- Lượt xem: 1036
Chuyên mục: Blog

Nhà phát minh người Nhật Seiichi Miyake đã trở thành biểu tượng được Google Doodle tôn vinh ngày 18/3 và đang được cả thế giới hướng đến chính là người đã mang lại nguồn ánh sáng mới cho cộng đồng người khiếm thị bởi ý tưởng về gạch xúc giác.

 

Câu chuyện phía sau điều kỳ diệu mang tên Seiichi Miyake

 

Ngày 18/3 năm 1967, gạch xúc giác hay còn được người dân xứ sở hoa anh đào gọi là gạch Tenji được xuất hiện lần đầu tiên. Bạn có thể thấy rằng chúng có mặt ở khắp mọi nơi, tại nhà ga, cửa hàng và khắp các đường phố Nhật Bản. Nhanh chóng trở thành một điều khiến những người dân Nhật Bản cảm thấy khó hiểu, tuy nhiên gạch Tenji đã trở thành một trong những thứ được săn đón nhiều nhất khi câu chuyện phía sau đó dần được hé lộ.

 

Seiichi Miyake

 

Trước đó 2 năm, tức năm 1965, gạch xúc giác được nhà phát minh Seiichi Miyake cho ra đời sau khi ông biết được câu chuyện của một người bạn Iwahashi Hideyuki. Iwahashi mắc phải một chứng bệnh ở mắt, ông đã nói với Seiichi Miyake rằng, mình sẽ vĩnh viễn bị mất đi ánh sáng trong một vài năm nữa. Thấu hiểu trước nỗi đau đó nhưng không thể làm được gì, Seiichi Miyake đã thường xuyên dẫn người bạn của mình đi bộ dạo chơi quanh thành phố. Cho đến khi Seiichi Miyake nghe được Iwahashi tâm sự về cảm giác khi mỗi lần ông dẫm lên đất và rêu, một ý tưởng về con đường dành riêng cho những người khiếm thị đã nảy ra.

 

Seiichi Miyake

 

Tương tự như cách những dấu hiệu chữ nổi hoạt động, gạch xúc giác giúp người bị mù có thể phân biệt được sự khác nhau, dấu hiệu của đường phố khi tham gia giao thông. Những dấu hiệu nổi đầu tiên trên bề mặt đường được Seiichi Miyake xây dựng bằng chính những đồng tiền mà ông chắt chiu được. Sau đó, ông nhận được sự ủng hộ của một vài Hội người mù thành phố. Những tấm gạch lát nổi dần xuất hiện trên các vỉa hè của thành phố Okayama, thí điểm tại con đường cạnh một trường học dành cho người mù. Seiichi Miyake đã đề xuất việc gắn thêm các tín hiệu còi âm thanh để không chỉ những người khiếm thị mà cả những người khiếm thính cũng có thể nhận biết được.

 

Người khiếm thị nhận biết gạch xúc giác như thế nào?

 

Gạch xúc giác nhanh chóng trở thành một cuộc cách mạng lớn đối với cộng đồng những người khiếm thị, sau đó đã được ứng dụng rộng rãi không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở một số quốc gia lân cận khác như Trung Quốc, Hàn Quốc,… Cũng nhờ tính ứng dụng của nó mà đây trở thành một trong những công trình bắt buộc trong Tuyến đường sắt Quốc gia Nhật Bản.

 

Seiichi Miyake

 

Cách hoạt động của gạch xúc giác hết sức đơn giản, chúng có hai loại chính là dạng chấm tròn và dạng thanh ngang. Dạng chấm tròn là dấu hiệu cảnh bảo về đoạn đường có nguy hiểm, được đặt tại các lề đường, lối băng qua đường, hố ga,… Dạng thanh ngang là dấu hiệu về đoạn đường an toàn có thể tiếp tục di chuyển. Chỉ với 2 dấu hiệu đơn giản như thế nhưng phát minh này đã giúp cho người khiếm thị có thể tự tin hơn và an toàn hơn khi tham gia giao thông chỉ với một chiếc gậy hỗ trợ hoặc trực tiếp hơn, họ có thể cảm thấy chúng qua mỗi bước chân.

 

Seiichi Miyake

 

Ngày 18/3/2019 sau hơn 5 thập kỉ hình thành và đi vào hoạt động, Seiichi Miyake được Google Doodle vinh danh với công cuộc cách mạng vĩ đại mà ông đã mang đến cho cộng đồng người khiếm thị nói riêng và văn hóa tham gia giao thông nói chung.

 

Hiện tại, những con đường gạch xúc giác trở thành hình ảnh quen thuộc trên nhiều tuyến phố ở nhiều quốc gia trên thế giới và dự đoán sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi hơn nữa