Bài học quản lý khách sạn từ những cú bắt tay chiến lược Blog
- Lượt xem: 644

Chúng ta đều nhìn nhận thấy rằng; với khối tài sản khổng lồ từ các doanh nghiệp Việt Nam; họ hoàn toàn có thể tự mình xây dựng và quản lý một chuỗi khách sạn mang đẳng cấp 5 sao. Nhưng trên thực tế; thay vì chọn cách làm ấy để thụ hưởng toàn bộ lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn; thì họ lại chấp nhận chia sẻ lợi ích khi bắt tay với những tập đoàn khách sạn quốc tế. Vậy điều gì khiến họ chấp nhận chia đôi lợi ích? Là khôn khéo hay hi sinh quyền lợi trong chiến lược quản lý khách sạn của doanh nghiệp Việt? Hãy cùng chúng tôi phân tích vấn đề này để tìm ra bài học quản lý khách sạn trong bài viết dưới đây.

Chiến lược quản lý khách sạn trong những cái bắt tay chiến lược của doanh nghiệp Việt với tập đoàn khách sạn nước ngoài.
Chiến lược quản lý khách sạn trong những cái bắt tay chiến lược của doanh nghiệp Việt với tập đoàn khách sạn nước ngoài.


Thực lực của các ông chủ doanh nghiệp Việt

Để đến được bài học quản lý khách sạn; trước tiên hãy cùng tìm hiểu tình hình về thực lực của các ông chủ doanh nghiệp Việt. Nhìn lại thời điểm này hơn chục năm về trước; khách sạn đẳng cấp 5 sao vốn dĩ chỉ là “sân chơi” của các ông lớn khách sạn nước ngoài. Chỉ xét riêng trong khu vực Hà Nội cũng có thể thấy những các tên như InterContinental Westlake Hồ Tây; Hilton;.. đều là từ phía các tập đoàn quốc tế rót vốn đầu tư. Doanh nghiệp Việt nếu có tham gia; cũng chỉ là góp quyền sử dụng đất; lợi lộc theo đó cũng không nhiều.

Tuy nhiên; cục diện giờ đây đã có sự thay đổi đáng kể. Những cái tên như: Bitexco; Sun Group;… nếu “lấn sân” sang lĩnh vực khách sạn; thì chắc chắn sẽ tạo dựng nên tiếng vang lớn. Nói về việc “đá chéo sân” sang lĩnh vực khách sạn; không thể bỏ qua cái tên Sun Group. Đây là một ví dụ điển hình cho việc các ông chủ doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đang để ý đến thị trường khách sạn “đầy tiềm năng” này.

Tiêu biểu cho hoạt động của Sun Group trong ngành công nghiệp khách sạn phải kể đến dự án Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Mặc dù là dự án đầu tay của Sun Group trong lĩnh vực đầu tư khách sạn; nhưng đây lại là dự án gây tiếng vang lớn trong khu vực; bởi quy mô lên đến 198 phòng nghỉ với dịch vụ đẳng cấp và chất lượng. Như vậy; doanh nghiệp Việt khi nói về thực lực thì chẳng có gì thua kém so với bạn bè quốc tế.

Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort – dự án đầu tay của Sun Group bắt tay với tập đoàn IHG
Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort – dự án đầu tay của Sun Group bắt tay với tập đoàn IHG


Xây dựng khách sạn nhưng lại thuê tập đoàn nước ngoài quản lý
           

Tiếp tục với ví dụ của Sun Group; tập đoàn này lại chấp nhận đưa ra một khoản tiền tương đối lớn để mời tập đoàn khách sạn quốc tế đứng ra đảm nhiệm. Trong dự án InterContinental Danang Sun Peninsula Resort; Sun Group đã lựa chọn ông lớn IHG. Như vậy; không riêng gì Sun Group; các “đại gia” Việt khác cũng có cách làm tương tự: Bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng; nhưng lại chấp nhận thuê tập đoàn danh tiếng nước ngoài quản.

Lý do của việc này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất; việc xây dựng khách sạn chỉ cần vốn đầu tư là doanh nghiệp Việt đã có thể hoàn thiện công việc lên đến 80-90% rồi. Tuy nhiên; việc quản lý khách sạn lại không phải ngày một; ngày hai mà đào tạo được một đội ngũ chuyên nghiệp và công nghệ quản lý tiên tiến. Những lĩnh vực cần yêu cầu cao về công nghệ và kỹ năng như quản lý khách sạn thì các doanh nghiệp trong nước khó có thể đáp ứng.

Nguyên nhân thứ hai cũng xuất phát từ chính nguyên nhân thứ nhất. Khi chúng ta không có một nền tảng quản lý khách sạn tiên tiến; chúng ta buộc phải thuê đơn vị sở hữu các yếu tố đó thực hiện giúp. Và những khách sạn quốc tế có tiếng tăm như: AccorHotels; IHG;… chính là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp Việt.

AccorHotels là một trong những tập đoàn khách sạn quốc tế hợp tác nhiều dự án với Việt Nam
AccorHotels là một trong những tập đoàn khách sạn quốc tế hợp tác nhiều dự án với Việt Nam


Bài học quản lý khách sạn từ cú bắt tay chiến lược

Đến đây; có thể trả lời cho câu hỏi: Liệu doanh nghiệp Việt có hi sinh quyền lợi của mình khi bắt tay với đối tác nước ngoài hay không? Thực tế; đây là mối quan hệ hợp tác cùng có lợi; mỗi yếu tố trong quan hệ này nếu thiếu đi thì cả hai phía sẽ chẳng có lợi ích gì. Thậm chí; doanh nghiệp Việt nếu đã đầu tư xây dựng khách sạn dễ có khả năng thua lỗ trong lĩnh vực này.

Lợi ích hàng đầu của chiến lược bắt tay kinh doanh này cho doanh nghiệp chính là các tập đoàn khách sạn nước ngoài có thể đảm bảo được nguồn khách cho dự án. Tổng Giám đốc Sun Group Đặng Minh Trường đánh giá; các tập đoàn khách sạn nước ngoài có thể cung cấp lượng khách hàng thường xuyên cho khách sạn. Đồng thời; làm nên tính ổn định và bền vững cho dự án. Không chỉ thu hút khách hàng trong nước; mà khách hàng quốc tế cũng là một đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới trong kế hoạch phát triển.

Tổng Giám đốc Sun Group Đặng Minh Trường đánh giá cao vai trò quản lý khách sạn của các tập đoàn nước ngoài
Tổng Giám đốc Sun Group Đặng Minh Trường đánh giá cao vai trò quản lý khách sạn của các tập đoàn nước ngoài

Ngoài đem lại lợi ích về công nghệ quản lý khách sạn và nguồn khách hàng; thương hiệu cũng chính là thứ mà các doanh nghiệp Việt phải bỏ vốn ra đầu tư. Khi đã mang thương hiệu của các tập đoàn khách sạn lớn; cũng có nghĩa khách sạn phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn chung quốc tế và chất lượng dịch vụ phải tương xứng. Do vậy; để các thương hiệu quốc tế chấp nhận đứng ra quản lý không phải chuyện dễ dàng bởi họ rất khắt khe trong khâu kiểm định chất lượng.


Kết luận

Việc bắt tay hợp tác với các thương hiệu khách sạn quốc tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Bài học quản lý khách sạn được rút ra ở đây đó là: Hãy chuẩn bị tốt nền tảng về vật chất; thêm vào sự kết hợp với các đối tác quản lý khách sạn danh tiếng quốc tế tại Việt Nam; bạn sẽ sớm thành công trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.