- Lượt xem: 244

Sự xuất hiện của dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều ngành nghề kinh doanh phải lao đao vì thụt giảm doanh thu. Tuy nhiên, các ứng dụng giao đồ ăn lại đang giúp cho rất nhiều quán ăn kiếm lãi, thậm chí còn bán đắt hàng hơn cả trước khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam. Hãy cùng Bota.vn tìm hiểu thị trường sôi động này nhé.

1. Thực trạng

Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, giới trẻ đang có xu hướng không tiết kiệm tiền để mua đồ ăn như: trà sữa và các món ăn vặt. Giới văn phòng bận rộn cũng sẵn sàng trả tiền để gọi đồ ăn về văn phòng thay vì mang đồ ăn theo hoặc ra ngoài ăn vào buổi trưa.

Hình ảnh đội ngũ tài xế Grab hay Now đứng xếp hàng tại các quán cà phê, hoặc các nhà hàng để chờ nhận đồ ăn cho khách không còn là hình ảnh xa lạ. Xu hướng mua hàng O2O (từ online đến offline) được nhận định sẽ tăng trưởng mạnh ở các thành phố lớn đặc biệt nhờ hiệu ứng của dịch COVID-19. Bởi lẽ, giới trẻ bận rộn hơn, sống trên mạng xã hội nhiều hơn và họ muốn có sự tiện dụng và sẵn sàng trả thêm tiền để mua đồ ăn online. Thị phần của thị trường giao đồ ăn đang tăng mạnh ngay từ đầu năm 2020.

Dịch vụ giao đồ ăn tận nhà đang trở nên phổ biến (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, những ứng dụng giao đồ ăn phổ biến như Grabfood hay Now liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi cùng những voucher freeship, giảm giá để kích thích khách hàng sử dựng dịch vụ. Số lần người dùng đặt đơn ăn online sẽ tăng dần từ một tháng đặt 1-2 lần, nâng lên 1 tuần 1-2 lần, và sẽ tiếp tục tăng lên mua nhiều hơn 1 – 2 lần 1 ngày trong tương lai.

Do đó, đây chính là mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều quán ăn và nhà hàng tham gia để tăng nguồn cung cũng như thêm nhiều sự lựa chọn phong phú và đa dạng cho khách hàng.

2. Những khó khăn

Tính cạnh tranh

Nhiều khách hàng tiềm năng là vậy, tuy nhiên , cũng chính lượt khách hàng tiêu dùng trên các ứng dụng giao đồ ăn quá cao nên tính cạnh tranh cũng không hề thấp. Các ứng dụng giao đồ ăn này luôn có thêm chức năng giới thiệu những món ăn tương tự với sản phẩm mà khách hàng đang xem. Vì vậy, khách hàng đang xem các sản phẩm tại cửa hàng của bạn hoàn toàn có thể bị “sao nhãng”, “mời gọi” bởi các đối thủ cạnh tranh khác.

Chia lợi nhuận cho bên thứ ba

Việc bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn tương đương với việc bạn đang nhờ một bên thứ 3 phân phối sản phẩm của bạn đến với khách hàng. Do đó, bạn phải trả một phần doanh thu bán hàng cho những công ty này.

Các ông lớn trong thị trường ứng dụng giao đồ ăn (Ảnh minh họa)

Đối với các ứng dụng giao hàng khác nhau sẽ có phí dịch vụ dành cho các quán ăn khác nhau. Trung bình, những quán ăn sẽ phải trả từ 1 đến 3% phí dịch vụ cho các ứng dụng giao đồ ăn lớn như GrabFood hay Now. Tuy nhiên, nếu quán ăn của bạn đăng ký là thành viên đối tác thì mức phí này sẽ được điều chỉnh tùy theo thời gian bạn đăng ký.

3. Giải pháp

Vì tính cạnh tranh cao khốc liệt trên các ứng dụng giao đồ ăn nên nếu bạn có ý định hướng quán ăn/ nhà hàng của mình đến việc kinh doanh lâu dài và có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì bạn không thể chỉ sử dụng kênh bán hàng này. Hãy tận dụng một kênh bán hàng online khác, thậm chí còn có tiềm năng hơn trong tương lai – website.

Việc thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp sẽ tương tự như việc bạn mở một nhà hàng ăn uống trên phố, tuy nhiên, điều khác biệt chỉ là khách hàng sử dụng đồ ăn của bạn ở nhà. Với website, khách hàng cũng hoàn toàn có thể xem menu, đặt hàng online với dịch vụ giao hàng như trên cá ứng dụng giao đồ ăn.

Website nhà hàng chuyên nghiệp sẽ thu hút nhiều khách hàng (Ảnh minh họa)

Bạn chỉ cần chọn một nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO chuyên nghiệp với các tính năng đặt hàng, thanh toán hóa đơn. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với những dịch vụ giao hàng như Ahamove hay Grab để khách hàng có thể dễ dàng nhận đồ ăn tại nhà. Một vài khách hàng thậm chí còn có thể chọn đến nhà hàng và mang đồ ăn về để tiết kiệm phí ship hàng.

Xem thêm: 7 Lý do Website sẽ giúp việc kinh doanh nhà hàng của bạn trở nên dễ dàng hơn

Một điểm cộng cực lớn cho các nhà hàng nếu thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp đó là họ sẽ không cần phải quá quan tâm đến đối thủ cạnh tranh. Một khi khách hàng vào website của nhà hàng thì họ sẽ chỉ xem được những sản phẩm mà nhà hàng cung cấp. Do đó, tính cạnh tranh sẽ được giảm bớt nếu các quán ăn, nhà hàng chịu đầu tư vào mở website cho mình.


Chia sẻ: