Hiện nay, kinh doanh đồ lưu niệm đang là một trong những xu hướng kinh doanh tiềm năng trên thị trường. Nhu cầu về các sản phẩm đồ lưu niệm ngày càng gia tăng, nhất là trong những ngày kỷ niệm. Khách hàng không chỉ lựa chọn đồ lưu niệm để tặng nhau, mà họ còn sử dụng đồ lưu niệm làm vật trang trí, đồ dùng cho riêng mình. Chính bởi vậy, đây sẽ là cơ hội lý tưởng cho các nhà kinh doanh đang có ý định khởi nghiệp nhưng chưa lựa chọn được ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này lại không hề đơn giản. Bạn cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết để có định hướng rõ ràng trong quá trình kinh doanh đồ lưu niệm.
Tham khảo 6 bước lập kế hoạch kinh doanh đồ lưu niệm đơn giản và hiệu quả dưới đây. Để có được những bước đi đúng hướng khi bắt đầu kinh doanh.
Xem thêm:
Kinh doanh đồ ăn vặt – cần bản kế hoạch đơn giản nhưng hiệu quả
Kinh doanh văn phòng phẩm – 5 bước tới thành công
Kinh doanh văn phòng phẩm: 2 mô hình kinh doanh hiệu quả
Xác định nguồn vốn kinh doanh đồ lưu niệm
Dù kinh doanh mặt hàng, lĩnh vực nào bạn cũng cần có một số vốn xác định. Kinh doanh đồ lưu niệm không đòi hỏi quá nhiều vốn. Nhất là với quy mô nhỏ ban đầu lúc mới bắt tay vào công việc. Tuy nhiên, bạn cần tính toán những khoản thu chi rõ ràng để sử dụng nguồn vốn theo cách hợp lý nhất.
Các chi phí cần thiết dành cho kinh doanh đồ lưu niệm bao gồm:
Chi phí nguồn hàng
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Chi phí thuê nhân công
Các chi phí nhỏ, lẻ và chi phí sinh
Đây chỉ là 4 chi phí quan trọng và cơ bản nhất trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Các chi phí có thể tăng lên với quy mô lớn hơn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc chi tiết để bản kế hoạch thu chi hợp lý nhất.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Đây là bước quan trọng giúp hoạt động kinh doanh của bạn thuận lợi hơn. Bạn nên có những chuyến thực tế để tham khảo thị trường đồ lưu niệm. Nếu khảo sát kỹ lưỡng bạn sẽ tìm ra đối tượng khách hàng thường xuyên sử dụng mặt hàng này. Đó chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi 15 đến 30.
Tuy nhiên, đây chỉ là những khu vực thông thường, và dành cho đối tượng khách hàng địa phương. Còn nếu bạn có ý định kinh doanh đồ lưu niệm tại các khu du lịch, đối tượng bạn sẽ mở rộng ra. Lúc này, khách du lịch mới chính là đối tượng chính của bạn.
Mỗi đối tượng khách hàng lại có những lợi thế và những khó khăn riêng để tiếp cận. Vì vậy, hãy lập kế hoạch và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng đối tượng khách hàng; để đưa ra một đối tượng kinh doanh cụ thể, phù hợp nhất.
Tìm kiếm nguồn hàng đồ lưu niệm
Bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng trực tiếp về kinh doanh; hoặc cũng có thể tìm nguồn nguyên liệu riêng lẻ để làm đồ lưu niệm handmade.
Nguồn nguyên liệu đồ lưu niệm không phải hiếm. Bạn có thể tìm kiếm ở các chợ đầu mối hoặc các xưởng sản xuất trực tiếp trên toàn quốc. Hoặc nếu có thời gian khảo sát thị trường, bạn có thể tìm kiếm những nguồn hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt là những nước như Trung Quốc, Thái Lan,… Những mặt hàng của các nước đó khá độc đáo, thiết kế tinh tế. Chắc hẳn sẽ là một điểm thú vị thu hút khách hàng đến cửa hàng.
Xác định địa điểm kinh doanh đồ lưu niệm
Để kinh doanh đồ lưu niệm, nhà quản lý cần lựa chọn một địa điểm thật lý tưởng. Cửa hàng kinh doanh của bạn phải có không gian thoáng mát, nằm ngay tại mặt đường. Là nơi nhiều người qua lại. Bạn có thể đặt ở những ngã ba, ngã tư hay những nơi gần đèn giao thông để dễ dàng có được sự chú ý của khách hàng.
Hơn nữa, dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu để nhà quản lý xác định địa điểm kinh doanh. Thông thường, các cửa hàng đồ lưu niệm thường đặt ở gần những địa điểm du lịch, trong thành phố, những nơi dân cư đông đúc.
Hãy dành một khoản chi phí nhất định để thuê cho cửa hàng mình một vị trí thuận lợi nhất.
Lên kế hoạch đầu tư trang trí cửa hàng đồ lưu niệm
Đồ lưu niệm có đặc trưng đó chính là sự phong phú, đa dạng các loại, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Đây không chỉ là mặt hàng kinh doanh mà còn là một vật trang trí không thể đẹp hơn cho cửa hàng.
Hãy tận dụng đặc điểm này để trang trí cửa hàng bạn theo phong cách đặc biệt, và ấn tượng nhất.
Đồ lưu niệm có nhiều loại khác nhau, bạn cần sắp xếp hợp lý. Điều này vô cùng quan trọng. Nó giúp nhân viên dễ dàng hơn trong việc tư vấn, bán hàng, cũng như sắp xếp hàng hóa từ kho lên kệ hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm mình cần, không cần quá nhiều sự giúp đỡ từ nhân viên bán hàng. Nó cũng giúp không gian của cửa hàng thoáng đãng, sạch sẽ hơn.
Đầu tư trang trí cửa hàng sẽ là một điểm cộng cho bạn để thu hút tối đa lượng khách hàng. Bởi lẽ, khách hàng không chỉ muốn vào cửa hàng xem và mua đồ. Mà họ còn tận dụng cửa hàng là nơi check in không thể lộng lẫy hơn.
Kế hoạch phát triển năng lực quản lý và kinh nghiệm bán hàng
Nhà quản lý và nhân viên đóng vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành hoạt động kinh doanh.
Nhà quản lý cần có kinh nghiệm và năng lực nhất định để điều hành hoạt động kinh doanh tại cửa hàng. Đây không phải là kỹ năng có được trong ngày một, ngày hai. Mà nó là cả một quá trình rèn luyện và trau dồi. Trong thời gian đầu, nếu cảm thấy khó khăn trong quản lý, nhà quản lý có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm với đa tính năng sẽ giúp nhà quản lý kiểm soát mọi hoạt động diễn ra; đặc biệt là tổng hợp doanh thu của cửa hàng liên tục.
Cũng giống như nhà quản lý, nhân viên cũng cần những kinh nghiệm bán hàng để công việc trở nên chuyên nghiệp hơn. Nhà quản lý nên có những buổi đào tạo nhân viên lúc mới bắt đầu, để họ quen được với cách bán hàng. Sau đó, nhân viên phải tự trau dồi để phát triển bản thân; đạt năng suất hoạt động cao.
Trên đây là 6 bước lập kế hoạch kinh doanh đồ lưu niệm. Đây là gợi ý cho một bản kế hoạch hoàn hảo mà bạn sẽ làm nếu có ý định kinh doanh.