Nếu như bạn đã sẵn sàng để đề ra và thực hiện một chiến lược phát triển toàn diện cho doanh nghiệp. Hãy bắt đầu nghĩ đến việc lên kế hoạch cho việc mở rộng các kênh bán hàng hiện tại. Bán hàng đa kênh toàn diện nói thì dễ nhưng làm lại không hề đơn giản. Vì thế điều bạn cần là một kế hoạch cụ thể hơn.
Xem thêm:
Bota Pos – Tương lai của xu hướng bán hàng đa kênh
Lợi ích của giải pháp bán hàng đa kênh đối với kinh doanh mỹ phẩm online
Thứ nhất, tập trung vào trải nghiệm của khách hàng
Sẽ không có lý do nào chính đáng hơn là làm hài lòng chính khách hàng của bạn. Khách hàng hài lòng. Bạn sẽ khai thác được tối đa giá trị từ họ. Từ đó doanh nghiệp có thể có đà phát triển.
Khách hàng có vô số lựa chọn trên thị trường. Họ có thể trở thành khách hàng của đối thủ. Cũng có thể thay đổi quyết định bất cứ lúc nào. Bởi lẽ, các hoạt động của các doanh nghiệp hướng vào việc đem lại lợi ích cho khách hàng. Ở đâu có nhiều lợi ích mà họ tìm kiếm hơn, họ sẽ ở lại.
Marketing trong tương lai dự đoán. Gần 90% các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh dựa trên những trải nghiệm mà họ mang lại cho khách hàng. Chính vì thế, đây là điều căn bản đầu tiên bạn cần lưu ý khi hoạch định một chiến lược bán hàng đa kênh toàn diện. Đồng thời đây cũng là nhân tố chủ chốt xuyên suốt trong 4 nhân tố căn bản sắp được nêu ra sau đây.
Thứ hai, chọn kênh bán hàng
Bạn nên cân nhắc chu đáo và tỉ mỉ khi lựa chọn kênh bán hàng. Đặt ra những câu hỏi như khách hàng của bạn thường xuyên mua sắm ở đâu? Kênh bán hàng nào là tiềm năng nhất? Có thể bạn sẽ muốn mở một loạt những kênh bán hàng cùng lúc như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, app mua sắm,… . Tuy nhiên, nếu bạn chưa lường trước được những thách thức và rủi ro mà mỗi kênh bán hàng mang lại. Rất có thể doanh nghiệp của bạn sẽ phải chịu những thiệt hại ban đầu không rõ nguyên nhân đấy nhé.
Chiến lược bán hàng đa kênh toàn diện nên được bắt đầu bởi một hoặc hai kênh mà bạn có thể tập trung nguồn lực cho nó. Đây cũng là bước đầu tiên giúp cải thiện trải nghiệm cho khách hàng tiềm năng của bạn đấy. Tập trung làm tốt một việc trước đi đã nhé.
Thứ ba, lựa chọn một hệ thống quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng theo hướng truyền thống đã quá cũ kỹ. Khiến cho các hoạt động bán hàng của bạn trở nên chậm chạp hơn so với các đối thủ của mình. Ngày này đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng công nghệ cho việc quản lý hàng hóa, doanh thu và tồn kho.
Với các giải pháp phần mềm, bạn sẽ giảm thiểu được tối đa chi phí nhân công cho các công việc thủ công như kiểm soát đơn hàng. Kiểm kê đơn hàng và hạch toán công nợ hàng tháng. Những sai sót cũng vì thế mà được giảm thiểu, doanh thu trở nên khởi sắc hơn.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cũng giúp cho việc thực thi đơn hàng dễ dàng hơn. Khách hàng sẽ cảm thấy tiện nghi và nhanh chóng hơn, trải nghiệm khách hành vì thế mà được nâng cao đáng kể.
Thứ tư, tích hợp hệ thống quản lý đồng bộ
Bạn đã có các kênh bán hàng của mình, đã có hệ thống quản lý bán hàng cho từng kênh. Bạn có cảm thấy còn điều gì thiếu sót không? Đó chính là việc liên kết các hệ thống quản lý bán hàng riêng lẻ thành một hệ thống quản lý bán hàng tập trung.
Khi thực hiện bán hàng đa kênh toàn diện. Bạn cần có một nền tảng trung tâm để quản lý đơn hàng, tồn kho và dữ liệu khách hàng cho tất cả các kênh đó. Nền tảng tập trung này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng thể về toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn không thể có đủ nguồn lực để quản lý từng kênh một và bạn cũng không nên là điều đó.
Điều này có liên quan đến trải nghiệm khách hàng hay không? Tất nhiên rồi, khách hàng tham khảo và lựa chọn sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. Sau đó đến mua tại cửa hàng. Khách hàng không cần mô tả lại thông tin sản phẩm nữa mà vẫn có thể có được món đồ như ý tại cửa hàng. Nhất định là một trải nghiệm tuyệt vời đối với họ đúng không.
Thông tin dữ liệu của khách hàng được đồng bộ một cách nhất quán trên tất cả các kênh bán hàng của doanh nghiệp. Từ đó bạn có thể có thống kê chính xác về mức tồn kho và không thể bị nhầm lẫn.
Cuối cùng, nâng cao khả năng bán hàng đa kênh toàn diện
Vẫn là để phục vụ cho những trải nghiệm của khách hàng. Hãy nâng cao khả năng bán hàng đa kênh toàn diện bằng việc tạo ra những trải nghiệm đặc biệt. Khách hàng chỉ có thể tìm thấy tại doanh nghiệp của bạn.
Khách hàng có thể đặt mua hàng online và nhận hàng tại cửa hàng, mua hàng online và đổi trả tại cửa hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu với một mặt hàng nhưng hết hàng. Bạn có thể lưu lại thông tin của khách hàng. Liên hệ với họ trong thời gian sớm nhất. Hãy nói cho khách hàng của bạn biết đơn hàng của họ đang đi đến đâu. Khách hàng kiểm soát được thông tin vận chuyển,.. .
Bán hàng đa kênh toàn diện nhằm giảm chi phí tăng doanh thu cho doanh nghiệp là một phần. Tăng trải nghiệm cho khách hàng là chủ chốt. Vì thế hãy lên kế hoạch chiến lược thật rõ ràng chi tiết để tránh đầu tư không đúng chỗ.