- Lượt xem: 653

Dù kinh doanh online hay kinh doanh tại cửa hàng thì phần mềm quản lý bán hàng luôn giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhiều chủ shop hiện nay vẫn còn đắn đo chưa biết nên lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng online hay offline. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời nhé!

 

1. Khái niệm

 

1.1 Như thế nào là phần mềm bán hàng online?

 

 

Phần mềm bán hàng online là phần mềm bán hàng chạy trên môi trường web. Người dùng sử dụng trình duyệt web trên máy tính, máy tính bảng (có thể là ipad) hoặc điện thoại thông minh để truy cập vào và dùng phần mềm bán hàng.

 

1.2 Như thế nào là phần mềm bán hàng offline?

 

Phần mềm bán hàng offline là phần mềm bán hàng được cài đặt trên máy tính của người dùng. Người dùng không cần phải có kết nối internet mới sử dụng được phần mềm. Nếu các máy tính và thiết bị cùng kết nối với nhau trong một mạng cục bộ, thì các thiết bị và máy tính khác (với máy tính cài đặt) vẫn sử dụng được phần mềm bán hàng bằng kết nối trong mạng cục bộ.

 

 

2. So sánh phần mềm quản lý bán hàng online và offline

 

2.1 Phần mềm quản lý bán hàng Offline

 

Ưu điểm

 

– Không phụ thuộc vào mạng Internet: phần mềm quản lý bán hàng offline có thể hoạt động ngay cả khi mất internet. Trường hợp kết nối mạng đang chập chờn không ổn định cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của cửa hàng, vì toàn bộ thông tin giữ liệu bán hàng đã được lưu thẳng trên máy POS hoặc máy chủ riêng của quán.

 

– Chức năng phù hợp cho việc bán hàng: đối với những cửa hàng kinh doanh nhỏ không cần quản lý nhiều, những phần mềm bán hàng offline sẽ đáp ứng được hầu hết các chức năng cơ bản của việc bán hàng như: in bill, giảm giá, ghi chép báo cáo bán hàng hằng ngày… phù hợp với các cửa hàng quy mô nhỏ với nhu cầu quản lý bán hàng đơn giản.

 

 

Nhược điểm

 

– Tốn nhiều thời gian khi gặp sự cố, gián đoạn bán hàng: phần mềm bán hàng offline thường được cài đặt trên một số thiết bị cố định, qua quá trình sử dụng nếu các thiết bị này gặp sự cố thì cần phải cài lại phần mềm trên các thiết bị khác rất tốn thời gian. Đặc biệt, nếu cửa hàng đang trong giờ cao điểm thì đúng là một cơn ác mộng mà không một chủ nhà hàng nào muốn xảy ra.

 

Hiện nay các phần mềm offline đang bộc lộ rõ nhiều khuyết điểm

 

– Không thích ứng được với sự thay đổi: vì là phần mềm mua một lần dùng được lâu dài, nên các phiên bản phần mềm thường không được cập nhật hoặc khi chủ quán có yêu cầu để cập nhật phiên bản mới thì phải luôn bỏ thêm một khoản chi phí update nữa.

 

Tham khảo: Bí quyết tăng tương tác khi kinh doanh online trên facebook

 

2.2 Phần mềm quản lý bán hàng Online

 

 

Ưu điểm

 

– Tính linh hoạt tiện lợi: phần mềm Online có thể được download và cài đặt online hoặc sử dụng trực tiếp trên trình duyệt web, sử dụng dễ dàng trên bất kì thiết bị nào có kết nối internet.

 

– Chi phí đầu tư tiết kiệm: cho dù là cửa hàng nhỏ lẻ hay hệ thống chuỗi cửa hàng, chi phí đầu tư của phần mềm bán hàng online thường không quá cao, giá cho các phần mềm này được tính cố định theo thời gian, thường là theo năm.

 

Nhược điểm

 

– Phần mềm phụ thuộc vào mạng internet: phần mềm quản lý online phụ thuộc vào internet, do đó khi có các sự cố liên kết mạng xảy ra đều gây ảnh hưởng đến hoạt động của phần mềm. Từ đó mà mọi hoạt động của cửa hàng sẽ bị gián đoạn và trì trệ.

 

Với những đặc điểm đã phân tích như trên, phần mềm bán hàng offline phù hợp với những cửa hàng nhỏ, không có chi nhánh. Bên cạnh đó, các cửa hàng ở khu vực địa lý khó kết nối internet cũng có thể sử dụng phần mềm này hiệu quả.

 

Còn phần mềm bán hàng online sẽ phù hợp với chuỗi cửa hàng có nhiều chi nhánh, giúp chủ cửa hàng quản lý được hoạt động kinh doanh dễ dàng dù không có mặt trực tiếp. Với sự phát triển của thiết bị hiện đại như smartphone, tablet cùng kết nối wifi, 3G, 4G ngày càng nhiều, phần mềm bán hàng online là xu hướng chung khi nó được nhiều người dùng lựa chọn hiện nay.

 

3. Kết luận

 

 

Phần mềm bán hàng online sẽ rất tiện dụng đối với những cửa hàng có nhiều chi nhánh ở nhiều vị trí khác nhau.

 

Phần mềm bán hàng offline sẽ tiện dụng đối với cửa hàng chỉ có 1 chi nhánh và không cần thiết phải sử dụng phần mềm bán hàng online. Hoặc sử dụng đối với vùng có internet chất lượng không tốt, hay bị gián đoạn.

 

Ngoài ra chi phí cho phần mềm bán hàng online sẽ trả theo từng năm, còn phần mềm bán hàng offline thì trả theo 1 lần duy nhất. Vì vậy các bạn chủ cửa hàng có thể cân nhắc các điều kiện phù hợp để lựa chọn bản quyền phần mềm bán hàng online hay offline phù hợp với mình.

 

Với những ưu điểm và nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng online và offline mà bài viết vừa chia sẻ, hy vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích giúp bạn lựa chọn được phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với cửa hàng của mình!

 

Xem thêm: Bí quyết kiếm doanh thu khủng trong kinh doanh online