- Lượt xem: 570

Thực tế cho thấy chi phí để thu hút một khách hàng mới gấp 3 lần kéo khách hàng cũ quay lại mua hàng của bạn. Chính vì thế tại sao bạn không tận dụng nguồn khách hàng đẫ co, lôi kéo, giữ chân khách hàng và biến họ thành khách hàng trung thành của mình. Vừa tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể mà hiệu quả lại còn cao hơn Nhưng có những cách nào để giữ châ khách hàng.

  1. Luôn nhớ mục đích cuối cùng hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận

Với phần lớn các doanh nghiệp hiện nay họ đều xử lý vấn đề khách hàng rời bỏ là xác định nguyên nhân tại sao khách hàng không tiếp tục sử dụng dịch vụ, sản phẩm sau đó nỗ lực để giữ họ lại. Tuy nhiên nó lại chưa thực sự đủ. Thay vì tập trung nguồn lực và thời gian vào việc giữ chân những khách hàng rời đi thì bạn nên nghĩ cách đem lại được nhiều doanh thu nhất có thể từ những khách hàng tiềm năng. Thử nghĩ nếu bạn thành công cho việc giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm thì liệu khách hàng đó có thực sự đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp sau khi đã tốn kém một khoản kha khá.

Hãy cân nhắc kỹ và lưu ý đến cả việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp hơn là chỉ chăm chăm vào nỗ lực giữ chân khách hàng

  1. Chủ động giao tiếp

Bằng cách tìm đến khách hàng trước cả khi họ cần thì bạn đang thành công trong việc mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Hãy chủ động tìm đến khách hàng cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ của bạn đang cung cấp. Biết đâu được rằng khách hàng cũng đang tìm kiếm thêm và muốn biết liệu những gì bạn cung cấp có phù hợp với nhu cầu của họ trong thời gian tới không và họ cũng chưa biết bắt đầu từ đâu, cách thức ra sao. Khi đó bạn đã đi trước một bước vậy và hãy lưu ý gửi đến khách hàng của mình những thông tin cần thiết và khuyến khích họ, khiến họ trở nên hứng thú và tích cự hơn.

  1. Đưa đến cho khách hàng một lộ trình cụ thể

Chắc chắn khi mới bắt đầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mới khách hàng sẽ cảm thấy bị choáng ngợp và bỡ ngỡ không biết nên mở đầu như thế nào. Nếu như khách hàng cảm thấy khó có thể định hướng việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ cảm thấy nhanh chóng mất đi hứng thú. Và đây chính là thời điểm bạn ghi điểm bằng cách tạo ra một bản hướng dẫn hoặc một lộ trình hướng dẫn khách hàng tìm hiểu các tính năng và đặc điểm của sản phẩm. Đồng thời bạn có thể dễ dàng hơn trong việc nắm được cảm nhận cũng như kỳ vọng của khách hàng từ đó cung cấp thêm thông tin về sản phẩm mà họ yêu cầu.

Khi khách hàng cảm thấy kỳ vọng của họ được doanh nghiệp đáp ứng thì họ sẽ ở lại lâu hơn. Vì vậy việc chăm sóc và giải đáp cho khách hàng là vô cùng quan trọng.

  1. Luôn khuyến khích khách hàng

Những chương trình ưu đãi, giảm giá,…luôn có sức hút đặc biệt với khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Đồng thời đây cũng là cách thể hiện lòng biết ơn và tri ân với khách hàng. Bạn nên đưa ra những chương trình này vào thời điểm thích hợp.

Ngoài ra còn một yếu tố nữa bạn cần phải xem xét là nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn dự đoán rằng khách hàng sắp dừng việc sử dụng sản phẩm của bạn là vì họ nhận ra sản phẩm của bạn không thể đáp ứng kịp những gì họ kỳ vọng, hãy khuyến khích họ ở lại bằng các chương trình ưu đãi giảm giá, cho đến khi bạn cải tiến sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  1. Thường xuyên cập nhật phản hồi của khách hàng

Khách hàng rời bỏ bạn chằng qua chỉ vì họ cảm thấy thất vọng và doanh nghiệp hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Để có thể tìm ra nguyên nhân tại sao họ lại thất vọng thì chỉ có thể lấy từ chính những phản hồi của khách hàng. Thườn xuyên cập nhập và tìm hiểu ý kiến sau mua của khách hàng chính còn là cách chứng tỏ doanh nghiệp của bạn luôn nỗ lực để phát triển và cải thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nữa.

  1. Chú ý đến các đối thủ

“Thương trường như chiến trường “, cạnh tranh khốc liệt và đối thủ không ngừng tăng. Bạn hãy chú ý đến chiến lược của họ, hiện họ đang triển khai hoạt động gì?,…. Để chắc chắn không bị đối thủ qua mặt.

Và thị trường không ngừng biến động với ngày càng nhiefu cải tiến công nghệ, phần mềm, tiến bộ hơn ứng dung trong cuộc sống chính vì thế mà nhu  cầu của khách hàng cũng theo đó mà biến động theo. Để không bị lạc hậu và bắt kịp xu hướng của thị trường, doanh nghiệp của bạn nên chú ý đến những sự thay đổi này để cập nhật và hoàn thiện ngày càng tốt hơn.

Tỷ lệ khách hàng rời bỏ cao có thể khiến doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, nếu như bạn thực sự nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng, họ sẽ ở lại với bạn.

Đọc thêm: Chiến lược biến khách hàng cũ của bạn thành khách hàng trung thành