- Lượt xem: 519

Trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp giờ đây đều kinh doanh trên cả hai hình thức là online và offline. Để kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều cốt lõi trong quản lý bán hàng đa kênh.

 

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã đánh giá tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đạt trên 25% trong năm 2017. Trong giai đoạn 2018 – 2020, tốc độ này có thể được duy trì. Đặc biệt một số lĩnh vực cụ thể có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

 

Ví dụ, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Đây là con số thu thập được từ các website thương mại điện tử tại Việt Nam. Bán hàng đa kênh đang trở thành một xu thế tất yếu.

 

Cửa hàng bán lẻ khó có thể tách khỏi bán hàng online và ngược lại, kinh doanh online vẫn luôn cần có một địa điểm bán hàng. Sự tăng trưởng, dù nhanh hay chậm, về đơn hàng và khách hàng là ước mơ của nhiều nhà bán lẻ nhưng nó cũng là ác mộng trong việc vận hành, quản lý.

 

Quản lý bán hàng đa kênh đòi hỏi nhà kinh doanh phải quản lý nhiều khâu hơn

 

Nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ vẫn sử dụng phương pháp phân thân khi bán hàng đa kênh. Họ vừa muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn muốn vận hành như một cửa hàng lớn. Như vậy, cửa hàng sẽ khó tăng trưởng đột phá bởi số lượng khách hàng tăng nhưng quy trình vận hành lại không thay đổi.

 

Một cửa hàng bán cả online và tại quầy đòi hỏi rất nhiều công đoạn tốn nguồn lực như nhập hàng, sắp xếp hàng hóa, đăng bán sản phẩm, tư vấn, chốt đơn, kiểm kho, liên hệ vận chuyển, kiểm tra thanh toán, chăm sóc khách hàng, báo cáo, quản lý…

Vậy nên với những cửa hàng nhỏ có số lượng nhân viên ít thì mỗi người phải đảm nhận tất cả những công việc này một cách thủ công. Thậm chí khối lượng công việc còn nhân lên theo từng kênh bán hàng. Càng nhiều kênh thì độ phức tạp lại càng cao. Các nhân viên và cả chủ cửa hàng sẽ rất khó có thời gian, nguồn lực để tập trung vào những công việc chính.

 

Đặc biệt mỗi khi cửa hàng có chương trình khuyến mại, xả kho, nhân viên vừa phải có mặt tại cửa hàng để trực, lại vừa phải quản lý lượng đơn hàng và tương tác đổ về từ các kênh như website, Facebook, Instagram, Lazada, Sendo,… Điều này buộc chủ cửa hàng phải thuê thêm nhân sự tạm thời để hỗ trợ kiểm kê hàng hóa và đơn hàng vào dịp này.

 

Quản lý bán hàng đa kênh đòi hỏi đồng bộ đơn hàng và quản lý tồn kho

 

Trong bán hàng đa kênh, mọi dữ liệu, thông tin của sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, số lượng tồn kho trên mỗi kênh thường tồn tại hoàn toàn độc lập. Chủ cửa hàng đăng bán sản phẩm nhiều lần trên từng kênh bán hàng khác nhau. Vì thế, nếu muốn thay đổi thông tin sản phẩm, số lượng tồn kho thì sẽ phải thay đổi thủ công hàng loạt.

 

Có thể nói, quản lý hàng tồn kho là cốt lõi trong quản lý bán hàng đa kênh. Ví dụ một cửa hàng bán hàng trên 5 kênh cùng một lúc, chủ cửa hàng hoặc nhân viên sẽ phải vào từng kênh kiểm tra đơn hàng, tình trạng hàng hóa và trừ thủ công về số hàng tồn kho tổng. Điều này dẫn tới nguy cơ sót đơn, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, và tương đối nguy hiểm trong các thời gian cao điểm, chạy chương trình khuyến mại…

Các sàn thương mại điện tử có các chính sách và cơ chế rõ ràng về việc xử phạt các cửa hàng không giao hàng cho khách. Tuy nhiên quản lý kho hàng thủ công như trên dẫn tới sai sót, khiến nhiều cửa hàng bị phạt vài triệu đồng vì không cập nhật số lượng tồn kho kịp thời.

 

Một ví dụ khác, nhân viên trực online vừa nhận đơn hàng của khách thì nhân viên tại cửa hàng đã bán ngay sản phẩm cuối cùng đó. Cửa hàng sẽ phải xin lỗi khách hàng và khách hàng sẽ đánh giá về độ chuyên nghiệp của cửa hàng.   

 

Đồng bộ đơn hàng và quản lý tồn kho rất quan trọng trong quản lý bán hàng đa kênh. Tuy nhiên hiện nay, tư duy đồng bộ dữ liệu vẫn chưa được các chủ cửa hàng bán lẻ quan tâm đúng mức. Các nhà kinh doanh vẫn đang tiêu tốn rất nhiều nguồn lực để làm công việc này thay vì tìm đến giải pháp toàn diện giúp họ tiết kiệm tối thiểu 30% nguồn lực.

 

Một trong những giải pháp hàng đầu chính là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp tích hợp giữa nền tảng kênh bán hàng online và bán hàng offline, đảm bảo khả năng mượt mà và sự chuẩn xác về dữ liệu, luồng vận hành của cửa hàng.

 

Quản lý bán hàng đa kênh không hề là một việc đơn giản nhưng lại không thể bỏ qua. Các nhà kinh doanh cần vận dụng tốt những nguồn lực sẵn có và tìm kiếm những giải pháp toàn diện hơn để phát triển cửa hàng về lâu dài. Chỉ đơn giản thuê thêm thật nhiều nhân viên thì không phải bước đi khôn ngoan.

 

Chúc các nhà kinh doanh thành công trong quản lý bán hàng đa kênh!

 

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao cửa hàng thời trang hay bất kỳ cửa hàng nào muốn thành công thì phải có phần mềm quản lý bán hàng, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.