng cao hơn và đảm bảo an toàn hơn hàng trong nước.

Chính bản thân người tiêu dùng Việt chia sẻ, khi chọn sữa tươi, họ chỉ chọn sữa nhập khẩu từ New Zealand hay Úc chứ không chọn sữa từ các nhà sản xuất trong nước. Vì họ nghe nhiều từ người thân, bạn bè rằng, các nhà sản xuất trong nước thường nhập sữa bột về pha loãng (hoàn nguyên) và bán như sữa tươi. Do đó chất lượng sữa nội địa thấp hơn sữa ngoại rất nhiều.

Hiện nay, thị trường Việt đang có một nghịch lý gây xôn xao rộng rãi là giá dứa trong nước chỉ 1.000 – 3.000 đồng/trái tại ruộng mà không bán được, trong khi dứa nhập từ Đài Loan về với giá 300.000 đồng/trái mà đắt hàng đến mức không có đủ hàng để bán.

Cách đây không lâu, có một số nguồn đưa thông tin mứt vỏ bưởi Thái Lan nhập về Việt Nam bán lẻ 500.000 – 600.000 đồng/kg. Tuy nhiên vỏ bưởi trong nước phần lớn chỉ dùng để làm rác, vì có vài doanh nghiệp dùng làm mứt nhưng con số không đáng kể. Vì thế lượng cung nội địa rất nhiều nhưng lại không được người tiêu dùng chọn mua.

Giải pháp hợp lý nhất: Xuất khẩu trước, chinh phục khách hàng trong nước sau

Các doanh nghiệp nhỏ đều từng chia sẻ, thời gian đầu đưa sản phẩm ra thị trường với hình tượng một thương hiệu thuần Việt, doanh số không như kỳ vọng. Tuy nhiên sau khi doanh nghiệp đổi tên lại “Tây” hơn, đột nhiên doanh số đã có sự thay đổi rõ rệt.

Có một câu chuyện buồn cười đó là khi đi qua cửa khẩu Móng Cái, sang phía Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc), du khách sẽ bắt gặp một quán cà phê đơn giản có tên “Cà phê Sài Gòn”. Ly cà phê rẻ nhất ở đây đã có giá lên tới 180.000 đồng, sử dụng loại cà phê hòa tan đóng gói, dùng để pha sẵn.

Người chủ Trung Quốc cho biết, nhiều du khách, thương nhân đến từ sâu trong nội địa Trung Quốc đã đến tận Đông Hưng chỉ để mua những gói cà phê Việt Nam. Họ coi những gói cà phê này là một thứ quà tặng hiếm có, cao cấp và đắt đỏ.

Chỉ trong một buổi sáng, có rất nhiều khách ghé quán mua cà phê xay tại chỗ mang về, có thể chỉ vài cân lẻ hoặc thậm chí 5-7 cân. Thế mà tại Việt Nam, cà phê rẻ như cho lại ế khách chỏng chơ.

Quay lại câu chuyện về sản phẩm cháo ăn dặm trẻ em ở trên, nhà sản xuất, bà Lê Thị Thanh Lâm – Tổng giám đốc Sài Gòn Food, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ Hàng nội địa, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam –  đã chia sẻ rằng tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt xảy ra với nhiều ngành hàng chứ không riêng sản phẩm của Sài Gòn Food.

Bà cho biết phải vật lộn kinh doanh tới hơn ba năm, những sản phẩm ăn liền của Sài Gòn Food mới được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và chọn mua. Theo bà, với giá bán của những sản phẩm ngoại nhập như hiện nay, các nhà sản xuất nước ngoài hưởng lợi rất lớn. Trong khi đó người tiêu dùng Việt phải chịu giá cao, mà vấn đề ở chỗ công nghệ, chất lượng, độ an toàn của sản phẩm trong nước và nước ngoài lại tương đương nhau.

Đó không phải câu chuyện duy nhất. Ông Nguyễn Lâm Viên – Tổng giám đốc Công ty Vinamit – nói rằng, tâm lý sính ngoại trong ngành hàng tiêu dùng của thị trường Việt Nam tồn tại từ lâu nay. Dòng sản phẩm hoa quả sấy khô của Vinamit thời kỳ đầu xuất hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn để bán và lấy được lòng tin của khách hàng.

Hơn nữa, người tiêu dùng thậm chí còn đặt vấn đề: Tại sao trái cây không ăn tươi mà phải sấy khô?  Sự khó khăn của người tiêu dùng trong nước là một trong những lý do khiến Vinamit đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Sau một thời gian xuất khẩu và quảng bá, các sản phẩm của Vinamit được biết đến tại nhiều quốc gia, công ty mới đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và kết quả khả quan hơn nhiều. Chính từ kinh nghiệm đắt giá này, tại rất nhiều diễn đàn về khởi nghiệp, ông Viên, Tổng giám đốc Vinamit, đã gợi ý cho các bạn trẻ nên xuất khẩu các sản phẩm trước và cố gắng đạt thành tích tại nước ngoài, đến khi có thương hiệu mạnh rồi mới đẩy mạnh thị phần trong nước.

Vậy trong thời gian tới khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, các doanh nghiệp trong nước cần làm gì để cạnh tranh và tồn tại ngay trên sân nhà?

Sử dụng ngay phương pháp bán hàng đa kênh Omnichannel để thu hút khách hàng và khiến họ quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn. Ngoài ra các doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu hiệu quả kinh doanh ngay trong nước.

Xem thêm: Tâm lý người mua sắm dịp Black Friday – Vui sướng hay hối hận?