Trong kinh doanh, mọi người thường nhắc nhiều tới vai trò của nhà quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh nhà quản lý, để làm được thành công cho cửa hàng kinh doanh, yếu tố nhân viên không thể không nhắc tới. Nếu nhà quản lý thường xuyên đi làm việc với đối tác ở bên ngoài; thì nhân viên lại là những người gắn bó ở cửa hàng; quản lý hàng hóa; tư vấn, chăm sóc khách hàng; và thực hiện nhiệm vụ bán hàng, thanh toán. Vai trò không hề nhỏ; nhưng nhà quản lý lại thường bỏ qua, và cho rằng chỉ cần nhân viên khéo miệng; thì sẽ không khó khăn trong việc bán hàng. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp nhân viên mắc sai lầm làm tình hình kinh doanh đi xuống. Vậy những sai lầm của nhân viên là gì? Chúng tôi sẽ điểm danh 9 sai lầm của nhân viên bán hàng dưới bài viết này.
Xem thêm:
4 sai lầm khiến kinh doanh spa thất bại thảm hại bạn cần tránh
Những lưu ý đắt giá khi xây dựng ý tưởng kinh doanh đồ ăn sáng 1 vốn 4 lời
Xây dựng hình ảnh ban đầu thiếu chuyên nghiệp
Khi bán hàng, ấn tượng đầu tiên của khách hàng về người bán hàng là vô cùng quan trọng. Từ gương mặt, phong cách, đến khả năng ăn nói, tư vấn. Nhiều người bán hàng mới vào nghề chưa có kinh nghiệm nên thường không tự tin vào chính mình; đặc biệt là những nhân viên bán hàng part time. Do vậy, nếu có ý định thử sức với nghề bán hàng; bạn cần trau dồi cho bản thân những kỹ năng về ăn nói, tư vấn. Chăm chút đến ngoại hình; và hãy nhớ lúc nào cũng cần nở nụ cười. Chính bạn sẽ tạo cho khách hàng cảm hứng, giúp họ có tâm trạng vui vẻ lựa sản phẩm; và quyết định tới việc có mua sản phẩm của bạn hay không.
Ngược lại, nếu bạn thiếu tự tin, giới thiệu sản phẩm ấp úng, thiếu chuyên nghiệp. Chắc chắn khách hàng sẽ không quay lại cửa hàng bạn lần 2.
Nói không đúng trọng tâm, nói quá nhiều
Người bán hàng nhiều lúc mong muốn bán được hàng mà quên đi khách hàng muốn gì. Khách hàng là thượng đế. Hãy nhớ rằng bạn đang đi phục vụ khách hàng. Những người tiêu dùng chỉ muốn lắng nghe những thông tin hữu ích về sản phẩm; và họ sẽ đạt được lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm mà bạn tư vấn. Người bán hàng đôi khi lại không hiểu theo cách đó. Người bán hàng thường có thói quen nói hết tất cả những gì họ biết về sản phẩm; mà họ không chú ý rằng khách hàng không muốn nghe.
Bởi vậy, khi bán hàng, hãy chú ý tới biểu cảm gương mặt khách hàng; xem họ có đang lắng nghe bạn nói hay đang khó chịu. Để đưa ra những thông tin cơ bản về sản phẩm; đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Sử dụng từ ngữ chuyên ngành khó hiểu
Là nhân viên bán hàng; ai cũng muốn thể hiện rằng mình có kiến thức; để nhận được sự yêu quý của sếp. Tuy nhiên, bạn cần biết tiết chế, và sử dụng những kiến thức bạn có được vào những trường hợp cần thiết.
Khi bạn nói quá nhiều những thuật ngữ chuyên ngành, sẽ gây khó hiểu cho khách hàng. Rất có thể họ sẽ cảm thấy khó chịu; thậm chí là bỏ đi. Ví dụ như giải quyết đơn đặt hàng của khách hàng, nhiều người bán hàng sử dụng từ “làm hợp đồng”; khách hàng sẽ cảm thấy nó quan trọng , phức tạp và lo lắng khi mua hàng tại cửa hàng bạn.
Hãy biết khi nào mình cần sử dụng những từ ngữ chuyên ngành đúng lúc; còn đa số bán hàng cho khách hãy dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất có thể.
Khả năng yếu kém trong việc tạo lập các mối quan hệ
Khi bán hàng, tạo lập mối quan hệ với khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn không thể nhớ được những khách hàng thường xuyên vào cửa hàng; bạn cũng không có khả năng ăn nói để giữ chân khách hàng; chắc chắn bạn là người bán hàng thất bại.
Bạn cần chú ý vào từng khách hàng tới cửa hàng. Tìm kiếm thông tin về họ để biết được họ muốn gì, có nhu cầu gì về sản phẩm. Bạn cũng có thể tạo lập các mối quan hệ với khách hàng bằng cách inbox với họ tâm sự và chia sẻ; cung cấp những thông tin mà họ chưa biết. Chắc chắn bạn sẽ tạo được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng.
Khả năng nhìn người kém
Nhân viên bán hàng cần độ nhạy bén, tinh tế khi nhìn người; thì mới có thể tư vấn hiệu quả. Nhiều khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn nhưng có thể do một vài lý do mà họ không thể mua được; ví dụ như vấn đề về tài chính hoặc nhu cầu của mỗi khách hàng.
Bởi vậy, bạn cần chú ý tới tâm lý của khách hàng. Việc này tùy vào khả năng của từng người. Có người bán hàng qua 1,2 câu giao tiếp với khách hàng là có thể nắm bắt tâm lý của họ. Tuy nhiên, có nhiều người không có khả năng này. Do đó, trau dồi kinh nghiệm là điều cần thiết đối với mỗi người bán hàng.
Ví dụ một số trường hợp người bán hàng có thể đoán tâm lý khách hàng. Những khách hàng mà hỏi giá đầu tiên khi vào cửa hàng; họ sẽ quan tâm về giá. Còn những khách hàng vào cửa hàng và hỏi về chất lượng, mẫu mã, size, số; họ thường không quá quan tâm về giá mà sẽ quan tâm về chất lượng sản phẩm.
Cái “tôi” cá nhân quá cao
Bán hàng bạn phải thật khéo léo, bạn phải đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Nhiều người bán hàng chỉ biết tới lợi ích của bản thân mà quên đi nhiệm vụ của mình với khách hàng.
Khách hàng nếu biết được những chiêu trò lợi dụng họ, bạn sẽ nhanh chóng bị tẩy chay; mặc dù có thể bạn sẽ kiếm được lợi nhuận cao thời điểm ban đầu.
Mặt khác, nhiều người bán hàng tỏ thái độ khó chịu khi khách hàng không lựa chọn sản phẩm sau khi xem xét kỹ lưỡng. Nếu làm như vậy, khách hàng sẽ chẳng dám tới cửa hàng của bạn thêm bất cứ lần nào nữa.
Không biết cách quyết định vấn đề
Nói tràn lan, dùng mọi chiêu trò để tư vấn; tuy nhiên nếu bạn không có kỹ năng quyết định, chốt hàng; bạn sẽ khó lòng thuyết phục được khách hàng mua đồ của bạn. Khách hàng đa số sẽ suy nghĩ về sản phẩm. Họ có vô số sự lựa chọn. Bởi vậy, hãy sử dụng những câu hỏi “phủ đầu” để họ đưa ra quyết định. Ví dụ như : “Bạn muốn mua với số lượng bao nhiêu”; “Bạn muốn thanh toán bằng thẻ hay bằng tiền mặt”,… Những câu hỏi mang tính quyết định như vậy sẽ giải quyết được nhanh hơn các trường hợp bán hàng.
Thiếu linh hoạt trong cách bán hàng
Bán hàng đương nhiên cần sự linh hoạt và khéo léo. Nếu bạn chỉ biết học thuộc cùng một câu nói mời chào khách hàng dành cho đa dạng các đối tượng khách hàng; bạn sẽ tạo cảm giác nhàm chán; không thu hút. Và nhiều khi quá máy móc sẽ làm cho chính bạn cảm thấy căng cứng; không được tự nhiên trong khi bán hàng.
Bởi vậy, đừng có quá ép buộc bản thân vào bất cứ một mô típ bán hàng nào cả. Hãy tự trau dồi cho mình những cách tiếp cận khách hàng mới mẻ; để vừa tạo cho bạn cảm hứng bán hàng; vừa tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi nghe bạn giới thiệu về sản phẩm.
Hứa “suông” không căn cứ
Bán hàng quan trọng chữ tín. Nếu bạn làm được bạn hãy hứa hẹn. Còn không thể, đừng bao giờ đưa ra bất cứ lời hứa nào để gây ra sự thất vọng của khách hàng. Những câu nói kiểu “ Tôi chắc sản phẩm này sẽ sử dụng được lâu bền, khó hỏng hóc” sẽ khiến khách hàng nghi ngờ; và đánh giá thấp chất lượng dịch vụ cửa hàng bạn.
Do đó, hãy khẳng định sự chắc chắn bằng những tem, phiếu bảo hành. Nói ít, làm nhiều, sẽ tạo cảm giác yên tâm hơn cho khách hàng.
Trên đây là 9 sai lầm của nhân viên bán hàng hay gặp. Mỗi nhân viên khi lựa chọn nghề bán hàng, hãy chú ý để nâng cao kinh nghiệm trong nghề, tránh mắc phải những sai lầm gây thiệt hại, ảnh hưởng tới công việc. Nhà quản lý cũng cần thật lưu tâm để có thể mở những khóa đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên của chính shop mình. Chúc các bạn thành công.