Có những mối thù gia tộc nổi tiếng. Như mối thù hơn 10 năm giữa 2 anh em tỉ phú người Ấn Độ Muskesh Ambani và Anil Ambani. Mối thù này chủ yếu xuất phát từ sự bất đồng trong việc điều hành tập đoàn Reliance do cha của 2 ông để lại. Nhưng có những mối thù vượt qua khỏi chuyện cạnh tranh trong kinh doanh. Đó là cuộc chiến giữa 2 anh em nhà Dassler, gia đình đã sáng lập nên 2 thương hiệu thời trang giày nổi tiếng thế giới adidas và Puma.
Xem thêm:
Ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết – bí quyết thành công xây dựng thương hiệu
Phần mềm quản lý shop quần áo hiệu quả cho kinh doanh thời trang
4 bí kíp lựa chọn phần mềm quản lý thời trang tốt nhất
1. Tình anh em rạn nứt
Câu chuyện bắt đầu từ thập niên 1920, khi 2 anh em trở thành đối tác làm ăn tại công ty Dassler Brother Sports Shoe Company. Nơi khai sinh ra công ty này là phòng giặt ủi của mẹ 2 người này ở thị trấn nhỏ Herzogenaurach của nước Đức.
Cá tính 2 người hầu như trái ngược nhau. Adolf (Adi) Dassler trầm lặng, ít nói, anh phụ trách khâu thiết kế và làm ra các đôi giày. Còn người anh Rudolph (Rudi) lại rất nóng nảy, anh phụ trách kinh doanh. Họ đã mời được vận động viên chạy nước rút người Mỹ gốc Phi Jesse Owens mang giày của họ khi hoàn thành chặng đua và giành 4 huy chương vàng tại Thế Vận hội Olympic năm 1936. Chiến thắng của Owens đã mở đường cho thương hiệu giày của 2 anh em ra thế giới.
Nhưng thành công này đã tạo ra những căng thẳng mới trong quan hệ của 2 anh em. Vốn trước đó đã có nhiều bất hòa do hiểu nhầm trong giao tiếp và những mối quan hệ riêng tư trong gia đình.
Đến năm 1948, 2 anh em quyết định chia tách công ty. Adi đặt tên công ty là Adidas, ghép các ký tự đầu trong tên và họ của mình. Rudi cũng làm như thế, mới đầu anh đặt tên công ty là “Ruda” nhưng cuối cùng lại đổi thành tên Puma để nghe cho thể thao hơn. Trong quá trình chia tách, nhân viên được quyền chọn lựa theo “phe” nào. Vì vậy, 2 thương hiệu thời trang đã ra đời.
2. Những trận đấu trên thương trường
Mối hận thù giữa hai em Dassler không chỉ chia rẽ gia đình họ mà còn khiến cả thị trấn bị tách đôi làm hai phe. Gần như toàn bộ cư dân Herzogenaurach đều làm trong nhà máy giày Adidas hoặc Puma nên cũng mang tư tưởng ghen ghét nhau. Các quán rượu, quầy thịt, thậm chí đến người khắc bia mộ cũng chia làm hai phe đối địch.
Họ cũng đặt ra những điều lệ kỳ cục: nếu bạn làm việc cho Puma, bạn không được nói chuyện với người của công ty Adidas.Hay như nếu gia đình bạn làm việc tại Adidas, bạn không được phép kết hôn với người làm cho Puma… Herzogenaurach vì thế mà còn có tên gọi “thị trấn cổ cong” khi người dân phải nhìn đôi giày mà một người đang đi để xem nó thuộc hãng nào để quyết định có nói chuyện với người đó hay không.
Chút dấu hiệu tích cực
Tuy nhiên, cũng có nhiều người nhìn nhận trận chiến này theo những khía cạnh tích cực. Chẳng hạn, sự phát triển mạnh mẽ của cả hai thương hiệu Adidas và Puma đã biến nơi đây thành một địa điểm nổi tiếng, không chỉ về phát triển kinh tế mà còn về văn hóa kinh doanh. Một người dân chia sẻ: “Không có mâu thuẫn ấy, chúng tôi không thể trở thành quê hương của hai thương hiệu mang tính toàn cầu”.
Do quá lo cạnh tranh với nhau mà họ đã bỏ quên mất một đối thủ Nike – Nike đã nhân cơ hội dần thống lĩnh thị trường giày thể thao, bỏ xa Puma và Adidas. Một thương hiệu thời trang khác ra đời đã giúp 2 anh em có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về sự cạnh tranh.
3. Những dấu hiệu “làm hòa”
Phải tới nhiều năm sau khi 2 nhà sáng lập Puma và Adidas mất đi. Cuộc chiến kéo dài gần 1 thế kỷ giữa 2 công ty mới bắt đầu tạm lắng. Tháng 9/2009, các nhân viên của 2 công ty kỷ niệm việc chấm dứt mối thù hằn bằng một trận bóng giao hữu.
Không có “người quản trị xung đột” tốt can thiệp được, cuộc chiến giữa Adidas và Puma đã không có hồi kết có hậu. Cuộc chiến chỉ lắng lại khi 2 ông chủ chết đi, nhưng cho đến khi chết, 2 người vẫn là 2 thái cực. Xung đột của Adidas và Puma cũng đã để cho đối thủ lợi dụng, dần chiếm lĩnh thị trường và vượt lên dẫn trước.
Cuộc chiến giữa Nike, Adidas và Puma hiện tại đang rất khốc liệt. Tại các kỳ World Cup, cuộc chiến tài trợ trang phục và giành quyền quảng cáo giữa các nhãn hiệu này luôn diễn ra vô cùng gay cấn. Theo thống kê Trong 32 đội dự World Cup 2014, có 10 đội sử dụng trang phục của Nike, 9 đội mặc trang phục tài trợ của Adidas và 8 đội sử dụng nhãn hiệu đến từ Puma.
4. Kết luận
Ngày nay, cả Adidas và Puma đều tuyên bố cuộc đối đầu đã lùi vào dĩ vãng. Thị trưởng German Hacker cũng đồng ý rằng mối bất hòa đã phai nhạt. “Tôi nghĩ đã đến lúc có thể khẳng định không còn mối thù nào trong thành phố này nữa. Giờ đây, mọi người có thể mặc đồ của cả hai thương hiệu. Với một thị trưởng như tôi, đó còn là điều bắt buộc”, ông Hacker nói. Ông cũng cố gắng thay đổi giữa trang phục của Puma và Adidas mỗi ngày.
Tuy nhiên dù có “làm hòa”; nhưng sự cạnh tranh thị trường của hai thương hiệu nổi tiếng có lẽ sẽ vẫn rất quyết liệt.
Hãy cùng đón xem tới đây hai thương hiệu sẽ có những chiến lược gì để đẩy mạnh thương hiệu mình !